Top 12 Bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Nhà thơ Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ông đang ở Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà văn ... xem thêm...Việt Nam từ năm 1977. Nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ "Từ góc sân nhà em" in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học. Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em (thơ, 1968), Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995), Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970), Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974), Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973), Trường ca Giông bão (thơ, 1983), Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986), Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983), Chân dung và đối thoại (1998), Và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài. toplist.vn xin giới thiệu những bài thơ hay nhất của ông.
-
Bài thơ: Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta
Kính tặng chú Xuân Diệu
Thơ Trần Đăng KhoaHạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...
1969
Nguồn:
1. Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999
2. SGK Văn 5 (tập 2), NXB Giáo dục, 1989
-
Bài thơ: Trăng ơi... từ đâu đến
Trăng ơi... từ đâu đến
Thơ Trần Đăng Khoa
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhàTrăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp miTrăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trờiTrăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sânTrăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...1968
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
-
Bài thơ: Ảnh Bác
Ảnh Bác
Thơ Trần Đăng Khoa
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
*
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em...
1966
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999 -
Bài thơ: Mẹ ốm
Mẹ ốm
Thơ Trần Đăng Khoa
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
1970
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999 -
Bài thơ: Cây dừa
Cây dừa
Thơ Trần Đăng Khoa
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên caoĐêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừaTiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.1967
-
Bài thơ: Mưa
Mưa
Thơ Trần Đăng Khoa
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi
Rơi...
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
1967
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999 -
Bài thơ: Buổi sáng nhà em
Buổi sáng nhà em
Thơ Trần Đăng Khoa
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.1967
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
-
Bài thơ: Đám ma bác giun
Đám ma bác giun
Thơ Trần Đăng Khoa
Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sauCầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vaiĐám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...1967
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
-
Bài thơ: Sao không về Vàng ơi?
Sao không về Vàng ơi
Thơ Trần Đăng Khoa
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau
Chân trước chồm, mày bắt
Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật
Đưa vội tao vào nhà
Dù tao đi đâu xa
Cũng nhớ mày lắm đấy
Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này!
Vì không thấy bóng mày
Nằm chờ tao trước cửa
Không nghe tiếng mày sủa
Như những buổi trưa nào
Không thấy mày đón tao
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khịt khịt
Mày không bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao!
Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mỹ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!
1967
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999 -
Bài thơ: Kể cho bé nghe
Kể cho bé nghe
Thơ Trần Đăng Khoa
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích choè
Hay múa xập xoè
Là cô chim trĩ...1969
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
-
Nhà thơ Trần Đăng Khoa là ai?
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay, thay cho Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Trí Huân).
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho cảm xúc khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
- Từ góc sân nhà em, 1968.
- Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, 107 bài thơ, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới.
- Hạt gạo làng ta, 1969, được Trần Viết Bính phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
- Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970.
- Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1), tuyển tập thơ, 1970.
- Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973.
- Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
- Trường ca Giông bão, trường ca, 1983.
- Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2), tuyển tập thơ, 1983.
- Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1985, 26 bài thơ.
- Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
- Thơ tình người lính biển, được Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài "Chút thơ tình người lính biển".[4]
- Đảo chìm, tập truyện - ký, 2000, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.[5]
- Hầu chuyện Thượng đế, đàm thoại văn học, 2015, gồm 80 bài.
- Đảo chìm Trường Sa, tuyển tập thơ văn, 2016.
Giải thưởng:
- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971).
- Giải thưởng văn học của Bộ lao động – thương binh xã hội năm 1975 với Trường ca Khúc hát người anh hùng.
- Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982 với bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn.
- Giải thưởng Báo Người giáo viên nhân dân năm 1987.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
-
Phong cách sáng tác của Trần Đăng Khoa?
Trần Đăng Khoa là một trong những cây bút tài hoa trước năm 1975. Nhà thơ đã thể hiện cái tình của mình với nhiều thể loại thơ như thơ ba chữ, bốn chữ, ngũ ngôn, lục bát,… Các sáng tác của ông đã đem lại dấu ấn sâu đậm trong trái tim người yêu văn chương, với bức tranh phong cảnh quê hương, thiên nhiên đã ánh lên vẻ đẹp giàu sức sống, sinh động, thể hiện cảm xúc chân tình của người con đã trải qua nhưng nốt thăng trầm với đất nước.
Ông nhìn sự biến chuyển của tự nhiên qua con mắt tinh tế, cặn kẽ, thấy hiểu, làm nên những chất liệu quen thuộc, người đọc cũng dễ dàng hình dung, liên tưởng. Hình ảnh sống động, gieo vần có hồn, có nhịp, hòa làm một tựa như bản nhạc nhẹ nhàng, dịu êm.