Top 10 bí kíp để chiến thắng nhà tuyển dụng

Tiểu Duyên 187 0 Báo lỗi

CV của bạn gấy ấn tượng với người tuyển dụng, bạn nhận được lời mời phỏng vấn và giờ bạn cần phải ghi điểm để có được công việc. Các cuộc phỏng vấn có thể khá ... xem thêm...

  1. Một trong những điều quan trọng mà nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy ở bất cứ ứng viên nào là sự tự tin. Thái độ đó sẽ thể hiện trong khi bạn giao tiếp qua ánh mắt, lời nói đến tác phong, ngữ điệu của bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin của bạn bằng cách luôn nhìn thẳng và trình bày vấn đề một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Không nên vì mình không biết, không có kinh nghiệm mà tỏ ra sợ hãi hay tự ti. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng nên chú ý tránh thể hiện sự tự tin thái quá bởi nó sẽ gây phản ứng ngược cho nhà tuyển dụng.


    Khi bạn mở cửa bước vào phòng phỏng vấn cũng là lúc các nhà tuyển dụng chú ý đến bạn, tuy nhiên điều đó không có vấn đề gì để khiến bạn run rẩy sợ hãi. Hãy gật đầu chào nhà tuyển dụng trước khi họ mở lời, kèm theo một nụ cười, điều đó giúp bạn tạo ấn tượng tốt. Đừng tạo áp lực cho chính mình cũng đừng quá thoải mái như khi bạn đang ở nhà. Để bắt đầu cho vòng phỏng vấn, bạn hãy thở thật sâu vài lần để lấy tinh thần trả lời cho những câu hỏi phía trước nhé.

    Bình tĩnh, tự tin
    Bình tĩnh, tự tin
    Bình tĩnh, tự tin
    Bình tĩnh, tự tin

  2. Ấn tượng đầu tiên thường chỉ kéo dài trong vòng 20 giây, do đó, bạn phải chọn cách ăn mặc phù hợp khi bước vào cuộc phỏng vấn. Quần áo bạn lựa chọn mặc đi phỏng vấn phải trông thật chuyên nghiệp, nhưng phải thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Điều đó bắt buộc bạn phải tìm hiểu về văn hóa của công ty và cách mọi người ăn mặc trước khi quyết định mặc gì. Đừng mang giày cao gót nếu đó là lần đầu tiên bạn mang chúng.


    Các công sở cũng không chấp nhận nhân viên mặc quần jean, vì chúng trông thiếu nghiêm túc. Tốt nhất là bạn nên mặc sơ-mi và quần hoặc váy chữ A ngang đầu gối. Lời khuyên cho bạn: Nếu bạn không tự tin vào ngoại hình của mình thì cần ăn mặc bình thường, đừng quá phô trương về hình thức nhưng cũng đừng quá giản dị, một chiếc áo sơmi và quần sẫm màu là đủ để bạn tạo ấn tượng lịch sự với nhà tuyển dụng.

    Trang phục phù hợp
    Trang phục phù hợp
    Trang phục phù hợp
    Trang phục phù hợp
  3. Các nhà tuyển dụng luôn bắt đầu bằng một vài câu hỏi cá nhân, bạn đừng xem thường nó nhé. Mục địch của những câu hỏi này không nhằm vào đáp án mà để họ quan sát thái độ và cách ứng xử của bạn. Vì vậy, dù có là câu hỏi dễ thế nào thì cũng đừng tỏ vẻ quá hớn hở mà quên mất họ đang phỏng vấn mình. Hãy luyện tập trước các câu trả lời nhưng đừng có vẻ như cố gắng học thuộc. Đừng chỉ ghi nhớ những thông tin trong CV của bạn và gần như đọc hết ra khi được hỏi về bản thân. Kinh nghiệm dành cho bạn để trả lời những câu hỏi cá nhân đó là trả lời nhanh, đầy đủ và pha một chút yếu tố hài (nếu bạn tự tin mình làm được).


    Có một số câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng điều dùng để hỏi các ứng viên của họ. Ví dụ như: tại sao bạn chọn công việc này, mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn có khả năng làm tốt công việc này không, …Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho ít nhất từ 3 – 5 câu hỏi dạng này. Điều này sẽ giúp bạn ít bị động hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng. Đừng bỏ qua bất cứ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng gợi ý cho bạn, vì đó là cái mà nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu bạn.

    Chuẩn bị kĩ lưỡng các câu hỏi khởi động
    Chuẩn bị kĩ lưỡng các câu hỏi khởi động
    Chuẩn bị kĩ lưỡng các câu hỏi khởi động
    Chuẩn bị kĩ lưỡng các câu hỏi khởi động
  4. Sau khi nhà tuyển dụng nắm bắt được tâm lí của bạn, họ sẽ đưa ra những câu hỏi khó để bạn phải suy nghĩ. Những câu hỏi đó có thể là về công ty cũ, lý do bạn chọn công ty này... Đối với những câu hỏi này, bạn hãy trả lời một cách chân thành, không dài dòng nhưng hãy giải thích rõ nguyên nhân ở câu trả lời.


    Việc bạn trả lời câu hỏi một cách quá ngắn gọn, thậm chí chỉ 1 - 2 từ, sẽ khiến đối phương cảnh thấy khó gần và khó để đặt các câu hỏi tiếp theo, khai thác sâu hơn về bạn. Vì thế, bạn có thể mở rộng các ý trả lời của mình ra như thêm các ví dụ hoặc chia sẻ thêm về các câu chuyện ngoài lề, lý do tại sao bạn làm như vậy. Điều này chắc hẳn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn và buổi chia sẻ cũng trở nên thú vị, nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn không phải là một người hoạt ngôn, bạn chỉ cần cố gắng chia sẻ một cách cởi mở, đầy đủ ý và đúng trọng tâm nhất trong khả năng mình là được.

    Sẵn sàng cho câu hỏi khó
    Sẵn sàng cho câu hỏi khó
    Sẵn sàng cho câu hỏi khó
    Sẵn sàng cho câu hỏi khó
  5. Cũng giống như những câu hỏi khởi động, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng ứng xử của bạn hơn là một đáp án thực tế. Vốn dĩ, nhưng câu hỏi mẹo khi bạn trả lời sai cũng được xem là chuyện bình thường. Nhưng làm sao để biến đáp án sai thành đáp án đúng theo cách của bạn lại là một chuyện khác. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn những câu hỏi không nằm trong lĩnh vực việc làm thì hãy cân nhắc họ đang cần gài bạn vào câu hỏi nào. Có thể những câu hỏi như thế để nhà tuyển dụng xem khả năng làm việc nhóm, khả năng thích ứng vào môi trường đa quốc gia hay phẩm chất của bạn.


    Những câu như vậy không thường xuyên được hỏi, nhưng nếu có, hãy cố gắng thoải mái và tự tin khi trả lời. Đó là những câu hỏi để kiểm tra tư duy phản biện và khả năng tự vận động suy nghĩ của bạn. Hãy đảm bảo nhấn mạnh cá tính của bạn khi trả lời và khiến câu trả lời của bạn trở nên vui vẻ và thú vị (tất nhiên là phải thích hợp nữa). Và cho câu hỏi về dụng cụ nhà bếp? Bạn có thể cân nhắc trả lời: Tôi là dụng cụ mở hộp. Thậm chí mặc dù đó không phải là loại dụng cụ quan trọng đầu tiên trong bếp, nó thật sự là một dụng cụ cần thiết cho mỗi bữa ăn.

    Đừng để đánh lừa bằng những câu hỏi mẹo
    Đừng để đánh lừa bằng những câu hỏi mẹo
    Đừng để đánh lừa bằng những câu hỏi mẹo
    Đừng để đánh lừa bằng những câu hỏi mẹo
  6. Trong buổi phỏng vấn, bạn cần lưu tâm đến vấn đề giao tiếp một cách chuyên nghiệp và tích cực với nhà tuyển dụng. Bắt tay, giao tiếp bằng mắt (eye contact), ngôn ngữ cơ thể (body language),... là những yếu tố được để ý hàng đầu trong quá trình giao tiếp. Những điều này sẽ giúp họ đánh giá được bạn thế nào, thậm chí là khi bạn chưa bắt đầu buổi phỏng vấn.

    Khi trò chuyện, bạn cần ngồi thẳng lưng, nhìn vào mắt của nhà tuyển dụng và tuyệt đối không bắt chéo chân, vì điều này có thể cho thấy sự không chắc chắn và lo sợ của bạn. Bạn cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tắt chuông điện thoại trước khi đến buổi phỏng vấn nhé. Việc không kiểm soát được âm lượng của giọng nói khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp khả năng của bạn. Việc luyện tập điều tiết âm lượng của giọng nói trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng để thuyết phục người khác. Bạn không nên nói giọng đều đều trầm trầm mà hãy biết nhấn giọng khi cần, hạ giọng khi nói đến những điều không may xảy ra. Chính điều đó sẽ giúp bạn tăng tính thuyết phục để nhà tuyển dụng chọn bạn đấy!

    Kỹ năng giao tiếp kém
    Kỹ năng giao tiếp kém
    Kỹ năng giao tiếp kém
    Kỹ năng giao tiếp kém
  7. Nếu bạn không có câu trả lời và cảm thấy hơi hoảng sợ, hít một hơi thật sâu và hãy hỏi một cách tự tin và bình tĩnh rằng liệu bạn có thể trả lời câu hỏi này sau được không. Tránh nói lan man và đừng để lộ ra sự lo lắng của mình. Sẽ tốt hơn nếu bạn lấy tự tin bằng một vài câu hỏi khác (dễ hơn) và sau đó quay trở lại với những câu hỏi khó. (Ai mà biết được, có thể người phỏng vấn sẽ quên béng mất việc hỏi lại!) Mặc dù vậy phải cảnh báo rằng: Đừng phụ thuộc quá nhiều vào mẹo này và chỉ yêu cầu trì hoãn khi thực sự cần thiết; nếu yêu cầu trì hoãn quá nhiều lần có thể khiến bạn trông có vẻ như là thiếu chuẩn bị.


    Không có gì phải lo sợ về những khoảng thời gian thất nghiệp hay hành trình công việc lòng vòng nêu trong CV của bạn. Sau cùng thì bạn có một cuộc phỏng vấn, vậy nghĩa là họ thích hồ sơ của bạn và muốn biết nhiều thông tin hơn. Hãy thành thật và nói rõ những gì bạn đã học được trong những khoảng thời gian gián đoạn đó (dù với bất cứ lý do nào) và bạn sẽ đạt được những gì trong công việc mà bạn đang ứng tuyển; thậm chí một giai đoạn thất nghiệp lại có thể trở thành một lợi thế nếu bạn sử dụng thời gian đó để bằng cách nào đó cải thiện bản thân và tích cực tìm kiếm công việc.

    Thành thật khi trả lời
    Thành thật khi trả lời
    Thành thật khi trả lời
    Thành thật khi trả lời
  8. Hãy chú ý đến tóc. Nếu tóc dài, bạn có thể cột chúng lại đằng sau cho gọn gàng. Tránh trường hợp bạn đi xe máy đến và tóc bạn rối bời xõa ngang lưng. Mang càng ít trang sức càng tốt. Tránh mang những trang sức đong đưa hoặc tạo nên tiếng kêu mỗi khi bạn bước đi. Nếu bạn đeo hoa tay ở mũi, lông mày, lưỡi, nhất định bạn phải tháo chúng trước khi đến buổi phỏng vấn. Hãy tạo một vẻ ngoài chu đáo cho bản thân: cắt tỉa móng tay cẩn thận, tránh sơn móng tay với màu sặc sỡ (nếu đang sơn móng tay, tốt nhất là bạn nên chùi sạch màu sơn).


    Chỉ trang điểm đơn giản, không dùng những màu nổi bật như: mắt xanh, môi tím. Không nên dùng mỹ phẩm có kim tuyến lấp lánh. Đừng đến muộn, tỏ ra thô lỗ hay nói xấu ông chủ hoặc đồng nghiệp cũ của bạn. Nối dối, chia sẻ quá nhiều, hay đùa cợt không đúng lúc hoặc cố gắng cướp lời là những cách “tuyệt vời” khác để tạo ấn tượng xấu. Ăn một chiếc bánh sandwich hành tây trên một chiếc bánh hạt poppy ngay trước khi phỏng vấn cũng có thể có “hiệu quả” tương tự. Nếu bạn tới đúng giờ, trông thanh lịch, vui vẻ và hòa đồng, khá chắc rằng bạn sẽ có một khởi đầu tốt.

    Tránh những điều sau
    Tránh những điều sau
    Tránh những điều sau
    Tránh những điều sau
  9. Nếu bạn nghĩ đi phỏng vấn xin việc chỉ có nhà tuyển dụng hỏi mình mà quên mất phần chuẩn bị những câu hỏi là một thiếu sót. Bên cạnh được hỏi bạn hãy chủ động hỏi nhà tuyển dụng những điều liên quan về công ty. Lưu ý là đừng hỏi những câu đố vui, những vấn đề về tài chính,... mà đặt câu hỏi một cách chân thành, việc mà bạn muốn biết và có thể giải quyết được. Việc đặt câu hỏi là một cách đơn giản mà bạn đừng bao giờ bỏ qua để thể hiện tư duy phản biện của mình, chẳng hạn “Có lý do gì để tôi không được nhận không?”.


    Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện nghi ngờ hay do dự nào từ phía người phỏng vấn, đây chính là cơ hội để bạn làm rõ về yêu cầu công việc và cung cấp thêm thông tin về bản thân. Đa phần các nhà tuyển dụng rất thích ứng viên hỏi những câu liên quan đến nội dung hai bên đang trao đổi, đặc biệt là những câu hỏi thông minh, vì điều này chứng tỏ ứng viên thật sự quan tâm đến họ.

    Hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
    Hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
    Hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
    Hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
  10. Sau buổi phỏng vấn, dù kết quả thế nào thì cũng hãy nhớ gửi cho người phỏng vấn một lời cám ơn vì họ đã dành thời gian cho bạn, nhận ra tiềm năng của bạn và cân nhắc bổ sung bạn vào tổ chức của họ. Đây là cách để bạn một lần nữa khéo léo nói về giá trị của bản thân và đánh dấu sự khác biệt so với các ứng viên khác. Vì vậy, đừng bỏ qua điều tưởng chừng như không cần thiết này nhé!


    Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy luôn kết thúc bằng việc gửi email hoặc thư viết tay để cảm ơn người phỏng vấn đã cho bạn cơ hội. Dù trong quá trình phỏng vấn bạn làm tốt nhưng viết email cảm ơn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đó là một cơ hội tốt để nhắc lại một lần nữa rằng bạn là một ứng viên phù hợp và rằng thật tuyệt khi được gặp gỡ mọi người. Viết ngắn gọn, ngọt ngào và thân thiện, và hãy nhớ gửi đi trong vòng 24 giờ kể từ buổi phỏng vấn của bạn.

    Viết thư cảm ơn khi kết thúc phỏng vấn
    Viết thư cảm ơn khi kết thúc phỏng vấn
    Viết thư cảm ơn khi kết thúc phỏng vấn
    Viết thư cảm ơn khi kết thúc phỏng vấn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy