Top 15 Cách trả lời khéo léo nhất câu hỏi của nhà tuyển dụng

Thảo TP 1300 1 Báo lỗi

Phỏng vấn không còn là chủ đề quá xa lạ gì với tất cả chúng ta, nhưng để nắm bắt được một số câu hỏi cơ bản mà các nhà tuyển dụng đưa ra không phải ai cũng ... xem thêm...

  1. Đây hầu hết là câu hỏi mở đầu cho các bài phỏng vấn, nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này nhằm mục đích kiểm tra sự tìm kiếm thông tin của ứng viên đến đâu và nhân tiện kiểm tra luôn xem các ứng viên có mối quan hệ xã hội ra sao, khả năng tương tác với các trang mạng xã hội như thế nào.


    Thông thường có 2 nguồn kênh có thể khai thác thông tin: Nguồn tin thứ nhất: Qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber,... Hoặc các Wedsite chuyên cung cấp và đăng tin tuyển dụng liên tục như: Vieclam24h.com, Tuyendung.com.vn, Timviecnhanh.com,... Nguồn thứ hai: Qua người thân hoặc bạn bè đang làm việc tại cơ quan, công ty, hay tổ chức đó.

    Bạn biết đến công việc mà công ty chúng tôi tuyển dụng qua nguồn tin nào?
    Bạn biết đến công việc mà công ty chúng tôi tuyển dụng qua nguồn tin nào?
    Bạn biết đến công việc mà công ty chúng tôi tuyển dụng qua nguồn tin nào?
    Bạn biết đến công việc mà công ty chúng tôi tuyển dụng qua nguồn tin nào?

  2. Một câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời, nhưng thực ra với câu hỏi này các bạn đừng hấp tấp, hãy đưa ra câu trả lời một cách sáng suốt và nghiêm túc về những gì mình đã tìm hiểu hoặc học hỏi được về công việc mà mình ứng tuyển một cách ngắn gọn nhưng phải đáp ứng đủ các thông tin cần thiết về công việc.


    Ví dụ: Công việc này phù hợp với độ tuổi nào, thời gian bắt đầu công việc là bao giờ, hay đơn giản là giải thích được cơ bản về tên gọi của công việc,... Nói chung trình bày sao cho nhà tuyển dụng biết được mình đã tìm hiểu kha khá về công việc đó. Trả lời câu hỏi này tốt có nghĩa bạn đã ghi được một số điểm nhất định trong mắt nhà tuyển dụng.

    Bạn biết gì về công việc mình đang ứng tuyển?
    Bạn biết gì về công việc mình đang ứng tuyển?
    Bạn biết gì về công việc mình đang ứng tuyển?
    Bạn biết gì về công việc mình đang ứng tuyển?
  3. Chắc hẳn một số bạn đã từng rất đau đầu về câu hỏi này, một số bạn lần đầu nghe câu hỏi này có lẽ sẽ hơi bất ngờ chút. Nhưng nếu là các bạn có kinh nghiệm phỏng vấn thì trả lời câu hỏi này sẽ nhanh nhạy hơn. Để tránh những sai lầm hay những bối rối đáng tiếc trong phỏng vấn các bạn nên chuẩn bị tâm lí và tập rượt cho câu hỏi này thật kĩ, đây là một trong những câu hỏi mang tính chất quyết định.


    Đây là cơ hội của bạn để làm cho họ ngạc nhiên với khả năng nổi bật của bạn. Câu trả lời của bạn nên được tóm tắt lại với ba hoặc bốn lý do tốt nhất để tuyển bạn. Sẽ tốt hơn nữa nếu có ba hoặc bốn lý do chắc nịch với những ví dụ mô tả đáng nhớ hơn là ba hoa về một danh sách mười hai điểm mạnh mà không có một ngữ cảnh nào.


    Đây là một cơ hội để nhắc lại những điểm mạnh ấn tượng nhất của bạn hoặc mô tả những điểm đáng nhớ nhất của bạn, được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu hàng đầu trong mô tả công việc. Ba đến bốn điểm có thể bao gồm một sự kết hợp của những điều sau đây:

    • Có kinh nghiệp trong lĩnh vực có liên quan.
    • Có kinh nghiệm trong việc thực hiện những nhiệm vụ hoặc nghĩa vụ nhất định.
    • Có các kĩ năng công nghệ.
    • Có các kĩ năng mềm.
    • Có các thành tựu quan trọng.
    • Giải thưởng.
    • Bằng cấp và các khóa học.
    Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?
    Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?
    Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?
    Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?
  4. Một câu hỏi mang tính chất "thăm dò" rất cao. Sau phần giới thiệu hiểu biết sơ lược của ứng viên qua câu hỏi trên thì câu hỏi này là sự tiếp nối, phát triển thêm cho các câu hỏi. Mỗi ứng viện sẽ phải vạch sẵn ra cho mình một kế hoạch từ trước, mang được nhiều điều mới mẻ đến cho công việc.


    Câu hỏi kiểm tra sự sắp xếp, sáng tạo và tư duy của các ứng viên một cách trực tiếp. Các bạn hãy "Traning" thật tốt để trả lời câu hỏi này nhé. Nhưng cũng nên biết tự lượng sức mình để tránh đưa ra các chiến lược hay những kế hoạch vượt quá sức mình hoặc kém tính khả thi nhé.

    Bạn sẽ cống hiến cho chúng tôi những gì khi bạn ở vị trí công việc này?
    Bạn sẽ cống hiến cho chúng tôi những gì khi bạn ở vị trí công việc này?
    Bạn sẽ cống hiến cho chúng tôi những gì khi bạn ở vị trí công việc này?
    Bạn sẽ cống hiến cho chúng tôi những gì khi bạn ở vị trí công việc này?
  5. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objectives) là những mô tả về đích đến của bạn trong tương lai, đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn và xem xét liệu bạn có phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay không.


    Không chỉ có cái nhìn về thực tại mà các ứng viên phải cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu phấn đấu ở tương lai của bạn như thế nào. Một ví dụ đơn giản như: Công việc hiện tại là Telesale thì mục tiêu phấn đấu tương lai (1 năm đến 2 năm) làm trưởng nhóm hay tổ trưởng quản lí 5 - 10 thành viên. Còn gì tuyệt vời hơn khi tuyển dụng một người biết nhìn xa trông rộng phải không các bạn?

    Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào?
    Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào?
    Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào?
    Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào?
  6. Đã có một câu hỏi "Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?" thì sẽ có câu hỏi ngược lại, nhà tuyển dụng cũng muốn "nghe ngóng" xem các bạn tại sao lại lựa chọn họ, để hai bên lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn, sẽ thuận lợi cho công việc sau này đó.


    Đa số câu hỏi do nhà tuyển dụng đặt ra không có đáp án cụ thể. Tuy nhiên nếu được hỏi tại sao lại chọn công ty chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những câu trả lời khiến nhà tuyển dụng thỏa mãn. Bạn có thể trả lời câu hỏi tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi dựa vào những gợi ý sau:

    • Danh tiếng của công ty
    • Văn hóa doanh nghiệp
    • Vị trí tuyển dụng phù hợp với định hướng nghề nghiệp

    Mẫu câu trả lời bạn có thể tham khảo: “Có thể nói đây là môi trường giúp tôi phát triển được năng lực của bản thân. Khi biết được công ty luôn cố gắng nuôi dưỡng đam mê kinh doanh của nhân viên, điều đó thực sự rất ấn tượng với tôi. Tôi đang mong muốn cơ hội được làm chủ công việc và nói lên các ý kiến của mình. Vì thế một công ty khuyến khích sự đổi mới, không ràng buộc là điều tôi đang tìm kiếm.

    Ngoài ra tôi đã có một vài phút ở sảnh chờ trước khi vào phỏng vấn. Tôi có thể cảm nhận rõ nét nguồn năng lượng tích cực của mọi người đang làm việc ở đây. Mọi người đều rất vui vẻ trò chuyện. Về phía tôi, tôi nghĩ rằng điều này phản ánh các giá trị bình đẳng tại công ty…”

    Lí do gì khiến bạn lại lựa chọn chúng tôi mà không phải một cơ quan, tổ chức hay công ty nào khác?
    Lí do gì khiến bạn lại lựa chọn chúng tôi mà không phải một cơ quan, tổ chức hay công ty nào khác?
    Lí do gì khiến bạn lại lựa chọn chúng tôi mà không phải một cơ quan, tổ chức hay công ty nào khác?
    Lí do gì khiến bạn lại lựa chọn chúng tôi mà không phải một cơ quan, tổ chức hay công ty nào khác?
  7. Đối với câu hỏi "Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá so với yêu cầu công viêc?": Nhà tuyển dụng đang đánh giá khả năng nhận thức năng lực của bản thân các bạn, hãy trả lời một cách khéo léo khi nhà tuyển dụng hỏi câu này.


    Còn câu hỏi "Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân yếu quá so với yêu cầu công việc không?": Có thể nhà tuyển dụng đã nhìn thấy sự "non nớt" thiếu kinh nghiệm của các bạn trong quá trình phỏng vấn ở các câu hỏi trên. Nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp nhà tuyển dụng muốn tung hỏa mù để xem khả năng ứng phó của các bạn ra sao. Hãy lựa tình huống và thái độ của nhà tuyển dụng để trả lời nhé.

    Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá/hay yếu quá so với yêu cầu công việc?
    Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá/hay yếu quá so với yêu cầu công việc?
    Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá/hay yếu quá so với yêu cầu công việc?
    Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá/hay yếu quá so với yêu cầu công việc?
  8. Một người nhận thức đúng khả năng của mình thì rất là ok, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình để tiết chế cho phù hợp. Nhưng theo mình khi nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu của các bạn, các bạn nên lựa ra những điiểm yếu không ảnh hưởng mấy đến công việc mình đang ứng tuyển và thể hiện sự nỗ lực thay đổi những điểm yếu đó của bản thân. Nói chung trả lời sao cho nổi bật lên điểm mạnh của mình là ok nhất.


    Danh sách điểm mạnh:

    • Sáng tạo
    • Tính linh hoạt
    • Mềm dẻo
    • Tập trung
    • Sáng kiến
    • Trung thực
    • Tận tâm
    • Chính trực
    • Tinh thần cầu tiến, luôn học hỏi
    • Giải quyết vấn đề

    Danh sách điểm yếu:

    • Không an toàn
    • Cực kỳ hướng nội
    • Cực kỳ hướng ngoại
    • Định hướng quá chi tiết
    • Nói trước công chúng
    • Hiểu biết về tài chính
    • Quá nhạy cảm
    • Kĩ năng thuyết trình


    Điểm mạnh/điểm yếu nhất của bạn là gì? Bạn làm gì để khắc phục chúng?
    Điểm mạnh/điểm yếu nhất của bạn là gì? Bạn làm gì để khắc phục chúng?
    Điểm mạnh/điểm yếu nhất của bạn là gì? Bạn làm gì để khắc phục chúng?
    Điểm mạnh/điểm yếu nhất của bạn là gì? Bạn làm gì để khắc phục chúng?
  9. Câu hỏi này mục đích để nhà tuyển dụng nắm được mong muốn ứng viên, từ đó xem xét tính phù hợp với tính chất công việc, chế độ đãi ngộ và ngân sách của công ty.


    Chắc hẳn ai ai cũng mong muốn được làm việc trong môi trường trẻ trung năng động, thoải mái, lương ổn, chế độ đãi ngộ tốt. Người đứng đầu, người dẫn dắt thông minh, quan tâm, luôn đổi mới và đầy tinh thần sáng tạo. Nhưng cuộc sống không chỉ trải đầy hoa hồng như vậy, có những công ty, tổ chức có những thành viên không thể ưa được thì cũng cần biết hài hòa để tất cả cùng vui.

    Bạn mong muốn gì khi làm việc với chúng tôi?
    Bạn mong muốn gì khi làm việc với chúng tôi?
    Bạn mong muốn gì khi làm việc với chúng tôi?
    Bạn mong muốn gì khi làm việc với chúng tôi?
  10. Trước khi đến phỏng vấn các bạn hãy vạch sẵn một số kế hoạch mang tính sáng tạo để trả lời câu hỏi này một cách thuyết phục nhất với nhà tuyển dụng. Các bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được trước khi được nhận vào làm các bạn đã có sự chuẩn bị cho công việc ấy, điều ấy chứng tỏ bạn rất để tâm đến công việc mà mình ứng tuyển.


    Bạn sẽ ghi điểm tuyệt vời nếu chuẩn bị tốt cho câu hỏi này, bộc lộ được khả năng làm việc, lên kế hoạch, những dự định, bạn phải làm sao cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng của mình đủ để đáp ứng nhu cầu của công việc.

    Nếu được tuyển dụng vào vị trí công việc đó bạn có đề xuất hay kiến nghị gì với chúng tôi không?
    Nếu được tuyển dụng vào vị trí công việc đó bạn có đề xuất hay kiến nghị gì với chúng tôi không?
    Nếu được tuyển dụng vào vị trí công việc đó bạn có đề xuất hay kiến nghị gì với chúng tôi không?
    Nếu được tuyển dụng vào vị trí công việc đó bạn có đề xuất hay kiến nghị gì với chúng tôi không?
  11. Chắc chắn trước khi ứng tuyển vào vị trí công việc đang tuyển dụng thì các bạn đã tìm hiểu rất kĩ vấn đề này rồi. Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, mình có một số gợi ý cho các bạn khi trả lời câu hỏi này một cách gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng: "Khi đưa ra mức lương này em nghĩ công ty/tổ chức cũng đã tìm hiểu rất kĩ về năng lực phải bỏ ra của các ứng viên để đáp ứng nhu cầu công việc và đã đưa ra một mức lương phù hợp với công việc đó.


    Tất nhiên mức lương ấy cũng đáp ứng đa số các nhu cầu cho vấn đề chi phí sinh hoạt, không thì tại sao lại có nhiều người đến xin được tuyển dụng như vậy". Các bạn có thể nói thêm: "Còn sau này khi xem xét kết quả trực tiếp khi em làm ở vị trí công việc này lúc đó em sẽ xin đề xuất sau ạ, còn hiện tại em cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng đưa ra ở thời điểm này là phù hợp với khả năng của bản thân em".

    Mức lương mà bạn mong muốn khi làm việc với chúng tôi
    Mức lương mà bạn mong muốn khi làm việc với chúng tôi
    Mức lương mà bạn mong muốn khi làm việc với chúng tôi
    Mức lương mà bạn mong muốn khi làm việc với chúng tôi
  12. Mỗi người nghỉ việc đều có lí do riêng, người thì nghỉ vì không hợp sếp, làm một thời gian thấy không phù hợp với công việc, hoặc phũ phàng hơn là bị đuổi việc.


    Mình nghĩ các bạn khi trả lời câu hỏi này không nên đưa ra những lí do như vậy, nên trả lời khéo léo hơn để tránh trường hợp chưa được nhận vào làm đã gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Mọi câu trả lời đều được các nhà tuyển dụng đánh giá bạn, nên hãy chú ý đặc biệt đến câu hỏi này.

    Lí do gì khiến bạn nghỉ công việc trước?
    Lí do gì khiến bạn nghỉ công việc trước?
    Lí do gì khiến bạn nghỉ công việc trước?
    Lí do gì khiến bạn nghỉ công việc trước?
  13. Thu nhập có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ứng viên, trước khi đến phỏng vấn chắc hẳn các bạn cũng đã tìm hiểu khá rõ về vấn đề này rồi. Nên một câu trả lời mình nghĩ hợp lí nhất vào lúc này là trả lời gần sát hoặc cao hơn số tiền lương bạn nhận được khi làm công việc ứng tuyển khoảng 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.


    Nếu bạn trả lời thật thà hoặc mức lương trước quá cao so với lương hiện tại thì nhà tuyển dụng sẽ phải suy nghĩ về thời gian làm việc của bạn tại công ty đó.

    Thu nhập của công việc gần thời điểm này nhất mà bạn làm là bao nhiêu?
    Thu nhập của công việc gần thời điểm này nhất mà bạn làm là bao nhiêu?
    Thu nhập của công việc gần thời điểm này nhất mà bạn làm là bao nhiêu?
    Thu nhập của công việc gần thời điểm này nhất mà bạn làm là bao nhiêu?
  14. Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này vì nhiều mục đích. Họ muốn biết xem bạn có thể đi làm ngay cho họ không và bạn có cam kết sẽ tận tâm và gắn bó lâu dài với công ty họ không. Đây cũng là cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì để kết luận xem họ có nên tuyển dụng bạn hay không.


    Đối với câu hỏi này, bạn không nên trả lời một cách trực tiếp bằng cách đưa ra cụ thể một con số liên quan đến thời gian mà bạn sẽ làm việc cho công ty họ bởi vì việc này sẽ làm giảm cơ hội trúng tuyển của bạn. Thay vào đó, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng những kế hoạch dài hạn mà bạn sẽ thực hiện ở công ty họ. Hơn nữa, nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn tìm kiếm những ứng viên mà sẵn sàng làm việc cho họ về lâu về dài. Do đó, bạn có thể nói rằng bạn thích đối mặt với những thách thức mà công việc đó mang lại và thế nên bạn sẽ gắn bó với công ty. Không chỉ vậy, bạn có thể nói rằng mình không thích "nhảy việc" hay đổi công ty. Bên cạnh đó, nếu bạn đã làm việc ở công ty nào đó được 5 đến 7 năm, bạn cũng nên chia sẻ mới nhà tuyển dụng để nâng cao độ tin cậy cho câu trả lời của bạn.

    Bạn định làm việc với chúng tôi bao lâu?
    Bạn định làm việc với chúng tôi bao lâu?
    Bạn định làm việc với chúng tôi bao lâu?
    Bạn định làm việc với chúng tôi bao lâu?
  15. Trong quá trình phỏng vấn xin việc, có một câu hỏi mà hầu như tất cả các buổi phỏng vấn đều xuất hiện, và đây cũng là một trong những câu hỏi khiến các ứng viên bối rối thường vào thời điểm cuối buổi phỏng vấn "Nếu như được nhận bạn có nhận xét, đánh giá hay kiến nghị gì với chúng tôi không?"


    Nhận được câu hỏi này hầu hết các ứng viên đều thấy là nó hơi sớm để trả lời. Theo mình nghĩ một câu trả lời thông minh và phù hợp là: "Em nghĩ câu hỏi này e sẽ trả lời sau quá trình em vào làm việc tại công ty ạ" .

    Nếu như được nhận bạn có nhận xét, đánh giá hay kiến nghị gì với chúng tôi không?
    Nếu như được nhận bạn có nhận xét, đánh giá hay kiến nghị gì với chúng tôi không?
    Nếu như được nhận bạn có nhận xét, đánh giá hay kiến nghị gì với chúng tôi không?
    Nếu như được nhận bạn có nhận xét, đánh giá hay kiến nghị gì với chúng tôi không?




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy