Top 10 Câu hỏi "kinh điển" của nhà tuyển dụng

Phương Bùi 340 0 Báo lỗi

Buổi phỏng vấn xin việc rất quan trọng vì nó quyết định bạn có được nhận vào làm hay không. Khi phỏng vấn nếu bạn trả lời một cách ấn tượng câu hỏi của nhà ... xem thêm...

  1. Đây là câu nói quen thuộc, xuất hiện để bắt đầu buổi phỏng vấn. Hãy nhớ rằng ấn tượng ban đầu rất quan trọng, đừng bỏ lỡ cơ hội này. Điều bạn cần làm là giới thiệu một cách rõ ràng, chính xác khả năng của bạn. Nên tập trung vào công việc và tố chất của bạn phù hợp với công việc như thế nào.


    Đừng giới thiệu quá dài dòng về bản thân như "Tôi sinh năm A, tại tỉnh B, tốt nghiệp năm C,..." điều này chỉ làm mất thời gian của nhà tuyển dụng thôi vì tất cả đã có trong CV của bạn rồi và chắc chắn người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn là một người dài dòng, không biết tập trung khai thác vấn đề.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Đừng vội nghĩ đây là cơ hội để kể lể, chê bai công ty cũ hoặc nhằm nâng cao bản thân. Tuyệt đối đừng "kể tội" sếp cũ và trả lời đại khái rằng "Tôi có bất hòa với công ty cũ nên muốn chuyển đi" hay "Tôi muốn tìm công việc có thu nhập cao hơn".


    Câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi này chính là "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội và môi trường để phát triển nghề nghiệp của mình", câu trả lời này vừa thể hiện bạn là một người cầu tiến, vừa cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người linh hoạt, tự tin.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Đây là cơ hội để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn đừng kể lể quá dài dòng, lan man, điều đó sẽ trở nên thừa thải và có tác dụng ngược lại.


    Hãy hướng những điểm mạnh của bạn vào công việc mà bạn ứng tuyển, có ảnh hưởng tích cực đến chuyên môn. Điều này sẽ gây được sự chú ý đối với nhà tuyển dụng và cho họ thấy bạn có phù hợp với công việc đó hay không.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Rất nhiều người phạm sai lầm khi trả lời câu hỏi này khi bảo rằng "Tôi không có điểm yếu nào cả" vì người phỏng vấn hiểu rằng không ai hoàn hảo 100%, và khi bạn trả lời như vậy, họ sẽ cảm thấy bạn là người tự kiêu và sẽ khó mà nhận ra sai lầm của mình trong công việc. Như vậy không có nghĩa là bạn vô tư kể ra những khuyết điểm tệ hại của mình đâu. Bí quyết là hãy đưa ra "khuyết điểm vô hại", ví dụ như "Tôi có điểm yếu là quá kỹ tính, làm việc gì cũng cẩn thận, kỹ lưỡng".


    Nghe có vẻ là khuyết điểm, nhưng lại là ưu điểm. Điều này có nghĩa rằng: dù tôi quá kỹ tính, tốc độ làm việc có thể hơi chậm nhưng hiệu quả lại cực cao đấy! Câu trả lời này rất tinh tế và giúp bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Đây là câu hỏi xuất hiện khá thường xuyên trong cuộc phỏng vấn. Tuyệt đối đừng ngây thơ mà trả lời thẳng thắn rằng "Tôi cảm thấy khó chịu khi bị phê bình, tôi không thích bị người khác chỉ trích".


    Câu trả lời mà các nhà tuyển dụng mong chờ không gì khác ngoài một ví dụ minh họa về việc bạn bị ông chủ cũ khiển trách và cách giải quyết khôn khéo của bạn, đừng quên kết thúc bằng câu "Tôi rất trân trọng những lời phê bình thẳng thắn, tôi nghĩ đó là điều cần thiết trong công việc để cải thiện và phát triển nó ngày một tốt hơn".

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Điều bạn cần làm là phải tìm hiểu về thông tin của công ty đó để tránh trường hợp bạn không biết thông tin về công ty, nếu như vậy bạn sẽ bị mất điểm trầm trọng và nguy cơ trượt phỏng vấn là rất cao. Tuyệt đối không trả lời rằng "Tôi xin vào đây làm việc vì tôi thấy đây là một công ty lớn". Câu trả lời này quá qua loa và không rõ ràng.


    Thay vào đó, hãy giới thiệu ngắn gọn về công ty đó, sau đó hãy nói rằng "Tôi rất ấn tượng về công ty, vì thế tôi hy vọng được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp hơn, có cơ hội thử sức với những dự án lớn hơn trong tương lai".

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Câu trả lời của bất cứ ai đương nhiên sẽ là "Tiền lương". Tuy nhiên chỉ nên giữ nó trong đầu thôi. Những gì bạn cần nói là "Với tôi, những thành quả tôi đạt được, những kinh nghiệm tôi học được và niềm vui khi tôi trải qua một thử thách trong công việc chính là động lực khiến tôi làm việc hăng say, hiệu quả hơn". Câu trả lời có phần trong sáng này này của bạn chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Đây là một câu hỏi thử của người phỏng vấn, hoặc có thể họ thấy rằng bạn đang căng thẳng khi phỏng vấn. Đừng vội luống cuống rồi toát mồ hôi, điều này sẽ cho họ thấy là bạn là người chịu áp lực kém và không thích hợp với công việc. Bạn có thể trả lời rằng "Tôi thường nghe nhạc, đọc sách, mua sắm, chơi thể thao,... khi bị stress trong công việc".


    Câu trả lời này ổn nhưng chưa ấn tượng, hãy trả lời rằng "Đối với tôi công việc là niềm vui, tôi luôn cố gắng tạo cho mình sự thoải mái trong công việc, nếu như bị stress tôi sẽ nghe một bản nhạc nhẹ, xem phim, dạo phố,... và liều thuốc giảm stress hiệu quả nhất với tôi là thành công trong công việc".

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  9. Câu hỏi này khá tế nhị, tuy nhiên bạn nên trả lời một cách thẳng thắn. Bạn có thể hỏi trực tiếp người phỏng vấn rằng "Tôi phải làm thêm bao nhiêu giờ?" hay "Mức lương tôi sẽ được nhận khi làm quá giờ như thế nào?". Hãy lưu ý rằng, những câu trả lời này khá nhạy cảm, bạn chỉ cần thể hiện sai thái độ một chút là sẽ mất điểm trầm trọng.


    Hãy chọn câu trả lời nhẹ nhàng và tinh tế hơn như "Tôi rất tôn trọng công việc và không quan trọng việc sẽ làm thêm giờ, tôi chỉ lo lắng rằng việc làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng công việc".

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  10. Đây là câu hỏi thường gặp khi kết thúc buổi phỏng vấn. Đừng vội trả lời rằng "Tôi không có câu hỏi nào". Thay vào đó có thể đặt câu hỏi rằng "Mục tiêu mà công ty đặt ra là gì?", "Làm thế nào để hòa hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?",... Điều này sẽ cho thấy rằng bạn là người muốn quan tâm, tìm hiểu về công việc của mình.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy