Top 7 Bệnh thường gặp ở lợn và cách phòng tránh hiệu quả nhất

Đỗ Thị Mai Hiếu 18122 0 Báo lỗi

Nuôi trồng không phải là một công việc đơn giản mà cần phải có kiến thức làm thì mới có năng suất cao. Khi nuôi lợn bà con nên nắm rõ những kiến thức thông tin ... xem thêm...

  1. Triệu chứng của bệnh dịch tả:

    • Trường hợp quá cấp tính: Bệnh phát ra nhanh, bỏ ăn, con vật ủ rũ, sốt cao, con vật co giật rồi chết, diễn biến bệnh trong vòng 1 - 2 ngày, tỷ lệ chết cao.Trường hợp cấp tính: Biểu hiện lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao kéo dài đến lúc gần chết, mắt đỏ có ghèn, chảy nước mũi, miệng bị loét phủ nhựa vàng ở lợi, hầu,… lợn thường bị nôn mửa, nhịp thở rối loạn. Lúc đầu lợn bị táo bón sau đó dẫn đến tiêu chảy phân bết vào mông, đuôi mùi rất thối có khi có máu tươi. Trên cơ thể có nhiều điểm xuất huyết, vào cuối kỳ bệnh, lợn đi loạng choạng hoặc không đi được do bị liệt.
    • Trường hợp mãn tính: Lợn bị tiêu chảy gầy yếu, lợn chết do kiệt sức, lợn có thể được chữa khỏi bệnh nhưng vẫn mang virus. Phổi sẽ bị xuất huyết và tụ huyết, niêm mạc bàng quang bị tụ huyết, xuất huyết, lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cư, gan bị tụ huyết xuất huyết, tim bị xuất huyết ở mỡ vành tim, túi mật có những điểm xuất huyết, thận có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như đầu ghim ở vỏ thận và tủy thận.

    Cách phòng trị bệnh:

    • Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn.
    • Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.
    Bệnh dịch tả ở lợn
    Bệnh dịch tả ở lợn
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Triệu chứng:

    • Bệnh xuất hiện nhiều ở lợn con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi, thường có triệu chứng giảm ăn, bú ít, uống nhiều nước lạnh, gặm tường, lông xù, đứng run run như bị sốt rét, ăn rau, nổi da gà, sờ tai lợn lúc đầu thấy nóng hơn bình thường về sau thấy tai lợn lạnh do cơ thể sốt cao, kiểm tra nhiệt độ thấy sốt cao. Phân lúc đầu bị táo, có màng nhầy màu đen. Khoảng 3 – 6 ngày thấy rìa tai, góc tai màu tím đỏ có hiện tượng xuất huyết, sau đó lan đi khắp cơ thể. Không chữa trị kịp thời lợn sẽ bị ho, khó thở, tim đập yếu rồi chết, suy nhược.
    • Trường hợp mãn tính con vật bị ỉa chảy, xen kẽ táo bón, thường phân lỏng vàng thối.

    Phòng bệnh:

    • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, không nên nuôi lợn đã bị bệnh phó thương hàn.
    • Khi trong chuồng có con bị bệnh thì phải cách ly điều trị, những con chưa bị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị.
    • Chuông tại phải được phun thuốc sát trùng định kỳ.
    • Phòng lợn bằng vacxin, thông thường nên tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi, tiêm nhắc lại khoảng sau 1 tháng.

    Điều trị:

    • Bệnh phó thương hàn có triệu chứng rất giống với bệnh dịch tả và thường ghép với bệnh dịch tả. Mình phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị để kiểm tra xem có phải bị bệnh dịch tả hay phó thương hàn. Những loại thuốc có hiệu quả với vi khuẩn salmonella sinh ra bệnh phó thương hàn bao gồm: Oxytetramycin (ít có tác dụng), Flumequin (rất tốt), Colistine (Tốt), Amoxylin (Tốt), Neomycin( kém), Enrofloxacin ( tốt), Ampicyclin (tốt), Flophenicol (tốt), Kanamycin (Trung bình).
    • Lưu ý thuốc kháng sinh Streptomycin không có tác dụng với bệnh phó thương hàn.
    Nội tạng của lợn bị bệnh
    Nội tạng của lợn bị bệnh
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Triệu chứng bệnh:

    • Lợn nái mang thai: biểu hiện của bệnh đóng dấu gồm dễ đẻ non, biếng ăn, dễ xảy thai, sốt, tai hơi xanh.
    • Lợn nái giai đoạn đẻ, nuôi con: Lợn cũng thường mất sữa, tỉ lệ con chết cao, biếng ăn.
    • Lợn đực: Lợn thường lờ đờ, tinh dịch kém, bỏ ăn.
    • Lợn cai sữa, lợn trưởng thành: Lợn thường lông xơ xác, chán ăn.

    Phòng bệnh đóng dấu ở lợn:

    • Lợn khỏe mạnh: Để phòng bệnh bà con cần chọn giống lợn tốt chỗ uy tín, môi trường sạch sẽ, thoáng mát và tiêm phòng vacxin cho lợn định kỳ. Đặc biệt bà con cần chú ý kỹ đến chế độ ăn của từng giai đoạn của lợn.
    • Lợn mắc bệnh: Hiện nay thì chưa có thuốc đặc trị bệnh. Vì vậy bà con có thể tăng cường sức đề kháng cho lợn như phun thuốc sát trùng, tiêm thuốc kháng sinh định kỳ cho lợn.

    Đây là một bệnh rất nguy hiểm bà con cần chú ý nhiều hơn đến trang trại của mình, để phòng chống bệnh tốt hơn.

    Lợn bị bệnh
    Lợn bị bệnh
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Triệu chứng:

    • Thời gian bệnh 2 – 4 ngày, có thể đến 21 ngày, triệu chứng, lợn chảy nước dãi, sốt cao liên tục, xuất hiện những mụn nước ở vùng chân, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra. Lợn bị bệnh hay nằm, chán ăn.

    Phòng bệnh:

    • Tăng cường tuyên truyền để mọi người hiểu biết về triệu chứng, tác hại và cách phòng bệnh. Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, định kỳ phun sát trùng.
    • Thức ăn, nước uống dùng cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
    • Thực hiện các quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng đúng theo Pháp lệnh Thú y.
    • Tiêm phòng vắc-xin lợn lần 1 từ 2 tuần tuổi trở lên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, rồi theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

    Chống dịch lở mồm long móng:

    • Người chăn nuôi phải thường xuyên quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng lạ như sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt có mụn nước ở vùng miệng và quanh móng chân phải tiến hành cách ly ngay.
    • Báo ngay cho thú y và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp.
    • Phải tiêm phòng vắc-xin xung quanh ổ dịch, người tiêm phòng phải có trách nhiệm thực hiện an toàn sinh học không làm lây lan dịch.
    • Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên bà con chỉ có thể cho con vật ăn thức ăn mềm dễ tiêu, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo.
    • Xử lý các vết lở loét bằng cách rửa các loại thuốc sát trùng vào vết thương bị loét.
    • Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc.
    Bệnh lở mồm long móng ở lợn
    Bệnh lở mồm long móng ở lợn
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Triệu chứng:

    Thời gian ủ bệnh khoảng 10 - 16 ngày, triệu chứng thở khó, hiện tượng ho xuất hiện sau 25 - 35 ngày hoặc 65 ngày. Có 4 cấp bệnh:

    • Cấp tính: Lợn thường có thể sốt nhẹ, tách đàn, ăn kém, đứng hoặc nằm ở góc chuồng.
    • Thứ cấp tính: Lợn ốm ho nhiều, há mồm thở nhanh, thóp bụng, sốt nhẹ. Bệnh thường diễn biến trong 2 tuần.
    • Mãn tính: Lợn ho khô vào sáng sớm, sau khi ăn. Ho từng tiếng một hoặc từng hồi, thở nhanh, khó thở, có lúc bí đại tiện, sau bị ỉa chảy.
    • Ẩn tính: Thể này ít gặp, nếu có thì xảy ra ở lợn trưởng thành, lợn thịt. Lợn thỉnh thoảng ho, khó phát hiện, nên lợn thường bị chết bất thường.

    Phòng bệnh:

    • Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, định kỳ khử trùng. Phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
    • Luôn đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống, và có đầy đủ chất dinh dưỡng.
    • Không bắt lợn vận động liên tục phải cho lợn có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
    • Mua con giống từ những nơi an toàn, uy tín.
    • Phát hiện nghi vấn, phải cách ly ngay theo dõi bệnh tình chặt chẽ để có cách thức phòng trị kịp thời.

    Điều trị:

    • Phác đồ 1: Dùng thuốc Plastilin trộn vào thức ăn, nước uống với liều lượng 1g/2-3kg thể trọng.
    • Phác đồ 2: Dùng thuốc Cefadoc tiêm bắp với liều lượng 1ml/5-7 kg thể trọng; thuốc Polyvit tiêm bắp ( tăng sức lực cho lợn) với liều lượng 1ml/3-5kg thể trọng.
    • Phác đồ 3: Dùng thuốc Tylo Tialin tiêm bắp với liều lượng 1ml/5-7kg thể trọng, thuốc Polyvit tiêm bắp ( tăng sức lực cho lợn) với liều lượng 1ml/3 - 5kg thể trọng.
    • Phác đồ 4: Dùng thuốc Tylosin 10mg/kg thể trọng/ngày phối hợp với Kanamylin 20mg/kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp thịt ngày 2 lần, dùng liên tục đến khi lợn khỏi bệnh.
    Bệnh viêm phổi địa phương
    Bệnh viêm phổi địa phương
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Bệnh tụ huyết trùng heo do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo. Ở trạng thái bình thường heo ít bị bệnh tấn công nhưng khi heo bị suy giảm sức đề kháng thì mầm bệnh sẽ phát sinh và gây bệnh.

    Triệu chứng bệnh:

    Thời gian nung bệnh từ 1 – 5 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể:

    • Thể cấp tính: Heo thường bị sốt cao 41 – 420C, hầu và cằm bị sưng to. Khi bệnh, heo thường bị viêm phổi nên khó thở, nhịp thở nhanh, ho khan, chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần. Ở tai, mõm, bụng và những chỗ da mỏng xuất hiện những nốt đỏ, tím. Đôi khi heo có hội chứng thần kinh khi sốt cao như đi vòng tròn, kêu tom run rẩy, sùi bọt mép, chân co giật. Ở giai đoạn đầu của bệnh, heo thường bị táo bón sau đó bị tiêu chảy. Nếu không can thiệp kịp thời, heo sẽ chết rất nhanh sau 12 – 36 giờ.
    • Thể mãn tính: Heo cũng bị sốt cao, khó thở và tiếp tục ho, các khớp bị sưng. Heo thường gầy hẳn đi, yếu ớt sau 1 – 2 tháng là chết.

    Bệnh tụ huyết trùng ở heo thường phát sinh rải rác, tuy nhiên có những lúc bệnh phát triển ồ ạt tạo thành dịch bệnh. Bệnh thường hay phát sinh vào đầu và cuối mùa mưa. Bệnh thường xảy ra đối với heo từ 3 – 4 tháng tuổi và heo sau cai sữa.

    Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 4 – 5 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm phòng, cần chú ý cải thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô ráo và thường xuyên sát trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.


    Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém.


    Triệu chứng:
    Biểu hiện thường thấy nhất của lợn là lợn thải phân sệt, lỏng và có bong bóng bọt khí. Phân có màu vàng, cam nâu lẫn máu theo từng cấp độ bệnh. Tình trạng này diễn ra liên tục trong 5 đến 6 ngày. Tỷ lệ lợn chết vì mắc bệnh là khoảng 20%. Đặc biệt, sự xâm nhập của E.coli sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.


    Cách phòng tránh:
    Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại, người chăn nuôi nên kết hợp Men tiêu hóa cho lợn Mega Men để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh E.coli. Đây là dinh dưỡng hữu cơ không gây nhờn thuốc. Nó giúp giảm thiểu cơ hội bùng phát bệnh cầu trùng ở lợn.


    Phương pháp điều trị:
    Lợn mắc bệnh cần được bổ sung lượng nước lớn. Người chăn nuôi nên bù nước cho lợn bằng Vime – Electrolyte (1 gam với 2 đến 4 lít nước) hoặc truyền muối sinh lý NACl 0.9% (2 – 5ml/kg/ngày).
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy