Top 7 Cách dạy con biết tôn trọng người khác

Tâm Thanh 23 0 Báo lỗi

Tính cách của một đứa trẻ sẽ được hình thành dưới sự ảnh hưởng của môi trường và giáo dục. Mặc dù mỗi trẻ có những cá tính khác nhau, nhưng việc dạy dỗ và ... xem thêm...

  1. Ba mẹ làm gương cho con là cách tốt nhất để dạy trẻ biết tôn trọng người khác. Dù trẻ còn nhỏ nhưng ba mẹ vẫn phải đối xử với trẻ bằng sự tôn trọng. Hãy kiên nhẫn và lắng nghe những điều con nói để tạo sự tin tưởng và thấu hiểu. Điều này cũng giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn với bản thân và biết chú ý lắng nghe người khác.


    Việc làm gương cho con và bắt đầu bằng việc tôn trọng bé là cách hiệu quả để giáo dục trẻ biết tôn trọng và đối xử lịch sự với người khác. Hãy cho phép con thể hiện ý kiến và quyền lựa chọn của mình trong một phạm vi hợp lý. Đây là cách để con cảm thấy được tôn trọng và tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định.


    Bên cạnh đó, ba mẹ cần cư xử đúng mực dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ ai để làm gương cho trẻ. Ba mẹ nên dùng từ ngữ lịch sự khi giao tiếp với trẻ và tất cả mọi người. Đừng quên nói "xin lỗi" và "cảm ơn" mỗi khi nhờ con làm điều gì đó. Trẻ sẽ quan sát và học hỏi những lời nói, hành động của ba mẹ và bắt chước theo. Đặc biệt là việc tôn trọng sở thích của con, một số bậc cha mẹ còn kiểm soát hoàn toàn hành vi của con mình, nhưng nếu bạn muốn con tôn trọng lại, sau đó là người xung quanh thì hãy bắt đầu bằng việc tôn trọng bé. Hãy để con có không gian riêng để phát triển và khám phá theo đúng sở thích và đam mê của mình.

    Ba mẹ phải là tấm gương cho con
    Ba mẹ phải là tấm gương cho con
    Ba mẹ phải là tấm gương cho con
    Ba mẹ phải là tấm gương cho con

  2. Đôi khi, bố mẹ sử dụng đòn roi là vì họ cảm thấy quá tuyệt vọng trong quá trình nuôi dạy con cái. Khi mà những đứa trẻ thường xuyên có những hành vi sai trái và lệch chuẩn, cha mẹ thường cảm thấy lo lắng như đứng chênh vênh giữa hai bờ vực. Họ không biết sẽ phải làm gì khác và giải quyết những hành vi sai trái đó ra sao. “Chỉ có bạo lực mới có thể đủ tính răn đe”, cha mẹ bị rơi vào những suy nghĩ tiêu cực đó.


    Nói không với đòn roi, ba mẹ nên kỷ luật con đúng cách, kỷ luật có nghĩa là việc giáo dục, đào tạo, bảo ban bé nhẹ nhàng chứ không đồng nghĩa với việc trừng trị. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc kỷ luật tích cực nghĩa là không dính tới bạo lực, thể xác hay tinh thần của bé sẽ có hiệu quả tốt, lâu dài hơn là việc kỷ luật trừng phạt.


    Tuy nhiên, việc kỷ luật theo hướng tích cực cũng không có nghĩa là ba mẹ lỏng lẻo hay thỏa hiệp với bé. Mà hãy đưa ra những nguyên tắc kỷ luật sao cho thống nhất, cần vững vàng lập trường giữa cả bố và mẹ. Đôi khi, vì áp lực với công việc mà bố mẹ thường không để ý đến con và hay nóng giận vô thức.


    Cho dù có bất kỳ lý do gì thì bậc phụ huynh không nên dùng đòn roi để dạy trẻ vì có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng chotrer trong tương lai, khiến trẻ chai lỳ không còn sợ hay tôn trọng nữa.

    Nói không với đòn roi với bé
    Nói không với đòn roi với bé
    Nói không với đòn roi với bé
    Nói không với đòn roi với bé
  3. Bên cạnh việc trau dồi những kỹ năng và tri thức, dạy trẻ biết cách ứng xử trong giao tiếp cũng là cách để giúp cho bé trở nên hoàn thiện hơn. Học và áp dụng được cách nói lời cảm ơn và xin lỗi thật chân thành chính là bước đầu tiên mà bé nên rèn luyện, tiếp xúc.


    Cha mẹ đừng ngần ngại nói lời xin lỗi dù là điều nhỏ nhất, hãy nhẹ nhàng xin lỗi bé khi chính bản thân cha mẹ dù làm sai. Để khi bé thấy ba mẹ nói lời xin lỗi bé sẽ quan sát từ cách xin lỗi như thế nào đến từ ngữ mà các bậc bố mẹ khi nói ra, các bé sẽ làm theo. Điều này hình thành nên tư duy cho trẻ là biết sai thì hãy xin lỗi trước, rồi khắc phục hậu quả sau.


    Khi thấy trẻ mắc lỗi thì hãy nhẹ nhàng giải thích cho bé sai ở đâu sai chỗ nào gây ra hậu quả gì và tạo điều kiện cho bé nhận ra việc làm sai và chủ động nói lời xin lỗi. Đa phần những trẻ chúng thích sự dịu dàng, nhẹ nhàng khi nói chuyện nên ba mẹ nên bình tĩnh khi dạy bảo bé là phương thức tốt nhất để trẻ tự mình sửa chữa lỗi lầm.

    Ngoài ra ba mẹ cũng nên làm gương như bố mẹ nhờ con lấy hộ cái gì hay làm hộ việc gì đó hãy nói lời cảm ơn tạo, thói quen cho mình và con học hỏi theo để bé cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ. Luôn luôn giải thích cho bé biết và hiểu mọi người giúp đỡ con như thế nào. Con cần nói lời cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ mình nhé.

    Dạy bé cách xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi được sự giúp đỡ
    Dạy bé cách xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi được sự giúp đỡ
    Dạy bé cách xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi được sự giúp đỡ
    Dạy bé cách xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi được sự giúp đỡ
  4. Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.


    Hãy dạy bé bắt đầu sự tôn trọng từ những điều đơn giản, như việc xin phép trước khi mượn đồ, cảm ơn khi được người khác tặng quà, giúp đỡ, xin lỗi khi mình gây tổn thương hoặc làm sai việc gì đó. Sau mỗi lần như vậy, hãy dành những lời khen cho bé, những câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng lại giúp con cảm thấy những nỗ lực của con được công nhận.


    Hãy khen bé một cách cụ thể không nói chung chung giúp bé hiểu được vấn đề mà bố mẹ khen mình ở việc gì. Sự ghi nhận của bố mẹ là chìa khóa nuôi dưỡng tư duy đối với con cái. Dù trẻ làm được nhiều hay ít, bố mẹ cũng cần động viên trẻ khi đã làm việc tốt để chúng có thêm động lực hơn.

    Hãy dành lời khen cho bé khi bé thể hiện sự tôn trọng với người khác
    Hãy dành lời khen cho bé khi bé thể hiện sự tôn trọng với người khác
    Hãy dành lời khen cho bé khi bé thể hiện sự tôn trọng với người khác
    Hãy dành lời khen cho bé khi bé thể hiện sự tôn trọng với người khác
  5. Làm cha mẹ, chúng ta thường xuyên nhắc nhở lũ trẻ cách hành xử đúng đắn, từ việc “đơn giản” như rửa tay trước khi ăn, tắt đèn sau khi ra khỏi nhà tắm, đến việc “nghiêm trọng” hơn như làm bài tập về nhà và đi học đúng giờ, không lễ phép. Tuy nhiên, đôi khi những lời nhắc nhở từ nhẹ nhàng đến răn đe không có tác dụng gì cả. Chúng phớt lờ, thậm chí là phản đối. Lúc này, giải pháp mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên là: Trừng phạt!


    Khi trẻ có hành vi thiếu tôn trọng người khác, ba mẹ cần ngăn chặn kịp thời và có biện pháp trừng phạt thích đáng. Nếu tình huống lúc đó không tiện thì sau đó ba mẹ cũng phải nhắc nhở để trẻ thấy hậu quả của việc không tôn trọng người khác.


    Ví dụ như "Hôm nay con đã làm tổn thương bạn, con cần phải xin lỗi bạn về những lời nói đó", hoặc "Hôm nay con không tôn trọng người khác nên tối nay con không được xem phim hoạt hình"... Khi ba mẹ đã quyết định trách phạt trẻ thì nhất định phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ rất khó thu được hiệu quả.


    Tại thời điểm mẹ cho là bé không tôn trọng hãy xác định nguyên nhân dẫn tới hành động thiếu tôn trọng này của con, tiếp đó hãy giải thích cho con hiểu là do hành vi của con là sai. Bằng cách này ba mẹ có thể nhắc nhở giúp con hiểu rõ vấn đề, dạy bé biết cách giải quyết vấn đề không xúc phạm, gây tổn thương người khác.

    Nhắc nhở, trừng phạt trẻ
    Nhắc nhở, trừng phạt trẻ
    Nhắc nhở, trừng phạt trẻ
    Nhắc nhở, trừng phạt trẻ
  6. Khi trẻ tức giận, la hét hay buồn bực, việc làm quan trọng đầu tiên bạn cần làm chính là giúp con ổn định tâm lý thay vì than vãn, quát mắng hay trách móc trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ giữ bình tĩnh.


    Hãy hướng dẫn trẻ nhận ra và hiểu cảm xúc của mình. Đôi khi, trẻ có thể không biết cách diễn đạt cảm xúc một cách hiệu quả, dẫn đến việc trẻ tỏ ra không kiềm chế. Hãy khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của mình và cùng thảo luận về cách giải quyết.


    Dạy trẻ những kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, đếm từ một đến mười, hoặc tập trung vào một điểm cụ thể để giúp họ kiểm soát cảm xúc và giảm căng thẳng. Sau đó phụ huynh hãy hỏi trẻ về hành vi của trẻ và lắng nghe cẩn thận. Đôi khi, trẻ có thể không nhận ra rằng đã thiếu tôn trọng người khác. Hãy tìm hiểu nguyên nhân sau hành vi của trẻ để giúp trẻ hiểu và cải thiện. Khi trẻ bình tĩnh lại sẽ suy nghĩ lại xem việc làm của mình một cách khách quan để tìm ra vấn đề mà không tôn trọng người khác.

    Tập tính bình tĩnh cho trẻ
    Tập tính bình tĩnh cho trẻ
    Tập tính bình tĩnh cho trẻ
    Tập tính bình tĩnh cho trẻ
  7. Khi nói chuyện với con, muốn trẻ lắng nghe và thực hiện theo lời nói của bố mẹ thì việc đầu tiên là bạn hãy dừng tất cả công việc đang làm, nhìn thẳng vào bé và yêu cầu bé thực hiện giống bạn. Chỉ khi trẻ không bị phân tâm, hoàn toàn tập trung vào câu chuyện thì lúc này những điều bạn nói mới thực sự có “ấn tượng”.


    Hãy là người lắng nghe chân thành và tôn trọng ý kiến của trẻ. Khi trẻ cảm nhận được sự lắng nghe và hiểu được sự tôn trọng là gì từ ba mẹ, chúng cũng sẽ học cách áp dụng điều đó vào đời sống hàng ngày. Và đây cũng là hành động thể hiện ba mẹ đang tôn trọng con.


    Thông qua việc dạy bé lắng nghe, trẻ sẽ học được cách tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời cảm nhận được giá trị của việc tôn trọng và hợp tác với nhau. Lắng nghe chân thành là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển mối quan hệ tốt đẹp và tích cực với người xung quanh trong cuộc sống.

    Dạy bé lắng nghe
    Dạy bé lắng nghe
    Dạy bé lắng nghe
    Dạy bé lắng nghe




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy