Top 7 Đặc điểm trên khuôn mặt mà trẻ em hay hỏi nhất và cách trả lời khoa học
Theo nhân tướng học, người sở hữu những đặc điểm khuôn mặt dưới đây cuộc đời không mấy khi phải lo nghĩ về tiền, cuộc sống rủng rỉnh tiền tiêu, càng về hậu vận ... xem thêm...càng phát. Thế nhưng đối với các bé thì những đặc điểm trên khuôn mặt luôn là một trong những chủ đề được trẻ em quan tâm. Hãy dùng Toplist tìm hiểu những đặc điểm trên khuôn mặt mẹ trẻ em hay hỏi và cách trả lời khoa học.
-
Tại sao mắt nhìn được đồ vật?
Nói với bé: Hình ảnh bên ngoài như cây cối, hoa lá, con người… được biệt hóa thành nhiều điểm nhỏ thu vào trong mắt (ta ví mắt như một cái máy quay phim hiện đại) đến tiêu điểm của mắt còn gọi là hoàng điểm rồi chuyển thành các xung động thần kinh lên trung khu thần kinh thị giác ở đồi thị các xung động được dẫn truyền đến từng tế bào võng mạc truyền lên thị thành thần kinh, lên giao thoa thị giác đến trung khu thị giác để phân tích hình ảnh cho con người biết đó là người hay vật.
Bạn cần biết rằng: Mắt là một bộ máy quang học hiện đại nhất bao gồm từ ngoài vào trong giác mạc, thủy dịch, đồng tử, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc và cuối cùng là thị thần kinh. Trong đó có những tổ chức chiết quang chủ yếu như giác mạc và thể thủy tinh đóng vai trò một thấu kính. Giác mạc và thể thủy tinh có mặt tròn lồi như được cấu tạo bởi hai lăng kính nối với nhau bằng các đáy của chúng. Điều tiết là một khả năng của mắt tăng thị lực khúc xạ hệ thống quang học của mình, do đó, mắt phân biệt được các vật ở gần hay xa. Sự điều tiết ấy do thể thủy tinh có khả năng biến đổi độ cong của mình nhờ thần kinh chỉ huy các dây chằng zinn co giãn, co kéo thể thủy tinh đàn hồi.
-
Tại sao môi lại màu đỏ?
Nói với bé: Phần da môi không có Melanocyte, do đó cũng không có melanin để tạo sắc tố da. Hơn nữa, môi lại là vùng có nhiều mạch máu, cùng với lớp biểu bì của da môi cực kỳ mỏng, do đó sắc đỏ của các mạch máu thể hiện rất rõ. Đó là lý do khiến màu đỏ tươi của máu được chuyển hóa thành màu đỏ hồng của môi chúng ta (màu của các mạch máu khi đi qua ba lớp cầu tạo thành phần của môi).
Bạn cần biết rằng: Da của đôi môi không giống các phần da còn lại của cơ thể chúng ta. Điều này có thể giải thích do chúng mỏng hơn các vùng da khác. Da thường được cấu tạo từ ba lớp tách biệt: Biểu bì, trung bì và hạ bì. Biểu bì chính là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, chúng bao gồm các tế bào đã chết, do đó có chức năng bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn và giúp tránh mất các chất lỏng cần thiết. Phần da môi không có Melanocyte, do đó cũng không có melanin để tạo sắc tố da. Hơn nữa, môi lại là vùng có nhiều mạch máu, cùng với lớp biểu bì của da môi cực kỳ mỏng, do đó sắc đỏ của các mạch máu thể hiện rất rõ.
-
Tại sao chúng ta có hai lỗ mũi?
Nói với bé: Nghiên cứu cho thấy, khi một lỗ mũi bị nút kín không thể thông khí thì một loạt cơ chế phản xạ bảo vệ mũi xảy ra, làm cho cơ thể vẫn hô hấp, và hệ thống hô hấp sẽ hoàn toàn chuyển dịch sang một lỗ mũi khác. Thứ hai, hai lỗ mũi khiến cơ thể vận động, hô hấp càng có hiệu quả, thúc đẩy toàn bộ quá trình trao đổi chất.
Bạn cần biết rằng: Tổ tiên sống dưới nước của chúng ta có hai lỗ mũi phía trước để cho nước vào hai lỗ mũi phía sau và thải nước ra. Chiếc mũi lúc ấy chỉ dùng để thở chứ không phải để ngửi. Sự tiến hoá của chiếc mũi như chúng ta biết ngày nay đã bắt đầu từ khi các động vật có xương sống lên đất liền phối hợp với sự dời chỗ của hai lỗ mũi. Lúc đầu, chúng nằm trong hàm răng, sau đó dời xuống hầu. Ngày nay ngoài việc thở bằng hai xoang mũi, chúng ta còn có thể cảm nhận mùi của những món chúng ta đang ăn hay các loại nước chúng ta đang uống. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng lỗ mũi thứ hai không chỉ dùng để ngửi nhiều mùi mà còn giúp cho thở tốt hơn. Khi ngửi 50% một mùi trong mỗi lỗ mũi, nó được cảm nhận nhiều hơn so với việc ngửi chỉ bằng một lỗ mũi.
-
Tại sao chúng ta hay nháy mắt?
Nói với bé: Điều này có thể liên quan đến các cử động khác của mặt, đầu hoặc cổ, chớp mắt quá nhiều có thể là do các vấn đề về mí mắt, thói quen, lỗi khúc xạ, mắt lé và cả căng thẳng. Mục đích chính của việc chớp mắt là làm sạch và giữ ẩm mắt, bảo vệ chúng bằng cách quét sạch các hạt nhỏ bụi hoặc chất bẩn có thể gây kích ứng.
Bạn cần biết rằng: Chúng ta đều chớp mắt, hầu hết thời gian là chớp mắt một cách tự nhiên mà không nhận thức được nó. Đôi khi chúng ta chớp mắt như là một phản xạ với các kích thích bên ngoài, ví dụ côn trùng đột ngột xuất hiện trước mắt bạn. Thậm chí chúng ta chớp mắt tự nhiên để làm mắt sáng rõ hơn hoặc khi mắt cảm thấy mệt mỏi. Khi chúng ta chớp mắt, não bộ sẽ định vị lại nhãn cầu, nhờ vậy chúng ta có thể tiếp tục tập trung vào những gì đang quan sát. Thời điểm chớp mắt, nhãn cầu di chuyển về lại vị trí hốc mắt, khi mắt mở ra trở lại, nhãn cầu thường không trở lại đúng vị trí ban đầu. Sự thiếu đồng bộ này tức thời làm não bộ kích hoạt các cơ mắt nhằm chỉnh lại tầm nhìn của chúng ta, đôi lúc bộ não kiểm soát lại thời gian chớp mắt cho phù hợp.
-
tại sao đôi mắt lại ở phía trước?
Nói với bé: Thượng Đế đã sắp xếp hẳn có lý lẽ riêng của người. Bạn thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý. Tạo hóa đã sắp xếp cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý. Hai mắt chúng ta ở đằng trước, để chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
Bạn cần biết rằng: Chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào giải thích lý do tại sao nước mắt lại ở phía trước. Tuy nhiên chúng ta có thể giải thích cho bé hiểu bằng những câu chuyện đã được truyền tai nhau. Thượng Đế đã sắp xếp hẳn có lý lẽ riêng của người. Bạn thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý. Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài: Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
-
Tại sao lại có răng khôn?
Nói với bé: Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên. Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.
Bạn cần biết rằng: Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn. Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu... Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
-
Tại sao lại có lông mi?
Nói với bé: Lông mi có chức năng bảo vệ mắt khỏi những hạt độc hại trong không khí như bụi bẩn, vật thể li ti và cát. Chúng giúp ngăn chặn những hạt này rơi vào mắt. Lông mi cũng bảo vệ đôi mắt khỏi mồ hôi hay mưa rơi vào. Hình dáng của lông mi cong lên là cách tốt nhất để ngăn chặn những giọt nước thấm vào mắt.
Bạn cần biết rằng: Lông mi có cấu tạo 97% keratin và 3% nước. Lông mi của bào thai được hình thành từ lớp ngoại bì trong khoảng từ tuần 22 đến tuần 26 của thai kỳ. Nếu bị nhổ đi, lông mi mất từ 7 đến 8 tuần để mọc lại, nhưng liên tục nhổ đi có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Màu của lông mi có thể khác so với màu của tóc, nhưng chúng thường có màu tối ở những người có màu tóc tối và màu sáng ở những người có màu tóc sáng. Lông mi không bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố cho nên chúng không bị ảnh hưởng bởi tuổi dậy thì. Lông mi có chức năng bảo vệ mắt khỏi những hạt độc hại trong không khí như bụi bẩn, vật thể li ti và cát. Chúng giúp ngăn chặn những hạt này rơi vào mắt. Lông mi cũng bảo vệ đôi mắt khỏi mồ hôi hay mưa rơi vào. Hình dáng của lông mi cong lên là cách tốt nhất để ngăn chặn những giọt nước thấm vào mắt. Tác dụng lớn nhất của nó là giúp mắt khỏi bị ánh sáng quá mạnh chiếu vào ánh sáng phát ra từ mặt trời. Nó có vai trò trong việc lọc ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt của bạn, đồng thời ngăn bụi rơi vào mắt.