Top 10 Căn bệnh trẻ nhỏ dễ mắc phải nhất trong mùa xuân

Ếch Xanh 90 0 Báo lỗi

Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc, mùa của sự sống tươi tốt. Nhưng cũng chính thời tiết mùa xuân luôn ẩm ướt, mưa phùn nên cũng là nguyên nhân gây nên sự ... xem thêm...

  1. Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

    Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi, nhưng triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên thời tiết ẩm của mùa xuân rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là bệnh hen phế quản, nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ giảm sút, lại gặp phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, côn trùng...phát triển mạnh khiến trẻ có thể trạng dị ứng khi hít phải.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây dị ứng và môi trường, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm.
    • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
    Trẻ nhỏ bị mắc bệnh hen phế quản vào mùa xuân
    Trẻ nhỏ bị mắc bệnh hen phế quản vào mùa xuân
    Hen phế quản còn gọi là hen suyễn
    Hen phế quản còn gọi là hen suyễn

  2. Sốt phát ban ở trẻ em là một bệnh lý được gây ra bởi virus, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi vì trẻ trong độ tuổi này có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công. Các chủng virus gây sốt phát ban ở trẻ em có thể lây lan nhanh chóng giữa người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể, tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh hay giọt bắn chứa virus gây bệnh khi người bệnh hắt hơi, ho, sổ mũi. Do đó, trẻ thường xuyên đến những nơi đông đúc, nhiều trẻ em như nhà trẻ, trường học sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

    Ngoài ra, người lớn khi nhiễm virus sốt phát ban thường có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Lúc này, họ tiếp xúc với trẻ vô tình lây nhiễm virus gây bệnh cho trẻ khiến trẻ bị sốt phát ban. Sốt phát ban là căn bệnh rất thường xuyên xảy ra ở trẻ em vào mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu là do virus thủy đậu, sởi, rubella... gây bệnh chân tay miệng, thấp tim hoặc những bệnh chuyển hóa gây ban như viêm thận, luput ban đỏ... Mặc dù do virus lành tính gây ra nhưng vẫn có nhiều ca dị ứng, sốt phát ban biến chứng do người lớn không có nhiều chú ý đến trẻ nhỏ.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Tốt nhất là các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến tiêm phòng định kỳ.
    • Cho trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả, súp..
    • Cách ly trẻ để tránh nhiễm khuẩn cũng như lây nhiễm với các trẻ khác.
    Sốt phát ban gây mẩn đỏ khắp người trẻ
    Sốt phát ban gây mẩn đỏ khắp người trẻ
    Sốt phát ban là căn bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ vào mùa xuân
    Sốt phát ban là căn bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ vào mùa xuân
  3. Viêm mũi dị ứng là một trong các tình trạng phổ biến ở nước ta hiện nay, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra cùng lúc, dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày; có thể gây biếng ăn, ngủ kém, học không tập trung ở trẻ nhỏ.


    Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, nên phấn hoa rất dễ dàng phát tán trong không khí gây nên ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi ở trẻ, gây nên viêm mũi dị ứng. Khi trẻ hít phải phấn hoa và có các biểu hiện dị ứng thì phụ huynh trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mũi từ nước muối để sát khuẩn. Và cần đưa trẻ tới bác sĩ để khám và có những biện pháp điều trị và có những loại thuốc hợp lý.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cho trẻ.
    • Tránh tiếp xúc với các loại hoa, lá và tác nhân gây ngứa mũi, hắt xì.
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết.
    • Tiêm phòng đầy đủ.
    Trẻ rất dễ mắc viêm mũi dị ứng vào mùa xuân
    Trẻ rất dễ mắc viêm mũi dị ứng vào mùa xuân
    Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
    Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
  4. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm, có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Nắm bắt được các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng bệnh giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh, điều trị kịp thời tránh để lại di chứng. Giác mạc là lớp mô mỏng trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy. Viêm loét giác mạc là khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng gây phản ứng viêm.


    Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, thủng nhãn cầu, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực. Viêm giác mạc cũng là căn bệnh trẻ rất dễ mắc phải xuất hiện vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm gây ra cho trẻ trong mùa xuân.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Cho con đeo kính chắn bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
    • Tránh tới những nơi đông người.
    • Khi có triệu chứng cần nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để có những liệu pháp điều trị sớm nhất.
    Viêm giác mạc cũng là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ
    Viêm giác mạc cũng là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ
    Viêm giác mạc ở trẻ nhỏ
    Viêm giác mạc ở trẻ nhỏ
  5. Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân thời tiết ẩm nồm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

    Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Thủy đậu là bệnh trẻ nhỏ rất dễ bị mắc phải, đặc biệt vào mùa xuân do điều kiện không khí rất tốt cho virus sinh sản và gây bệnh. Thủy đậu cũng là bệnh rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc ngoài da với trẻ nhiễm bệnh. Biểu hiện của bệnh này chính là triệu chứng xuất hiện các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa và chuyển thành mụn nước rồi khô đi sau 5 - 7 ngày.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Tốt nhất chính là tiêm chủng phòng bệnh thủy đậu cho trẻ và tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu.
    • Khi bị thủy đậu, cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
    Trẻ nhỏ bị nhiễm thuỷ đậu, mặt xuất hiện nhiều nốt đỏ
    Trẻ nhỏ bị nhiễm thuỷ đậu, mặt xuất hiện nhiều nốt đỏ
    Thuỷ đậu ở trẻ nhỏ
    Thuỷ đậu ở trẻ nhỏ
  6. Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp bao gồm: Táo bón; Bệnh tiêu chảy; Trào ngược dạ dày thực quản; Bệnh trĩ. Các vấn đề tiêu hóa này rất phổ biến, thường kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và dễ kiểm soát nếu bạn thay đổi lối sống và dùng thuốc. Mùa xuân chuyển sang hè cũng là thời kỳ thích hợp cho ruồi nhặng phát triển. Ruồi nhặng đậu vào những nơi ô nhiễm như phân, rác, xác súc vật chết, rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người. Chân ruồi có nhiều lông, là chỗ chứa các vi khuẩn, virut gây bệnh, chúng reo rắc các mầm bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột, bệnh có thể lây lan thành dịch.


    Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ có những biểu hiện tiêu chảy. Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với số lượng trên ba lần một ngày. Bệnh thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ, phân lỏng, mất nước, lượng phân nhiều và có thể bị chuột rút. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nếu trẻ bị tiêu chảy, hãy cho trẻ uống nhiều nước để thay thế lượng nước bị mất đi. Nếu tình trạng bệnh không khả quan, nên cho trẻ uống chất lỏng có chứa hàm lượng natri cao như nước canh, nước giải khát. Tránh uống các sản phẩm sữa, soda và nước trái cây có đường vì chúng có thể khiến cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Cần giữ gìn vệ sinh đồ ăn thức uống cho trẻ.
    • Giữ gìn vệ sinh quanh nơi ở, nơi làm việc, học tập và sinh hoạt.
    • Thực hiện "ăn chín uống sôi".
    • Không sử dụng những thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu hoặc bảo quản không tốt để sức khỏe của bé và gia đình luôn được tốt nhất.
    Trẻ mắc bệnh táo bón
    Trẻ mắc bệnh táo bón
    Bệnh đường tiêu hoá ở trẻ nhỏ
    Bệnh đường tiêu hoá ở trẻ nhỏ
  7. Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.

    Dịch tay, chân, miệng có thể gặp quanh năm
    . Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Các biến chứng này bao gồm: Biến chứng về não bộ như: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não. Biểu hiện như giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, yếu liệt chi, co giật, hôn mê... Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ chân tay của bé trước bữa ăn.
    • Lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, vệ sinh và nấu chín trước khi cho bé ăn.
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cũng như nước hằng ngày.
    Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ
    Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ
    Bệnh chân, tay, miệng dễ mắc vào mùa xuân
    Bệnh chân, tay, miệng dễ mắc vào mùa xuân
  8. Viêm não Nhật Bản B là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng vĩnh viễn như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một nửa số người sống sót. Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn, gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.


    Nguyên nhân viêm não Nhật Bản B là do một loại virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm B gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được virus này vào năm 1935, nên bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản. Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng.
    • Cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.
    • Tiêm vắc xin đầy đủ và tuân thủ đúng lịch tiêm viêm não Nhật Bản. Việc tiêm chủng vắc xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 9 tháng tuổi trở lên).
    • Khi đã mắc bệnh, việc điều trị chủ yếu chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng. Chủ động cho trẻ tiêm vắc xin và tuân thủ theo lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo khuyến cáo là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
    Viêm não Nhật Bản gây nguy hiểm cho trẻ
    Viêm não Nhật Bản gây nguy hiểm cho trẻ
    Viêm não Nhật Bản B
    Viêm não Nhật Bản B
  9. Cảm cúm là bệnh do virus gây ra. Virus cúm thường lây lan qua dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt xì hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus, như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Những người bị nhiễm virus có khả năng truyền nhiễm từ trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau đó. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.


    Thời điểm giao mùa thời tiết có nhiều biến động, nóng rét thất thường, trẻ em rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Virus cúm dễ xâm nhập cơ thể, gây bệnh. Virut cúm lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, nhanh đến mức bạn thậm chí còn không biết ai đã lây bệnh cho bé. Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước kéo dài hơn các triệu chứng khác làm cho trẻ khó chịu.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), đặc biệt chú ý vùng ngực, cổ và đầu mặt.
    • Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lạnh. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C để giúp bé có sức đề kháng.
    • Rửa mũi và súc miệng thường xuyên bằng nước muối.
    • Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
    • Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh nếu bệnh do virus gây ra vì sẽ dẫn tới kháng thuốc trong tương lai và gây các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
    Bệnh cảm cúm ở trẻ
    Bệnh cảm cúm ở trẻ
    Cảm cúm dễ mắc vào mùa xuân
    Cảm cúm dễ mắc vào mùa xuân
  10. Sốt xuất huyết “leo top” với số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều bệnh nhi nhập viện chuyển biến nặng, phải thở máy, can thiệp điều trị, thậm chí không qua khỏi. Tuy rằng, cao điểm của dịch sốt xuất huyết vào khoảng tháng 7. Nhưng thời điểm cuối mùa xuân, khí hậu đang ấm lên, độ ẩm vẫn cao, thuận lợi cho sự phát triển trở lại của muỗi gây bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh đừng chủ quan đối với căn bệnh này ở trẻ.


    Bệnh do một loại muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Khi bị sốt xuất huyết trẻ có các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, tiêu chảy, viêm họng, nôn…Trên da trẻ có những chấm đỏ, khi kéo dãn cũng không mất. Trẻ có thể bị đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hóa. Giai đoạn biến chứng của sốt xuất huyết nặng xảy ra vào ngày thứ 3 - 7 tính từ ngày bệnh khởi phát. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong.


    Biện pháp phòng ngừa bệnh:

    • Cho bé ngủ màn kể cả ban ngày.
    • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không để nước đọng xung quanh nhà; chum, bể đựng nước phải đậy cẩn thận.
    • Phun thuốc diệt muỗi theo sự hướng dẫn của địa phương.
    • Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý thêm rằng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, và chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật. Khi trẻ mắc bệnh, không tự ý dùng ngay kháng sinh cho trẻ mà nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
    Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
    Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy