Top 11 Bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên

Lan Huong Nguyen 99043 0 Báo lỗi

Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, là một nhà thơ, nhà văn hiện đại Việt Nam. Dưới đây Toplist xin giới thiệu đến bạn một số bài thơ ... xem thêm...

  1. Người đi tìm hình của nước


    Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
    Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
    Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
    Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

    Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
    Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
    Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
    Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

    Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
    Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
    Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
    Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

    Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
    Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
    Lòng ta thành con rối
    Cho cuộc đời giật dây

    Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
    Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
    Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
    Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

    Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước"
    Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
    Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
    Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

    Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
    Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
    Thế đi đứng của toàn dân tộc
    Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người

    Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
    Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
    Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
    Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

    Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
    Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
    Những đất tự do, những trời nô lệ
    Những con đường cách mạng đang tìm đi

    Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
    Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
    Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
    Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

    Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
    Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
    Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
    Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

    Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
    Nụ cười sẽ ra sao?
    Ơi, độc lập!
    Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
    Khi tự do về chói ở trên đầu

    Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
    Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
    Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
    Sao vàng bay theo liềm búa công nông

    Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
    Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
    Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
    Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

    Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
    "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
    Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
    Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

    Bác thấy:
    dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
    Ruộng theo trâu về lại với người cày
    Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
    Không còn người bỏ xác bên đường ray

    Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
    Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
    Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
    Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng

    Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
    Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
    Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
    Những đời thường cũng có bóng hoa che

    Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
    Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
    Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
    Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

    Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
    Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
    Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
    Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

    1960

    Nguồn:
    1. Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, 1960
    2. Chế Lan Viên toàn tập, Vũ Thị Thường sưu tầm và biên soạn, NXB Văn học, 2002

    Bài thơ: Người đi tìm hình của nước
    Bài thơ: Người đi tìm hình của nước
    Bài thơ: Người đi tìm hình của nước

  2. Tiếng hát con tàu


    Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
    Khi lòng ta đã hoá những con tàu
    Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
    Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

    Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?
    Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
    Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
    Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

    Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
    Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
    Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
    Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

    Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
    Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
    Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
    Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân

    Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
    Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
    Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
    Cho con về gặp lại mẹ yêu thương

    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

    Con nhớ anh con, người anh du kích
    Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
    Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
    Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

    Con nhớ em con, thằng em liên lạc
    Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
    Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
    Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

    Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
    Năm con đau, mế thức một mùa dài
    Con với mế không phải hòn máu cắt
    Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

    Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
    Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
    Khi ta ở, chi là nơi đất ở
    Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
    Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

    Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
    Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
    Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
    Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương

    Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
    Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ
    Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
    Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

    Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
    Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
    Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến
    Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

    Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
    Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ
    Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa
    Nay trở về, ta lấy lại vàng ta

    Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
    Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
    Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
    Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.


    Theo GS. Hà Minh Đức trong Nhà văn nói về tác phẩm, bài thơ này được Chế Lan Viên lâm trong hoàn cảnh đau yếu, không đi đâu được, trong khi các bạn đồng nghiệp đi thực tế ở nhiều nơi. Bài thơ được viết ra như là để tự an ủi mình, với nhan đề ban đầu là Con tàu Tây Bắc.

    Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, nhưng đã được chuyển thành đọc thêm trong SGK Ngữ văn 12 từ 2007.

    Nguồn:
    1. Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, 1960
    2. Chế Lan Viên toàn tập, Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn, NXB Văn học, 2002

    [Ngâm Thơ] Tiếng Hát Con Tàu - Thơ: Chế Lan Viên - NSƯT Tân Nhân
    Bài thơ: Tiếng hát con tàu
    Bài thơ: Tiếng hát con tàu
  3. Xuân


    Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
    Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
    - Với tôi, tất cả như vô nghĩa
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

    Ai đâu trở lại mùa thu trước
    Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
    Với của hoa tươi, muôn cánh rã
    Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!

    Ai biết hồn tôi say mộng ảo
    Ý thu góp lại cản tình xuân?

    Có một người nghèo không biết Tết
    Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

    Có đứa trẻ thơ không biết khóc
    Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

    Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
    Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.


    Nguồn:
    1. Vũ Thị Thường, Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002
    2. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

    Gọi điện
    Xuân - Chế Lan Viên - tại thư viện Phạm Thế Cường 2015
    Bài thơ: Xuân
    Bài thơ: Xuân
  4. Con cò

    I
    Con còn bế trên tay
    Con chưa biết con cò
    Nhưng trong lời mẹ hát
    Có cánh cò đang bay:
    "Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ
    Con cò Đồng Đăng..."
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
    "Con cò ăn đêm
    Con cò xa tổ
    Cò gặp cành mềm
    Cò sợ xáo măng..."
    Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
    Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
    Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
    Con chưa biết con cò con vạc
    Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
    Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

    II
    Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
    Cho cò trắng đến làm quen
    Cò đứng ở quanh nôi
    Rồi cò vào trong tổ
    Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
    Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
    Mai khôn lớn, con theo cò đi học
    Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
    Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
    Con làm gì?
    Con làm thi sĩ
    Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
    Trước hiên nhà
    Và trong hơi mát câu văn

    III
    Dù ở gần con
    Dù ở xa con
    Lên rừng xuống bể
    Cò sẽ tìm con
    Cò mãi yêu con
    Con dù lớn vẫn là con của mẹ
    Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
    À ơi!
    Một con cò thôi
    Con cò mẹ hát
    Cũng là cuộc đời
    Vỗ cánh qua nôi
    Ngủ đi, ngủ đi!
    Cho cánh cò, cánh vạc
    Cho cả sắc trời
    Đến hát
    Quanh nôi.


    Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (do Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn)

    Bài thơ: CON CÒ (Chế Lan Viên)
    Bài thơ: Con cò
    Bài thơ: Con cò
  5. ...Cái vui bây giờ


    Nắng đem chia mùa mới xuống trăm nhà
    Đã tắt tiếng than cuộc đời gió thổi
    Mẹ ru con bằng bài ca bộ đội
    Đời quá vui nên áo vải cũng cài hoa


    Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (do Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn)

    Ảnh chân dung nhà thơ Chế Lan Viên
    Ảnh chân dung nhà thơ Chế Lan Viên
    Bài thơ: ...Cái vui bây giờ
    Bài thơ: ...Cái vui bây giờ
  6. Những sợi tơ lòng


    Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
    Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
    Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa!
    Thu thôi sang! Ðông thôi lại não lòng tôi!

    Quả đất chuyển giây lòng tôi rung động
    Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô!
    Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
    Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!

    Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy!
    Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ!
    Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy
    Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư!

    Tạo hoá hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc!
    Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!
    Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt!
    Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn!

    Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
    Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
    Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
    Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!


    Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (do Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn)

    Những Sợi Tơ Lòng - Nguyên Quang - Thơ Chế Lan Viên
    Bài thơ: Những sợi tơ lòng
    Bài thơ: Những sợi tơ lòng
  7. Ngoảnh lại mùa đông


    Ngoảnh lại mùa đông thương bạn cũ
    Bao người chưa thoát khỏi mùa đông
    Em đến về sau xuân dẫu chậm
    Đón em còn vạn đóa hoa hồng

    Kẻ thù của anh đi rồi
    Gió lạnh ngày đông đi khuất
    Hôm nay giã từ bệnh tật
    Em đưa anh trở ra ngoài

    Chiêm hay mùa đó, em ơi!
    Ngày tháng dần quên với lịch!
    Cuộc sống ngỡ vùi lấp đất
    Giờ về cuộc sống nhân đôi
    Hạnh phúc anh nhìn loá mắt
    Đêm mau, những muốn ngày dài
    Anh làm con chim đẹp nhất
    Chiều hôm cho đến sao mai
    Hát lên những dòng suối mát
    Trái tim chia sẻ cho người
    Bay đến rừng cây non lộc
    Ăn hạt lúa lành dưới đất
    Tháng ngày không vãi không rơi...

    Nhìn mắt tạnh màu nước mắt
    Nhìn tay gân xanh bay mất
    Nhìn chân bắp thịt căng rồi
    Nhìn mặt đỏ hồng da mặt
    Soi gương hồng cả gương soi
    Đứng, đã với cành cao ngất
    Đi, mơ bước những bước dài
    Ơi những dặm đường công tác
    Ba lô trìu ấp đôi vai
    Sáng đến công trường xa lạ
    Khuya theo máy ngủ sao trời
    Hay đến bản nào sương phủ
    Lửa sàn, củ sắn chia đôi
    Đâu chẳng đất lành Tổ quốc
    Chẳng tình Đảng dạy dân nuôi

    Bờ ao xanh tròn bóng nhãn
    Nắng hè giục trắng hoa roi
    Cây phượng thay màu cây gạo
    Chói chang tà áo son ngời
    Tơ hồng nhà ai giục chín
    Như sợi tháng ngày hong kén
    Sợi vàng dệt lụa lòng tôi
    Đã ngọt hồng bì như rượu
    Đã tròn trái vải đôi môi
    Chim chíp là con chim sẻ
    Cúc cù cu gáy từng đôi
    Chim chớ làm ta nóng ruột
    Cái con tu hú liên hồi
    Ta ôm cuộc đời sao xuể
    Thôi đừng gọi nữa chim ơi!

    Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (Vũ Thị Thường sưu tầm và biên soạn)

    Bài thơ: NGOẢNH LẠI MÙA ĐÔNG (Chế Lan Viên)
    Bài thơ: Ngoảnh lại mùa đông
    Bài thơ: Ngoảnh lại mùa đông
  8. Ánh sáng


    Cả trời đất đêm nay tràn ánh sáng
    Bên Chiêm nương ta say uống nguồn mơ
    Miệng đầy trăng khôn cất một lời thơ
    Mắt đầy ánh sao sa khôn thể nhắm
    Tai đầy tiếng ái ân lời say đắm
    Cũng không nghe tiếng động của trần gian
    Mũi đầy hương xa lạ xứ Hoa Trăng
    Ngăn hơi thở. Trí thơ ngây đầy mộng
    Cũng khôn gieo lấy một vài ý tưởng

    Có ai không trên tận đảo mây trôi?
    Quăng xuống đây dải lụa, hỡi ai ơi!
    Để mau đem hồn ta đi cõi khác!

    Trời thăm thẳm! Lời vang không tiếng đáp!


    (Phù Cát 4-8-1937)

    Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (do Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn)

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  9. Khúc ca chiều


    Nắng hiền lành như một màu lụa cũ
    Che gốc già, màn lá xanh buông rủ
    Ngày chiều chiều, từng trút gió không hương
    Lên cành cao khôn gợi dậy bụi đường
    Ôi im lặng vẫn ôm nàng bất diệt
    Chiều muôn thuở ngại ngùng cơn khóc biệt

    Hồn bao la mời mọc những tình say
    Tình bao la quyến rũ mảnh hồn bay
    Ôi, cho hồn đau thương vừa kết cánh
    Ôi, cho trời hơi sương tăng giá lạnh
    Giữa một chiều đôi chút gió không hương
    Tình đôi ta như một chút bụi đường

    Lên bầu trời khôn đưa hồn đôi cánh
    Cánh yêu đương trĩu nặng hồn mỏng mảnh
    Và ngang chiều nghìn vạn hố cô liêu
    Vô ảnh chờ hồn ngả lúc qua chiều
    Ôi, im lặng của nắng chiều bất diệt
    Ngỡ nghìn thuở vẫn chưa quen ly biệt
    Để du dương lá khóc tiếng đôi cành
    Sóng thời gian trôi chảy bến ngày xanh
    Che gốc già, lá mấy màn buông rủ
    Màn xuân khoác nắng vàng như lụa cũ
    Hồn tôi nghe hờn khóc tự trong hồn
    Một đám tang đưa hồn xuống huyệt buồn
    Cành cây biếc nắng vàng vừa hết chiếu
    Lòng tôi buồn như đám tang không triệu
    Và hồn tôi là triệu đám tang nào
    Mà phất phơ trong gió lá xôn xao?


    (1938)

    Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (do Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn)

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Bài thơ: Khúc ca chiều
    Bài thơ: Khúc ca chiều
  10. Nguồn thơ của tôi


    Đáp lại bài "Nguồn thi cảm" của ông Thanh Tịnh (Đồng quê)

    Nghìn năm trước đền đài bùng lửa cháy
    Họa binh đao lay chuyển nước non Chàm
    Nghìn năm trước tiếng reo hò vang dậy
    Chốn bình sa máu đỏ chảy mênh mang

    Dòng máu ấy trôi qua bao thế kỷ
    Dưới màn quên ảm đạm, dưới sương mờ
    Một chiều kia, một chiều kia vắng vẻ
    Máu đào tuôn tràn ngập cả lòng ta

    Một chiều kia máu đào dâng lênh láng
    Theo bút cùn huyết thắm nhẹ nhàng tuôn
    Đấy những cảnh u huyền hay xán lạn
    Mà chiều kia người thấy ở ĐIÊU TÀN.


    (24-12-1936)

    Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (do Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn)

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  11. Phong cách thơ của Chế Lan Viên được biết đến với sự đa dạng và chiều sâu, với những đặc điểm chính như sau:

    • 1. Tính triết lý sâu sắc
      • Chế Lan Viên thường khai thác những vấn đề triết lý và suy tưởng về cuộc đời, con người và vũ trụ. Ông thích đặt ra những câu hỏi lớn và tìm kiếm ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống.
      • Ví dụ: Trong bài thơ "Bếp lửa," ông không chỉ mô tả hình ảnh bếp lửa mà còn suy tư về sự chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác và những giá trị của cuộc sống.
    • 2. Ngôn ngữ phong phú và tinh tế
      • Chế Lan Viên sử dụng ngôn ngữ rất phong phú, kết hợp giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại, với những hình ảnh và biểu tượng độc đáo.
      • Ví dụ: Trong bài thơ "Con đường," ngôn ngữ của ông rất tinh tế và phong phú, sử dụng hình ảnh để diễn tả những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc.
    • 3. Hình ảnh và biểu tượng phong phú
      • Ông sử dụng hình ảnh và biểu tượng phong phú để tạo ra những ý nghĩa sâu xa. Những hình ảnh này thường có tính chất ẩn dụ và gợi cảm mạnh mẽ.
      • Ví dụ: Trong bài thơ "Biển," Chế Lan Viên sử dụng hình ảnh biển để biểu thị sự bao la, sâu thẳm của cuộc đời và cảm xúc của con người.
    • 4. Ảnh hưởng văn hóa đa dạng
      • Thơ của ông phản ánh ảnh hưởng của cả văn hóa phương Đông và phương Tây, với sự kết hợp giữa các yếu tố triết lý và nghệ thuật từ nhiều nguồn khác nhau.
      • Ví dụ: Trong bài thơ "Những ngọn đồi," bạn có thể cảm nhận sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa phương Đông và những suy nghĩ triết lý phương Tây.
    • 5. Chủ đề đa dạng và chiều sâu
      • Chế Lan Viên khai thác nhiều chủ đề từ tình yêu, cuộc sống, cái chết đến những vấn đề xã hội và triết lý cuộc sống.
      • Ví dụ: Bài thơ "Cái lò gạch cũ" không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn suy ngẫm về quá trình đổi thay của xã hội và cuộc sống.
    • 6. Sự thay đổi phong cách
      • Phong cách của ông thay đổi qua các giai đoạn, từ những bài thơ hiện thực xã hội đến những tác phẩm triết lý và suy tưởng sâu sắc.
      • Ví dụ:Trong giai đoạn đầu, bài thơ "Mặt đường khát vọng" thể hiện tinh thần hiện thực xã hội, trong khi ở giai đoạn sau, bài thơ "Những ngọn đồi" lại thể hiện sự suy tưởng triết lý và tinh thần cá nhân sâu sắc.
    Những đặc điểm và ví dụ này cho thấy phong cách thơ của Chế Lan Viên là sự kết hợp hài hòa giữa sự sáng tạo, trí tuệ và cảm xúc sâu sắc, làm cho ông trở thành một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn trong văn học Việt Nam.


    4o mini




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy