Top 10 bí kíp khi trả lời câu hỏi phỏng vấn
Trước buổi phỏng vấn xin việc, chắc hẳn chúng ta đều sẽ tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn rất kĩ càng nhằm ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng ... xem thêm...luôn muốn dùng câu hỏi để loại trừ những ứng viên không chuẩn bị sẵn sàng vị trí ứng tuyển. Dưới đây là những bí kíp giúp bạn có thể vượt qua câu hỏi "không mấy dễ chịu" này.
-
Đừng vội trả lời những dạng câu hỏi Yes/No
Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn một câu hỏi dạng Yes/ No, nhưng đừng dại dột trả lời bằng một câu Yes/ No. Bạn nên giải thích vì sao bạn lại chọn Yes/ No. Nếu có thể, hãy kể cho họ nghe một câu chuyện liên quan đến vấn đề đó. Tuy nhiên, đừng quá dài dòng, hãy trả lời những gì chính xác với bản thân bạn nhất hơn là những câu trả lời chung chung.
Câu hỏi dạng Yes/No là dạng câu hỏi quen thuộc mà hầu hết các nhà tuyển dụng điều dùng để hỏi các ứng viên của họ. Đối với các dạng câu hỏi này, tốt nhất bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho ít nhất từ 3 – 5 câu hỏi dạng này. Điều này sẽ giúp bạn ít bị động hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng. Đừng bỏ qua bất cứ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng gợi ý cho bạn, vì đó là cái mà nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu bạn, ưu tiên những câu trả lời đúng trọng tâm, không quá dài dòng nhưng phải diễn đạt một cách mạch lạc nhé.
-
Hãy thành thật khi nói về khuyết điểm
Có rất nhiều bạn không thành thật khi nói về khuyết điểm khi nhà tuyển dụng hỏi đến. Hãy nhớ rằng ai cũng có khuyết điểm, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến mức độ thành thật và thái độ của bạn khi nói về khuyết điểm mà thôi, họ cũng chẳng quan tâm và trêu chọc bạn quá lâu. Nhưng cũng đừng vì thế mà liệt kê hàng loạt những khuyết điểm không liên quan đến công việc.
Chỉ cần nêu nhiều nhất 3 khuyết điểm và phân tích kĩ 1 khuyết điểm, nhất là những khuyết điểm mà bạn từng gặp phải. Bạn cũng có thể xem lại những nhận xét từ mọi người, đặc biệt là cấp trên để xem xét những khuyết điểm của mình nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu.
-
Đừng quá tự tin - Đừng quá tự ti
Bạn hãy xem nhà tuyển dụng như đồng nghiệp mới của mình, đừng e dè tự ti dẫn đến nhút nhát cũng đừng quá thoải mái đến mức quên bạn đang ở công ty. Dù chúng tôi khuyên bạn nên thành thật, bạn không nên quá thành thật vì họ chưa biết rõ về bạn và họ cũng sẽ không dành thời gian để cảm thông. Bạn phải cân nhắc những điểm yếu nào không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của mình. Ví dụ bạn ứng tuyển cho vị trí nhân sự và nói rằng bạn rất tệ trong các mối quan hệ với người khác, hoặc nộp đơn xin vào vị trí nhân viên kinh doanh và kỹ năng thương lượng của bạn lại kém.
Để buổi phỏng vấn tốt đẹp, bạn cũng cần thể hiện sự tự tin của mình thông qua giọng nói. Hãy bình tĩnh kiểm soát được âm lượng của giọng nói để câu trả lời thêm sức lôi cuốn và đủ thuyết phục nhé. Việc luyện tập điều tiết âm lượng của giọng nói trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng để thuyết phục người khác. Bạn không nên nói giọng đều đều trầm trầm mà hãy biết nhấn giọng khi cần, hạ giọng khi nói đến những điều không may xảy ra.
-
Hãy nói về ưu điểm - nhược điểm của công ty
Khi bạn có cơ hội thể hiện, đừng nói những chuyện không liên quan đến công việc. Cũng đừng im lặng rụt rè. Thường thì bạn sẽ có 3 đến 5 phút để phát huy cái tôi của mình. Vì vậy đừng bỏ qua cơ hội này, bạn nên nói ít nhất 5 điều về chính sách công ty mà bạn tâm đắc, dĩ nhiên là đừng quên nói nhược điểm. Lưu ý là nên nói ưu điểm nhiều hơn nhược điểm nhé.
Thông qua việc nhận xét về ưu - nhược điểm của công ty, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn có sự tìm hiểu về vị trí mà mình ứng tuyển, nghĩa là bạn nghiêm túc muốn làm công việc này. Bên cạnh đó, việc nói ra suy nghĩ của mình một cách tự tin còn giúp bạn gây ấn tượng với các "sếp" tương lai. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một người có chính kiến, trung hòa và có kiến thức, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một nhân viên ưu tú, dễ gì mà họ từ chối bạn.
-
Khi được yêu cầu giải quyết tình huống
Trước khi trả lời tình huống, hãy biết rằng nhà tuyển dụng giao cho bạn nhiệm vụ gì và đứng trên vị trí nào. Sẽ thật khác nếu như bạn đứng trên quan điểm khách hàng và nhân viên công ty. Nếu như câu hỏi không nêu rõ thì hãy giải quyết những tình huống có thể xảy ra, 1 là, 2 là, 3 là,… như thế sẽ giúp bạn trở thành một người tử tế và thấu đáo trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy nhớ lại những nhiệm vụ cụ thể mà bạn phụ trách. Điều quan trọng khi trình bày nội dung là không nên thêm bất cứ nỗ lực nào nhằm né tránh trách nhiệm, đổ tội, bào chữa hay phân trần, đặc biệt khi bạn được đề nghị kể về một sai lầm, thất bại hoặc xung đột. Cứ giữ vai trò và tư thế của một người chủ động.
-
Công ty cũ không phải kẻ thù
Sau khi nhà tuyển dụng nắm bắt được tâm lí của bạn, họ sẽ đưa ra những câu hỏi khó để bạn phải suy nghĩ. Những câu hỏi đó có thể là về công ty cũ, lý do bạn chọn công ty này... Đối với những câu hỏi này, bạn hãy trả lời một cách chân thành, không dài dòng nhưng hãy giải thích rõ nguyên nhân ở câu trả lời. Bí kíp phỏng vấn tiếp theo mà Toplist muốn chia sẻ cùng bạn chính là đừng thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn xe công ty cũ không phải kẻ thù.
Có rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn vì sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ, và cũng có rất nhiều bạn bắt đầu than vãn và nói xấu về công ty cũ. Ở đây, điều mà nhà tuyển dụng cần là công ty cũ vì sao không đáp ứng được nhu cầu làm việc của bạn. Vì vậy, tuyệt đối không nên than vãn về mức lương cũng như quá trình làm việc tại đó.
-
Khi được hỏi về mức lương
Câu hỏi về mức lương luôn là câu hỏi sau cùng. Nếu bạn tự tin vào trình độ của mình cũng như tay nghề thì hãy nói về mức lương bạn mong muốn. Lưu ý là không nên nói chính xác số tiền mà hãy nói khoảng mức tương ứng. Còn nếu như bạn chỉ là nhân viên vừa mới đi làm và biết rằng mức lương bạn chỉ nhận ở lương cơ bản thì cùng đừng ngần ngại đưa ra giá khi được yêu cầu, tuy nhiên hãy hứa và cho họ niềm tin về những gì bạn sẽ làm cho công ty.
Nếu bạn không thoải mái thảo luận về những con số đề cập trong mức lương, bạn có thể ngăn chặn ngay câu hỏi và quay lại trình bày sau trong cuộc phỏng vấn của bạn. Bạn có thể chia sẻ rằng bạn rất quan tâm đến việc tìm hiểu về một vị trí phù hợp, liên quan đến sở thích và kỹ năng của bạn, và bạn chắc chắn rằng mức lương sẽ phản ánh đúng giá trị của bạn.
Một số câu trả lời bạn có thể tham khảo:
- Dựa trên kinh nghiệm, trình độ và sự nghiên cứu thị trường của tôi, tôi tin rằng mức lương từ 30.000$ đến 35.000$ mỗi năm sẽ là một khoản lương phù hợp cho vị trí này.
- Tôi hy vọng sẽ được trả một mức lương phù hợp với tiêu chuẩn chung của ngành dành cho một ứng viên tầm trung mong muốn gia nhập công ty ở vị trí này.
-
Khi được yêu cầu thay đổi
Buổi phỏng vấn của bạn đang diễn ra thật suôn sẻ, bạn dự định sẽ gửi lời chào tạm biệt và kết thúc buổi phỏng vấn thì bất thình lình, nhà tuyển dụng đưa ra yêu cầu bạn cần thay đổi một số quan điểm, về vẻ ngoài thì bạn nên ứng xử như thế nào? Trước tiên, hãy bình tĩnh và đánh giá xem đây có phải là một câu hỏi mẹo để kiểm tra về tính trung thực, lập trường vững của bạn hay không. Sau đó, nếu lời đề nghị thay đổi là hợp lí, hãy cân nhắc đến việc thay đổi.
Ở một số công ty lớn, việc nhà tuyển dụng e dè và yêu cầu bạn thay đổi kiểu tóc, trang phục,... Rất có thể bạn sẽ bị mắc lừa! Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn những dạng câu hỏi này rất có thể bạn đã làm tốt những việc trước đó, họ sẽ hỏi thêm để đưa bạn đến thử thách cuối cùng. Đừng dại dột sẽ thay đổi theo ý kiến của họ, đừng cứng nhắc bảo thủ với những lời góp ý, hãy đưa ra câu trả lời mà bạn vẫn giữ được chính kiến và cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người đáng tin tưởng nhất.
-
Khi được hỏi "Mọi người nhận xét về bạn như thế nào?"
Việc bạn cho người phỏng vấn biết ý kiến khách quan của những người khác về mình cũng chứng tỏ bạn là người hiểu rõ bản thân mình. Đây cũng là một cơ hội giúp bạn trở nên nổi bật nếu tận dụng tốt điều này. Mọi người đều nói chung chung rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ trong công việc, khéo léo trong cách ứng xử. Nếu chỉ trình bày một cách khái quát như vậy thì bạn dễ bị "xóa nhòa" trong vô vàn hồ sơ sáng giá khác.
Để gây được ấn tượng, bạn nên chuẩn bị câu trả lời trước khi đến phỏng vấn. Bạn có thể hồi tưởng lại, thậm chí là tự sáng tạo bằng cách kể một câu chuyện giữa bạn và đồng nghiệp và họ đã nhận xét như thế nào về bạn. Người phỏng vấn sẽ muốn biết lý do tại sao mọi người nghĩ bạn xứng đáng với những mỹ từ đó.
-
Khi được hỏi "Khi nào bạn có thể bắt đầu?"
"Nếu được nhận, khi nào bạn có thể bắt đầu đi làm?" - khi được hỏi, bạn đừng vội vàng trả lời. Bởi lẽ, đôi khi mục đích của người phỏng vấn chỉ đơn thuần là xác nhận thông tin và sự cam kết từ phía bạn nhưng phần nhiều thì họ còn muốn xem bạn có là một người đáng tin cậy và có trách nhiệm hay không. Vậy trả lời như thế nào với những câu hỏi này?
Hãy cẩn thận với câu hỏi này vì một vài lý do. Trước hết, nó không có nghĩa là bạn “đã nhận được công việc”. Bạn phải giữ cảnh giác và giữ bình tĩnh cho đến hết buổi phỏng vấn. Nếu bạn vẫn đang làm việc ở một công ty khác, bạn nên thành thật về thời gian bạn có thể kết thúc và bàn giao công việc. Nếu bạn có thể bắt đầu ngay lập tức (và họ biết bạn hiện không làm việc), bạn chắc chắn có thể nói bạn có thể bắt đầu vào ngày mai. Cảm giác cấp bách và sự phấn khích về việc bắt đầu công việc tại công ty mới luôn luôn là một điều tốt.