Top 8 Câu hỏi về các phản ứng cơ thể con người mà bé hay hỏi nhất và cách trả lời khoa học

Trung Vũ 139 0 Báo lỗi

Rất nhiều hiện tượng, phản ứng rất tự nhiên của con người nhưng để lý giải những điều đó không phải ai cũng biết rõ. Chính vì vậy, việc các bé đặt những câu ... xem thêm...

  1. Nói với bé: Khóc là do buồn nhưng nó là một phản ứng phức tạp của con người. Bạn có thể khóc do đau đớn, buồn bã, thất vọng và thậm chí là niềm vui quá lớn. Tuy nhiên dù bạn khóc hay cười vì lý do gì đi chăng nữa thì nó đều là phản ứng tích cực của cơ thể. Vì thế nếu bạn cười đến phát khóc thì hãy coi đấy là một điều may mắn.


    Bạn cần biết rằng: Theo Fox, các chuyên gia thực sự cũng chưa lý giải được điều này. Nhưng có một điều chắc chắn là cười và khóc đều là phản ứng tâm lý giống nhau. Cả hai xảy ra khi bị một kích thích tình cảm cao, theo Robert R. Provine, chuyên gia tâm lý, Đại học Maryland, Baltimore County. Theo nghiên cứu sắp được công bố trên tạp chí Psychological Science (Khoa học tâm lý) của một nhóm các nhà tâm lý học đến từ Đại học Yale (Mỹ), khóc khi hạnh phúc là cách cơ thể chúng ta cân bằng cảm xúc. Đáp lại sự tràn ngập cảm xúc tích cực bằng một biểu hiện tiêu cực có thể giúp chúng ta phục hồi tốt hơn sau những cảm xúc mạnh mẽ.

    Tại sao con người lại cười đến phát khóc?
    Tại sao con người lại cười đến phát khóc?

  2. Nói với bé: Khi cắt hành, chúng ta làm rách tế bào biểu bì vỏ hành, giải phóng ra các enzym sản sinh ra một chất khí được gọi là propanethial sulfoxide. Một khi khí này bay đến mắt, nó phản ứng với nước mắt sản sinh ra axit sulfuric nhẹ, khiến con người thấy đau. Khi đó, não bộ phát tín hiệu đến tuyến lệ khiến con người chảy nước mắt để đẩy lùi khí kia ra.


    Bạn cần biết rằng: Theo các nhà khoa học, khi cắt hành, các tế bào của củ hành sẽ bị phá vỡ và giải phóng chất axit sulfenic. Chất axit này kết hợp với một enzyme có tên alliinase tạo thành chất khí gọi là propanethiol S-oxide. Chất khí này phản ứng với nước vốn luôn có trong mắt tạo nên axit sulfuric từ đó làm rát mắt. Hệ thần kinh xem đây như kích thích và điều khiển tuyến lệ tiết ra nước mắt nhiều hơn nhằm rửa trôi tác nhân lạ này. Khí khóc này phát triển như một cơ chế bảo vệ hành tây khỏi những vi khuẩn và động vật có thể làm hại chúng, trong đó có chính… con người. "Xâm hại" đến hành tây sẽ kích hoạt khả năng tự vệ của nó: khi tế bào bị phá vỡ, phản ứng hóa học đặc biệt sẽ bắt đầu. "Tuy nhiên, nếu một trong hai bị phá hủy, chúng sẽ gặp nhau và tạo thành phản ứng", ông Marcin Golczak, nhà hóa sinh học ở Đại học Case Western Reserve, giải thích.

    Tại sao củ hành lại khiến con người chảy nước mắt?
    Tại sao củ hành lại khiến con người chảy nước mắt?
  3. Nói với bé: Đây là phản ứng của cơ thể khi bạn đang sợ hãi, cảm thấy lạnh, hay vừa nghe một bản nhạc đặc biệt, thậm chí khi nghe tiếng ken két của ma sát do hai vật va chạm nhau. Tuy nhiên, không có bất kỳ lý do sinh học nào giải thích về hiện tượng lạ này, mà nó cũng không có lợi cho sức khỏe. Nổi da gà là dấu hiệu được kế thừa từ tổ tiên chúng ta. Tương tự như những loài động vật có nhiều lông cứng, chúng thường xù lông lên khi phản vệ hay để giữ nhiệt cho cơ thể. Do quá trình tiến hóa, con người mọc ít lông hơn nên chúng ta thấy rõ hiện tượng lỗ chân lông nổi lên để thay cho mục đích... xù lông.


    Bạn cần biết rằng: Nổi da gà hay còn gọi là sởn gai ốc hay nổi gai ốc là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra khi bị lạnh hoặc gặp cảm xúc mạnh như sợ hãi, bất ngờ, tức giận, phấn khích… Khi đó, da sẽ tạo thành những nốt nổi tròn phồng nhỏ nổi lên trên da do chân lông tự co thắt. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Lông cắm sâu vào da và chân lông được nằm trong một bao (nang). Mỗi nang được một cơ sẽ làm nang phồng lên, đội lớp da lên tạo thành những hột trên mặt của da. Ðó là “da gà”. Khi nang phồng lên, sợi lông bên trong sẽ dựng đứng lên. Nổi da gà thường thấy rõ nhất trên cánh tay, chân, cổ… Ở một số trường hợp nổi da gà thể xuất hiện cả trên mặt. Chúng sẽ tự hết khi những tác nhân kích thích trên biến mất.

    Tại sao lại nổi da gà?
    Tại sao lại nổi da gà?
  4. Nói với bé: Hiện tượng này thường gặp khi cơ thể bạn gặp lạnh đột ngột. Phản ứng co cơ bắp này giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, tránh cái lạnh xâm nhập. Đồng thời, đó còn là dấu hiệu của quá trình homestasis (cân bằng nội môi) để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa để duy trì sự ổn định các chức năng của nội tạng giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể.


    Bạn cần biết rằng: Hiện tượng rùng mình xảy ra là cách cơ thể của bạn phản ứng trong trường hợp thay đổi nhiệt độ nhanh chóng hoặc nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên, đây không chỉ là phản ứng của cơ thể trong môi trường lạnh, rùng mình còn là triệu chứng của căn bệnh nào đó cần được điều trị ngay. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn rùng mình. Khi nhiệt độ giảm xuống một mức nhất định, bạn có thể bắt đầu cảm thấy run rẩy. Rùng mình giúp nhiệt độ cơ thể ấm lên nhằm thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Rùng mình có thể làm cơ thể ấm lên rất lâu. Sau một vài giờ, cơ bắp của bạn sẽ hết glucose (đường) để lấy nhiên liệu, và sẽ trở nên quá mệt mỏi để co bóp và thư giãn. Hiện tượng rùng mình ở mỗi người sẽ xảy ra ở các mức nhiệt độ khác nhau. Ví dụ, trẻ em không có nhiều mỡ dưới da, vì thể rùng mình có thể xảy ra với nhiệt độ cao hơn so với người lớn. Sự nhạy cảm của bạn với môi trường lạnh cũng có thể thay đổi theo tuổi tác hoặc vì những lo ngại về sức khỏe. Ví dụ, nếu bạn có tuyến giáp hoạt động kém ( suy giáp ), bạn có khả năng cảm thấy lạnh hơn so với người không mắc bệnh. Gió hoặc nước thấm vào quần áo của bạn cũng có thể khiến bạn cảm thấy lạnh hơn và dẫn đến hiện tượng rùng mình.

    Tại sao con người lại có hiện tượng run rẩy?
    Tại sao con người lại có hiện tượng run rẩy?
  5. Nói với bé: Nhiều người cho rằng, ngáp là do mệt mỏi hay buồn chán, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, ngáp có thể chỉ là một cách để giúp bộ não được mát mẻ. Về cơ bản, nó như bộ máy điều hòa không khí của bộ não, giúp bạn tỉnh táo hơn mỗi khi căng thẳng. Đặc biệt, mỗi khi nhìn thấy người khác ngáp bạn cũng có khả năng ngáp theo.


    Bạn cần biết rằng: Ngáp là hiện tượng sinh lý tự nhiên, làm mát não và thể hiện cảm xúc giao tiếp, đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh lý. Ngáp là một phản xạ không tự nguyện, miệng mở to, hít thở sâu và khí tràn vào phổi. Khi đó màng nhĩ căng ra, mắt nhắm chặt và bị chảy nước. Ngáp là một chức năng của hơi thở, khi máu cần oxy. Một cái ngáp gây ra một lượng không khí lớn, khiến tim đập nhanh hơn. Ngáp khiến hàm kéo dài làm tăng lưu lượng máu ở mặt và cổ. Khi hít lượng không khí lớn, máu và dịch tủy sống quay vòng qua cơ thể nhanh hơn, giúp hạ nhiệt bộ não.

    Tại sao lại ngáp?
    Tại sao lại ngáp?
  6. Nói với bé: Nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ, không liên tục của cơ hoành và cơ liên sườn. Nếu có tác nhân nào đó kích thích cơ hoành gây co thắt, khiến không khí đi vào cổ họng và đập vào thanh quản. Lúc đó, dây thanh quản đóng lại đột ngột và tạo ra âm thanh “hic”.


    Bạn cần biết rằng: Để thở, phổi làm việc cùng với cơ hoành, một cơ bắp giúp kéo không khí vào phổi và sau đó giải phóng không khí ra khỏi phổi. Nếu ăn hoặc uống quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc… khiến luồng khí đi vào ổ bụng, kẹt trong cổ họng, cơ hoành bị kích thích và gây ra tiếng nấc. Nếu bạn bị nấc vài phút hoặc chỉ trong 1 ngày thì không sao nhưng nếu quá 24 tiếng thì cần xem xét đến bệnh lý và đi khám bác sĩ ngay.

    Vì sao lại bị nấc?
    Vì sao lại bị nấc?
  7. Nói với bé: Đỏ mặt thường xuất hiện khi bạn lúng túng, xấu hổ hoặc sợ sệt, có vấn đề về huyết áp hoặc nhịp tim. Cơ chế sinh học của hiện tượng này là khi các mạch máu trên khuôn mặt nở rộng ra sẽ khiến máu chảy tới má nhiều hơn, vì vậy tạo nên sắc hồng hào. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể khẳng định lợi ích của phản ứng này là gì.


    Bạn cần biết rằng: Khi bạn ở trạng thái cảm xúc căng thẳng, chẳng hạn như xấu hổ khi va vào tách cà phê của ai đó, hoặc hồi hộp khi bắt gặp ánh mắt của một người rất lôi cuốn, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra adrenalin. Điều này làm cho các mạch máu giãn ra để máu và ô-xy có thể di chuyển nhanh hơn trong cơ thể. Và không chỉ có đôi má của bạn đỏ ửng lên, các “vùng bị đỏ” cũng có thể bao gồm tai, cổ và ngực và mỗi người cũng bị đỏ mặt theo những cách khác nhau. Một số người thì đỏ mặt rất nhanh chóng, một số lại từ từ lan ra các nơi trên cơ thể. Một số người dễ đỏ mặt hơn những người khác, đôi khi còn có người mắc chứng sợ bị đỏ mặt erythrophobia.

    Tại sao con người lại đỏ mặt?
    Tại sao con người lại đỏ mặt?
  8. Nó với bé: Hiện tượng này là do để bôi trơn miệng, giúp tiêu hóa thức ăn, bảo vệ miệng và răng trước lúc bắt đầu nôn. Đôi khi xảy ra cả lúc bạn nghĩ đến hoặc nhìn một số thức ăn ngon, vị chua… Ngoài ra, chảy nước miếng cũng là cách báo hiệu của đói bụng.


    Bạn cần biết rằng: Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng chảy nhiều nước dãi ở cả trẻ em và người lớn: những bệnh gây rối loạn ở các tuyến nước bọt; các yếu tố kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều như ăn nhiều hạt tiêu, ớt; những người có thói quen ăn bữa tối quá no và muộn; những người bị căng thẳng thần kinh, lo âu sợ hãi; người có tật... người có tật nghiến răng khi ngủ; bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, thực quản; người có thói quen ăn nhiều thức ăn có vị chua như chanh, cam, bưởi, quýt, sấu, tầm duột... Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần nói cho con hiểu và thực hiện các biện pháp giảm tiết nước dãi như ăn ít ớt, hạt tiêu, hành, tỏi; bỏ hẳn thói quen nhai kẹo cao su (nếu có thói quen này); không nên ăn bữa tối quá no hoặc quá muộn; phòng tránh các căng thẳng thần kinh như áp lực trong học tập, trong quan hệ với người trong gia đình hay ở lớp, ở trường, giải tỏa những điều làm cho cháu lo âu, sợ hãi...

    Tại sao con người hay chảy nước miếng?
    Tại sao con người hay chảy nước miếng?




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy