Top 10 bí kíp để có một bức hình đẹp chụp bằng smartphone

Thu Hà Đỗ 668 0 Báo lỗi

Nếu bạn yêu thích nhiếp ảnh nhưng chưa đủ điều kiện sắm cho mình một em máy kĩ thuật số, không sao cả, hiện nay có rất nhiều điện thoại giá rẻ nhưng vô cùng ... xem thêm...

  1. Chúng ta dùng điện thoại hàng ngày, gần như là mọi lúc mọi nơi, vì thế việc ống kính của điện thoại bị bụi bẩn bám vào là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, việc đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng những bức ảnh của chúng ta. Hãy đảm bảo rằng ống kính camera luôn sạch sẽ, ít nhất là lúc chụp ảnh. Hãy dùng miếng vải mềm để lau, đừng dùng khăn giấy, ống kính có thể sẽ bị xước.


    Thêm vào đó, nếu như bạn là một tín đồ sống ảo thường xuyên sử dụng camera trước, thì việc vệ sinh camera selfie định kỳ đúng cách là điều cần thiết. Việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng sử dụng và tuổi thọ của camera điện thoại. Một số cách vệ sinh camera trước hiệu quả chính là:


    • Sử dụng góc của miếng vải sợi nhỏ để làm sạch ống kính
    • Lau sạch phần kính bên ngoài bằng bút vệ sinh lens
    • Không chạm tay vào lens
    • Dùng ốp điện thoại có nắp che camera
    • Đặt điện thoại hướng lên, trên bề mặt sạch sẽ.
    Luôn giữ ống kính camera sạch sẽ
    Luôn giữ ống kính camera sạch sẽ
    Luôn giữ ống kính camera sạch sẽ
    Luôn giữ ống kính camera sạch sẽ

  2. Quy tắc một phần ba (1/3 hay là Rule of Thirds) là một trong những quy tắc căn bản và nổi tiếng nhất trong giới nhiếp ảnh. Quy tắc này có thể sử dụng đối với máy ảnh và cả điện thoại. Các quy tắc một phần ba giúp chụp là chủ đề của một bức ảnh trong một cách đó là làm hài lòng để xem xét. Nó liên quan đến việc phá vỡ bất kỳ hình ảnh nào bạn muốn chụp thành ba phần, theo chiều ngang và chiều dọc, để bạn có chín phần bằng nhau.


    Bạn nên tuân theo nguyên tắc đơn giản nhưng cơ bản và quan trọng nhất này. Hiện nay, có khá nhiều dòng điện thoại hỗ trợ bạn thực hiện nguyên tắc này một cách dễ dàng, đặc biệt là Samsung và Iphone. Trong phần chụp ảnh, khung hình sẽ được chia thành 9 phần đều nhau bởi các đường lưới, 2 ngang 2 dọc. Và các bạn chỉ cần đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, bức ảnh trông sẽ có chiều sâu hơn và nghệ thuật hơn.

    Nguyên tắc một phần ba
    Nguyên tắc một phần ba
    Nguyên tắc một phần ba
    Nguyên tắc một phần ba
  3. Không ít người dùng smartphone chụp hình có thói quen sử dụng 2 ngón tay, vuốt để phóng lớn đối tượng chụp khi thấy chúng quá nhỏ. Khi bạn zoom kỹ thuật số vào một chủ đề, điện thoại của bạn chỉ sử dụng một phần nhỏ của cảm biến điểm ảnh để chụp ảnh. Nó phóng to lên, kết quả là tạo ra bức ảnh có độ phân giải thấp, hình ảnh bị nén lại. Tệ hơn nữa, nó làm mất phần còn lại của hình ảnh làm cho bạn không bao giờ có thể phục hồi.


    Hiện nay, hầu hết camera điện thoại đều có tính năng zoom. Tuy nhiên, đó đều là zoom kỹ thuật số chứ không phải zoom quang học, tức là nó sẽ phóng to hình ảnh chứ không phải phóng gần đến vật thể, từ đó làm giảm chất lượng ảnh. Vì thế, nếu muốn chụp rõ một chi tiết nào đó, bạn nên tiến đến gần chủ thể và điều chỉnh khoảng cách phù hợp.

    Không dùng tính năng zoom
    Không dùng tính năng zoom
    Không dùng tính năng zoom
    Không dùng tính năng zoom
  4. Tất cả chúng ta đều biết rằng zoom kĩ thuật số sẽ giúp tiếp cận được những thứ ở xa rõ hơn. Nhưng với điện thoại di động tốt hơn là nên lại cận cảnh thay vì sử dụng chế độ này vì độ phân giải của tấm ảnh chụp bằng điện thoại di động không cao như máy chụp hình thông thường. Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện 1 cách rõ nhất. Tuy nhiên không nên lại quá gần, bạn sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng.

    Dù chiếc điện thoại của chúng ta có hiện đại đến mức nào thì độ phân giải của một bức ảnh cũng không thể cao được như chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số. Vì thế, nếu muốn chất lượng bức ảnh tốt, hãy đến gần đối tượng và giữ khoảng cách phù hợp, không nên đứng xa quá, cũng không được đứng gần quá, sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng. Di chuyển đến gần đối tượng được xem là lựa chọn tốt nhất để bạn có thể nhận chất lượng bức ảnh tuyệt vời thay vì đứng từ xa và zoom lên.

    Tiến gần đến đối tượng
    Tiến gần đến đối tượng
    Tiến gần đến đối tượng
    Tiến gần đến đối tượng
  5. Trước khi bấm máy chụp, chúng ta nên nhìn đối tượng và bối cảnh bằng mắt thật của mình, để cảm nhận cái đẹp và chọn ra góc chụp độc đáo, sau đó mới để đối tượng lọt vào khung hình của mình. Lưu ý, nên để máy ngang tầm nhìn của đối tượng, nếu chụp cho trẻ em, cũng nên khom người xuống, bức ảnh nhìn sẽ tự nhiên hơn. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng.


    Thêm vào đó, hãy nhìn những thứ quen thuộc bằng một góc nhìn khác biệt để tìm kiếm vẻ đẹp đậm chất riêng cho bức ảnh của mình. Khi bạn đi ở ngoài đường, thăm quan buổi triển lãm, viện bảo tàng hay đi phượt hoặc du lịch bằng xe bus, những lúc này, việc nhìn cảnh vật xung quanh theo một chiều hướng khác đi sẽ là cơ hội tốt để bạn trau dồi khả năng để chụp một bức ảnh đẹp.

    Nhìn đối tượng bằng mắt thật
    Nhìn đối tượng bằng mắt thật
    Nhìn đối tượng bằng mắt thật
    Nhìn đối tượng bằng mắt thật
  6. Ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong chụp ảnh. Bạn nên tập quan sát và xác định nguồn sáng nếu muốn có một bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, cũng không nên dùng đèn flash của điện thoại vì không đem lại hiệu quả cao, đôi khi còn làm hỏng bức ảnh, tốt nhất vẫn nên có nguồn sáng tự nhiên là tuyệt vời nhất.


    Khi đã chọn được hướng sáng phù hợp và góc chụp có thể ghi lại khoảnh khắc mong muốn, chúng ta cần lấy nét đối tượng. Đây cũng là một thao tác quan trọng khiến bức ảnh rõ nét hơn nếu bạn không muốn thấy nó nhòe, mờ hay không thể xác định được đâu là chủ thể. Hầu hết camera trên smartphone hiện nay đều có chức năng Auto-Focus (tự động lấy nét). Một bức ảnh muốn rõ nét thì tất nhiên phải có “nét”. Quá trình chụp một bức ảnh bao gồm: mở camera, lấy nét và bấm chụp, hãy bấm chụp khi điện thoại của bạn có thông báo hình đã được lấy nét xong, thông thường trên smartphone thông báo bằng biểu tượng màu xanh và có tiếp “bíp”.

    Chọn hướng sáng, lấy nét đối tượng
    Chọn hướng sáng, lấy nét đối tượng
    Chọn hướng sáng, lấy nét đối tượng
    Chọn hướng sáng, lấy nét đối tượng
  7. Nếu yêu thích nhiếp ảnh, bạn nên bỏ ra một chút thời gian nghiên cứu những tính năng trên điện thoại của mình. Việc hiểu rõ chúng sẽ giúp chúng ta xử lý nhanh các tình huống khi chụp. Tùy vào hoàn cảnh bạn muốn ghi lại, hãy chọn một chế độ chụp phù hợp. Ví dụ, chế độ chụp ảnh ban đêm sẽ hạ thấp độ nhạy sáng ISO đồng thời giảm tốc độ màn trập để làm chất lượng ảnh sáng hơn. Như thế, việc hiểu rõ về điện thoại của mình là rất quan trọng.


    Bạn sẽ thấy việc chọn được chế độ mình mong muốn là quá đơn giản và từ đó dễ dàng bắt dính nhiều khoảnh khắc. Các chế độ mặc định thường đem lại chất lượng hình chụp tốt. Nhưng không phải lúc nào nó cũng đẹp. Vì vậy bạn cần chuyển sang chế độ thủ công để tạo ra bức ảnh đẹp nhất.

    Hiểu rõ chiếc điện thoại của mình, chọn chế độ chụp ảnh phù hợp trong từng trường hợp
    Hiểu rõ chiếc điện thoại của mình, chọn chế độ chụp ảnh phù hợp trong từng trường hợp
    Hiểu rõ chiếc điện thoại của mình, chọn chế độ chụp ảnh phù hợp trong từng trường hợp
    Hiểu rõ chiếc điện thoại của mình, chọn chế độ chụp ảnh phù hợp trong từng trường hợp
  8. Góc chụp là một yếu tố rất quan trọng trong nhiếp ảnh. Để tránh nhàm chán với những cách chụp ảnh đẹp truyền thống, bạn có thể thử ở các góc độ khác nhau trong cùng một tình huống, với cùng một đối tượng để tạo ra sự đa dạng và những hiệu ứng thú vị cho bộ ảnh. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều góc chụp phá cách để bạn lựa chọn như: chụp từ bên hông, chụp ở góc thấp hơn hoặc cao hơn, chụp không theo quy tắc một phần ba, hay chỉ tập trung vào một chi tiết nào đó trên cơ thể của đối tượng để làm nổi bật câu chuyện bạn muốn kể.


    Khung cảnh nên thơ, đối tượng chuẩn đẹp nhưng lên ảnh cũng sẽ không toát ra được vẻ đẹp đó vì góc chụp của bạn không độc đáo. Đôi khi chỉ cần xê dịch một chút, tập trung quan sát là bạn đã có thể thu về những bức ảnh hoàn hảo. Đặc biệt, không cần đối tượng cứ phải nhìn thẳng vào ống kính mới là đẹp, những khoảnh khắc tự nhiên luôn cho ra những bức ảnh có hồn nhất.

    Chọn vị trí phù hợp và khoảnh khắc tự nhiên
    Chọn vị trí phù hợp và khoảnh khắc tự nhiên
    Chọn vị trí phù hợp và khoảnh khắc tự nhiên
    Chọn vị trí phù hợp và khoảnh khắc tự nhiên
  9. Có thể nói yếu tố này khá quan trọng để cho ra một bức ảnh đẹp. Khi máy bị rung khiến bức ảnh trở nên nhòe do khả năng lấy nét bị kém, nên nhớ trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng nên cố gắng sử dụng hai tay để cầm điện thoại để hạn chế việc rung tay, đặc biệt trong trường hợp smartphone bạn đang sử dụng không có tính năng chống rung quang học.


    Đứng yên và cầm máy chắc tay là một điều hiển nhiên bạn phải làm khi chụp hình nếu muốn có một bức ảnh đẹp không rung mờ. Nếu có thể, hãy cầm máy bằng hai tay, một tay cầm thân máy, tay kia cầm xung quanh ống kính để có thể giữ vững điện thoại. Ngoài ra, tốt nhất là sử dụng chân máy (tripod) khi chụp để bức ảnh có thể có được chất lượng tốt nhất, bạn cũng giảm bớt vất vả khi phải giữ một tư thế cố định quá lâu.

    Giữ điện thoại thật vững, cầm chắc tay
    Giữ điện thoại thật vững, cầm chắc tay
    Giữ điện thoại thật vững, cầm chắc tay
    Giữ điện thoại thật vững, cầm chắc tay
  10. Một bức ảnh sẽ đẹp hơn nhiều nếu bạn biết cách "Photoshop"cho phù hợp. Các smartphone thường kèm theo phần mềm sửa ảnh trực tiếp trên máy với những chế độ, hiệu ứng, bộ lọc, điều chỉnh độ sáng, độ bão hòa,…hoặc với kho ứng dụng miễn phí trên của Android, iOS và Windows Phone,…bbạn hoàn toàn có thể tìm được những phần mềm chỉnh sửa ảnh cực kỳ tốt.

    Tuy rằng điện thoại của bạn "thông minh" và hội tụ đủ những tính năng cần thiết để có một bức ảnh đẹp. Nhưng, bạn buộc phải chấp nhận một điều, không phải lúc nào bạn cũng chụp ra ngay được một bức ảnh hoàn hảo. Hãy cứ chụp đi, về nhà xem lại, sử dụng một vài phần mềm chỉnh sửa ảnh, chỉ với vài thao tác nhỏ, bức ảnh của bạn sẽ trở nên lung linh và chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.

    Sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh
    Sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh
    Sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh
    Sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy