Top 8 Kinh nghiệm phỏng vấn vào ngân hàng giúp bạn tự tin và đạt kết quả tốt

Vũ Hằng 307 0 Báo lỗi

"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" đó là câu nói rất đúng khi ứng dụng vào xã hội cạnh tranh ngày nay, cần biết ưu thế của mình để phát huy, biết điểm ... xem thêm...

  1. Về kiến thức, bạn cần chuẩn bị các câu hỏi kiến thức khác nhau bao gồm 2 mảng chính là các câu hỏi tổng quan và các câu hỏi chuyên môn. Ở phần câu hỏi tổng quan, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những câu hỏi như sau:


    • “Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình?” Với câu hỏi này, ứng viên nên trả lời ngắn gọn đại khái bao gồm các ý: tên bạn, đã tốt nghiệp trường gì, vị trí và công việc ở công ty cũ (nếu có), một số thành tích (nên thể hiện bằng con số), điểm mạnh, sở thích cá nhân.
    • “Bạn hiểu gì về công việc sắp tới ?” Đây là câu hỏi tương đối khó đòi hỏi các ứng viên phải tìm hiểu trước thật kỹ về vị trí mà mình định ứng tuyển.
    • “Tại sao bạn lại chọn ngân hàng tôi làm việc?” Đây là câu hỏi thường gặp, để trả lời cho câu hỏi này ứng viên nên đưa ra 2 lý do dựa trên thế mạnh về khía cạnh tài chính của công ty và sự biểu hiện tuyệt vời trong trách nhiệm xã hội của ngân hàng đó.
    • “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm làm nhiều bạn khó xử, bạn có thể nói ra một số đặc điểm mình không thích ở công ty cũ, tuy nhiên, hạn chế nói ra những điểm nhạy cảm đặc biệt là vấn đề tiền lương.
    • “Điểm yếu của bạn là gì?” Với câu hỏi này ứng viên có sự chuẩn bị thật tốt, chọn lọc điểm yếu để nói với nhà tuyển dụng và các bạn nên bổ sung thêm câu: Tuy nhiên, em đang sửa đổi dần điểm yếu này để thể hiện mình là một con người cầu tiến.

    Ở phần câu hỏi chuyên môn, đây thực sự là mảng kiến thức rất rộng để có thể chuẩn bị hết được, bạn hãy tự xác định phần quan trọng đối với vị trí mà bạn định xin việc và nên học thuộc để thể hiện sự trôi chảy. Đối với kiến thức tổng quát về ngân hàng thì không cần học thuộc nhưng cũng cần phải “biết”. Tips nhỏ là bạn có thể tự đặt câu hỏi cho mình, giả sử những tình huống mà nhà tuyển dụng có thể hỏi để có sự chuẩn bị tốt nhất.

    Chuẩn bị những gì khi bạn được mời phỏng vấn
    Chuẩn bị những gì khi bạn được mời phỏng vấn
    Chuẩn bị những gì khi bạn được mời phỏng vấn
    Chuẩn bị những gì khi bạn được mời phỏng vấn

  2. Đối với nam, bạn nên mặc một bộ vest có đeo caravat, mang giày đen vừa gọn gàng vừa thể hiện bạn là con người chuyên nghiệp trong công việc. Nếu bạn lo ngại mặc như vậy có bóng bẩy quá đối với vị trí bạn định xin vào thì cách ăn mặc lịch sự nhất là áo sáng màu, quần tối màu, trang phục nhã nhặn mang lại cảm giác hòa đồng.


    Đối với nữ cũng tương tự, trang phục váy công sở có áo vest bên ngoài, áo sơ mi nên để nền trắng và mang theo túi xách tay đối với những vị trí như phó phòng, trưởng phòng, trưởng chi nhánh. Đối với những vị trí nhân viên bình thường thì có thể bỏ áo khoác vest ngoài, mặc váy liền họa tiết đơn giản hoặc quần âu với áo sơ mi là được. Trang điểm và nước hoa cũng không nên quá nặng.

    Trang phục khi đi phỏng vấn
    Trang phục khi đi phỏng vấn
    Trang phục khi đi phỏng vấn
    Trang phục khi đi phỏng vấn
  3. Đây là danh sách những thứ bạn cần nhớ mang theo và những thứ nên mang theo khi đi xin việc: bản mô tả công việc, báo cáo tài chính của ngân hàng (để có thể trích dẫn số lệu cụ thể), bút và sổ tay (ghi lại những điều cần thiết khi nhà tuyển dụng nói), chứng minh thư nhân dân, lược (đối với cả nam và nữ đều cần vì khi cởi mũ bảo hiểm tóc bạn sẽ rất xù).

    Bút và sổ tay
    Bút và sổ tay
    Những thứ cần mang theo khi đi phỏng vấn
    Những thứ cần mang theo khi đi phỏng vấn
  4. Ấn tượng đầu tiên là quan trọng nhất". Việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng phải được bắt đầu từ ngay phòng chờ. Tùy vào vị trí mà có phong thái phù hợp tuy nhiên phong thái, nhã nhặn lịch sự luôn được ưa thích và cũng nên làm trong bất cứ tình huống nào. Hơn thế nữa, việc tạo cho mình một phong cách lịch sự cũng giúp các ứng viên tự tin hơn trước khi bước vào cuộc phỏng vấn mặt đối mặt với các sếp.

    Tâm thế khi ngồi chờ đến lượt phỏng vấn
    Tâm thế khi ngồi chờ đến lượt phỏng vấn
    Tâm thế khi ngồi chờ đến lượt phỏng vấn
    Tâm thế khi ngồi chờ đến lượt phỏng vấn
  5. Khi vào phòng, hãy đi thẳng, chủ động kéo ghế ngồi và chào nhà tuyển dụng, không nên vì quá run mà khép nép quá. Trong quá trình phỏng vấn, hãy tập trung vào thông tin chính và đặc biệt nhấn mạnh đến chuyên ngành học hoặc kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển, không nên quá tập trung nói những thứ linh tinh như sở thích, chứng chỉ không liên quan.


    Khi trả lời phỏng vấn, hãy thoải mái trả lời các câu hỏi được hỏi vì bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức rồi mà. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, cứ trả lời ý chính trước nếu được hỏi thêm thì sẽ diễn giải sau tránh trường hợp bạn nói quá nhiều đôi lúc lại thành thừa thông tin mà thiếu thời gian.

    Trong quá trình phỏng vấn
    Trong quá trình phỏng vấn
    Trong quá trình phỏng vấn
    Trong quá trình phỏng vấn
  6. Nếu gặp câu hỏi nào khó quá mà bạn chưa kịp chuẩn bị hoặc câu hỏi về vấn đề nhạy cảm như tiền lương, lý do nghỉ việc ở công ty cũ hay đánh giá về công ty đối thủ thì có một số gợi ý để giúp các bạn như sau:

    • Xin thời gian để chuẩn bị câu trả lời (khoảng 3-5 phút).
    • Trả lời câu hỏi bắt đầu bằng “Theo quan điểm của em thì…” để thể hiện đó là quan điểm cá nhân.
    • Đối với trường hợp câu hỏi không thuộc lĩnh vực của bạn, bạn không biết mình phải nói cái gì thì nên nói thẳng rằng mình chưa tìm hiểu về lĩnh vực này và xin phép được trả lời sau qua email.
    • Luôn để ý thái độ của nhà tuyển dụng để có thể điều chỉnh câu trả lời đi đúng hướng nhất có thể.
    Nếu gặp phải câu hỏi quá khó thì xử lý như thế nào?
    Nếu gặp phải câu hỏi quá khó thì xử lý như thế nào?
    Nếu gặp phải câu hỏi quá khó thì xử lý như thế nào?
    Nếu gặp phải câu hỏi quá khó thì xử lý như thế nào?
  7. Khi phỏng vấn xong, nhiều ứng viên vì run quá mà cố gắng ra khỏi phòng nhanh nhất có thể nhưng điều này lại tạo nên sự lúng túng hơn. Bạn nên bình tĩnh, chủ động chào nhà tuyển dụng và chốt thêm một câu cảm ơn. Và quan trọng là đừng quên đóng cửa khi bạn ra khỏi phòng.
    Kết thúc phỏng vấn bạn nên mỉm cười và nói cảm ơn
    Kết thúc phỏng vấn bạn nên mỉm cười và nói cảm ơn
    Kết thúc buổi phỏng vấn
    Kết thúc buổi phỏng vấn
  8. Đừng quá suy nghĩ nhiều hãy thoải mái và hài lòng với những gì mình chuẩn bị, thể hiện trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể gửi thư cảm ơn cho người đã giới thiệu công việc và người đã phỏng vấn mình. Đối với những bạn chưa ưng ý với một số câu trả lời của mình thì có thể gửi email cho nhà tuyển dụng diễn giải thêm những điều bạn chưa nói được trong cuộc phỏng vấn hoặc bạn lo ngại những điều mình nói chưa thuyết phục được các nhà tuyển dụng hay đơn giản là bày tỏ rằng mình thực sự yêu thích công việc này hay mong có được cơ hội làm việc tại ngân hàng này.
    Về nhà sau cuộc phỏng vấn
    Về nhà sau cuộc phỏng vấn
    Về nhà sau cuộc phỏng vấn
    Về nhà sau cuộc phỏng vấn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy