Top 6 Tập thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ Chế Lan Viên

The End 6515 0 Báo lỗi

Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng Việt Nam. Thơ ông mang nhiều sắc thái và cảm xúc khác nhau, gây ấn tượng cho người đọc cho ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tập thơ Điêu tàn

    Tập thơ Điêu tàn được Chế Lan Viên sáng tác vào mùa thu năm 1937, là một trong những tập thơ rất nổi tiếng của ông, giúp ông trở thành một trong những hiện tượng của phong trào Thơ mới. Tập thơ đã thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, đó là cái tôi cô đơn, cái tôi ưu phiền đau khổ, cái tôi ngập trong sự điên loạn và sự bế tắc, tuyệt vọng tột độ. Tập thơ còn mang lại cho người đọc một giá trị nghệ thuật thâm thúy. Đó chính là chất suy tưởng, trí tuệ. Không gian nghệ thuật của tập thơ xuất hiện khung cảnh tươi đẹp thì ít mà khung cảnh máu - xương thì nhiều, ở đó còn có cả không gian vũ trụ bao la nữa.


    Tập thơ đã phản ánh một thế giới nghệ thuật riêng biệt của Chế Lan Viên, nơi đó có cả màu xanh, màu trắng và màu đen nữa. Những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ như Trên đường về, Nắng mai, Xương khô và rất nhiều bài thơ khác. Cho đến nay, tập thơ vẫn còn còn giữ được những dấu ấn trong nền thơ ca Việt Nam.

    Tập thơ Điêu tàn
    Tập thơ Điêu tàn
    Tập thơ Điêu tàn
    Tập thơ Điêu tàn

  2. Top 2

    Tập thơ Ánh sáng và phù sa

    Tập thơ Ánh sáng và phù sa được nhà thơ viết vào năm 1960 gồm 69 bài thơ mang nhiều hương vị, màu sắc khác nhau. So với tập thơ Điêu tàn mang đến cho người đọc những hình ảnh kinh dị, u sầu, đượm buồn thì sang tập thơ này thì đó là một sự lột xác hoàn toàn với hàng loạt những hình ảnh trong trẻo, tươi sáng, mang dáng dấp của quê hương đất nước. Hình ảnh thơ cũng trở nên tươi mới hơn.


    Nội dung tập thơ chính là ca ngợi cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Bắc, sự giằng xé trong tâm hồn nhà thơ, lòng tin yêu và sự biết ơn, gắn bó sâu sắc với đất nước và nhân dân. Giọng thơ mang đậm sắc thái trữ tình, lãng mạn. Những bài thơ tiêu biểu và hay nhất trong tập thơ như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Chim lượn trăm vòng. Điều đó còn cho thấy nhà thơ luôn đi song hành cùng thời đại, mải mê tìm tòi, muốn bộc lộ mình ở mọi cảm xúc, trạng thái khác nhau.

    Bài thơ Người đi tìm hình của nước trong tập thơ Ánh sáng và phù sa
    Bài thơ Người đi tìm hình của nước trong tập thơ Ánh sáng và phù sa
    Chế Lan Viên
    Chế Lan Viên
  3. Top 3

    Chùm thơ Di cảo

    Ba tập Di cảo thơ của nhà thơ của nhà thơ đã được người bạn đời của ông góp nhặt lại và tuyển chọn được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào các năm 1992, 1993, 1996. Di cảo được hiểu ở đây có nghĩa là những bài lúc còn sống, nhà thơ chưa đưa in. Di cảo thơ chỉ là sự bổ sung, chỉ nói trước những điều trước ông tự dừng lại, dừng lại không nói, chứ không phải không có nó trong lòng. Trong Di cảo thơ, ông viết nhiều đề tài khác nhau, đặc biệt là những bài về Nguyễn Trãi và Nguyễn Du thể hiện sự trăn trở của ông về di sản văn hóa, văn học của dân tộc.


    Ông viết những bài về lịch sử cách mạng nhưng không nhiều. Hơn thế nữa, trong Di cảo thơ ông còn viết một bài về Bác được đặt ở phần 2 của tác phẩm. Vì vậy mà Di cảo thơ mang đến cho người đọc cái nhìn chân thực về những mất mát của chiến tranh, cái sống sót của người trở về sau cuộc sống, từ đó thấy được nỗi thao thức và khao khát muốn sáng tạo lúc cuối đời của nhà thơ.

    Tập thơ Di cảo thơ
    Tập thơ Di cảo thơ
    Chùm thơ Di cảo
    Chùm thơ Di cảo
  4. Top 4

    Tập thơ Gửi các anh (1955)

    Với tập thơ “Gửi Các Anh” (1954), Chế Lan Viên đã đưa thơ ông thoát khỏi dĩ vãng buồn thương để trở về với cuộc đời hiện tại trong niềm tin yêu. Cuộc sống cách mạng và kháng chiến đã tạo điều kiện thuận lợi, chắp cánh cho tâm hồn thơ Chế Lan Viên vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật và Bay theo đường dân tộc đang bay.


    Ở tập thơ Gửi các anh, bỏ đi phần gò ép, chập chững buổi đầu trên con đường thơ cách mạng, chúng ta cũng dễ nhận ra sự xúc động của Chế Lan Viên khi viết về người mẹ trong vùng giặc chiếm với tình cảm chân thành.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967)

    Với Hoa ngày thường - Chim báo bão, Chế Lan Viên đã làm một “cuộc chuyển quân”, tiến sát tới những tuyến đầu của cuộc chiến đấu của dân tộc và thời đại.


    Trước cơn bão lớn của thời đại, mạch trữ tình và suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên được dồn tụ lại, làm dậy lên những cơn sóng lớn, vang lên những hợp âm dữ dội của một tiếng thơ chiến đấu, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ đánh Mỹ là mặt trận chính của thơ Chế Lan Viên. Chính ở đây, Chế Lan Viên đã thể hiện sức chiến đấu năng nổ, tính nhạy bén, chiều sâu của tư duy nghệ thuật.


    Cũng chính từ đây Chế Lan Viên đã dồn nhiều tâm huyết, thể hiện những tìm tòi và tạo được một phong cách đặc sắc để đạt đến những bài thơ có vị trí xứng đáng trong những thành tựu quan trọng của nền thơ chống Mỹ. Hoa ngày thường - Chim báo bão đã góp phần tạo nên “những cơn sóng lớn”, “những hợp âm dữ dội”, trong phong cách thơ của Chế Lan Viên.


    Tác giả Nguyễn Văn Long trong Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008 đã có ý kiến nhận xét về tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão của Chế Lan Viên đó là: “Nhà thơ muốn mình vừa là hầm chông giết giặc, lại vừa là cành hoa mát mắt cho đời”.


    Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Sử với bài viết “Chế Lan Viên - Bản lĩnh một nhà thơ lớn” in trong Tuyển tập mười lăm năm tạp chí văn học và tuổi trẻ tập một, NXB Giáo dục Hà Nội, 2008 cho rằng: “Hoa ngày thường - Chim báo bão” đánh dấu bước trỗi dậy đổi mới của thơ Chế Lan Viên gắn liền với ý thức “cái tôi” của mình”.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Hoa trước lăng Người (1976)

    Cùng các nhà thơ Tố Hữu, Như Hải, Nguyễn Văn Dinh và nhà văn Sơn Tùng, Chế Lan Viên là nhà thơ có nhiều thơ viết về Bác với những thành công đặc sắc. Nhà thơ thường đi sâu vào thế giới nội tâm của Bác để phát hiện ra các vẻ đẹp của Người về tư tưởng, đạo đức, nhân văn… Tập thơ Hoa Trước Lăng Người (1976) là một ấn phẩm tiêu biểu được nhiều người yêu thích.


    Cùng các nhà thơ Tố Hữu, Như Hải, Nguyễn Văn Dinh và nhà văn Sơn Tùng, Chế Lan Viên là nhà thơ có nhiều thơ viết về Bác với những thành công đặc sắc. Nhà thơ thường đi sâu vào thế giới nội tâm của Bác để phát hiện ra các vẻ đẹp của Người về tư tưởng, đạo đức, nhân văn… Tập thơ Hoa Trước Lăng Người (1976) là một ấn phẩm tiêu biểu được nhiều người yêu thích.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy