Top 8 Câu hỏi ngộ nghĩnh của bé về trái cây và cách trả lời khoa học nhất

Linh Lập 200 0 Báo lỗi

Bé luôn có những câu hỏi thú vị về cuộc sống xung quanh bằng đôi mắt trẻ thơ trong sáng mà chúng ta không bao giờ nghĩ ra được. Những câu hỏi tưởng chừng đơn ... xem thêm...

  1. Nói với bé: Cà chua vừa là trái cây vừa là rau con ạ. Vì chúng đều là những nguồn giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hơn nữa rau là tất cả các bộ phận khác của thực vật, chẳng hạn như rễ, lá và thân. Nên cà chua là quả và là một bộ phận của cây nên nó vừa là trái cây, vừa là rau.


    Bạn nên biết rằng: Theo khoa học thì cà chua là trái cây vì chúng hình thành từ một bông hoa và có chứa hạt. Tuy nhiên, quan niệm ẩm thực thông thường cho rằng cà chua là một loại rau. Đối với tất cả các mục đích, người ta có thể nói cà chua vừa là một loại trái cây vừa là một loại rau. Và theo nhà văn Miles Kington, từ một thế kỷ trước đã tóm tắt cuộc tranh luận này bằng một câu độc đáo: "Kiến thức sẽ biết rằng cà chua là một loại trái cây. Nhưng trí tuệ sẽ không đặt nó trong món salad trái cây."

    Cà chua là trái cây hay rau?
    Cà chua là trái cây hay rau?
    Cà chua là trái cây hay rau?

  2. Nói với bé: Con có biết cà rốt rất nhiều vitamin A không nào? và thường những loại trái cây giài vitamin A đều có màu đỏ, màu cam đó. Ngoài ra các thành phần chất trong cà rốt cũng quyết định màu sắc của chúng nữa nhé.


    Bạn nên biết rằng: Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Genetics hôm 9/5 vừa qua, cho thấy, hệ gen DCAR_032551 không chỉ giúp cà rốt có màu cam mà còn làm tăng cường lượng carotenoid - tiền chất của vitamin A - rất tốt cho thị lực. Giáo sư Phil Simon và các đồng nghiệp thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu hệ gene hoàn chỉnh của cà rốt Nantes có xuất xứ từ nước Pháp. Qua đó, các nhà khoa học phát hiện, cà rốt chứa khoảng 32.115 gene, trong đó có khoảng 30.000 gene quyết định nên màu cam của cà rốt và tạo ra các carotenoid.

    Tại sao cà rốt lại có màu cam?
    Tại sao cà rốt lại có màu cam?
    Tại sao cà rốt lại có màu cam?
  3. Nói với bé: Quả chanh tuy nhỏ nhưng rất lợi hại vì nó rất chua. Chanh khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Con vẫn nhớ vị chua của chanh chứ, đó là do một số chất trong quả chanh gây nên, đặc biệt là axit đó con ạ.


    Bạn có biết: Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol / lít) axin ticrit, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Điều này làm cho nước ép chanh không đắt, có thể sử dụng thay axít cho các thí nghiệm khoa học trong giáo dục. Bởi vì có vị chua, nhiều thức uống và kẹo có mùi vị đã xuất hiện, bao gồm cả nước chanh.

    Tại sao chanh lại chua
    Tại sao chanh lại chua
    Tại sao chanh lại chua
  4. Nói với bé: Con thật biết cách cảm nhận. Đúng là ăn dứa nhiều sẽ bị rát lưỡi. Không chỉ ăn dứa mà ăn cái gì nhiều quá cũng sẽ gây ra cảm giác hơi khó chụi. Còn cảm giác rát lưỡi khi ăn dứa là do thành phần chất của quả dứa gây ra con ạ. Nhưng nếu con ăn một chút hoặc vừa đủ thì sẽ không có cảm giác đó nữa đâu.


    Bạn nên biết rằng: Nhiều người vẫn cho rằng, cảm giác rát đó được gây ra bởi acid có trong dứa. Tuy nhiên lý do thực sự là do quả dứa có chứa chất bromelain - một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm. Enzyme bromelain nằm tập trung nhiều trong lõi và vỏ dứa. Chất này có lợi cho sức khỏe nhưng trong trường hợp tiếp xúc với lớp da nhạy cảm và xung quanh miệng làm phân hủy các protein gây ra cảm giác đau rát. Đây không phải là một vấn đề quá lớn vì không gây nguy hại đáng kể gì cho cơ thể.

    Vì sao ăn dứa lại hay rát lưỡi?
    Vì sao ăn dứa lại hay rát lưỡi?
    Vì sao ăn dứa lại hay rát lưỡi?
  5. Nói với bé: Loại ớt cay được nói đến trong bài viết này là loại ớt nhỏ khi chín sẽ có màu đỏ và ăn vào thì cay xé cả lưỡi. Đây là một thứ gia vị rất được ưa chuộng và không thể thiếu khi ăn của một số người. Con có biết không trong ớt có một loại chất kích thích các niêm mạc da và lưỡi của chúng ta. Khiến chúng ta sẽ có cảm giác cay nóng ở lưỡi, môi.


    Bạn nên biết rằng: Capsaicin là một chất được lấy ra từ ớt, chính chất này tạo ra vị cay khi ăn ớt. Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước. Vì thế trong trường hợp ăn bị cay quá, dùng nước chỉ giảm được độ cay phần nào, những thức ăn có sữa sẽ giúp ta nhiều hơn. Ngoài ra chính nhờ vào vị cay của mình mà quả ớt có thể giúp cho bản thân tránh được một số loại thú ăn quả. Còn đối với một số loài như chim có thể chịu được vị cay của quả ớt.

    Tại sao ớt lại cay?
    Tại sao ớt lại cay?
    Tại sao ớt lại cay?
  6. Nói với bé: Câu hỏi này rất hay đó, thậm chí nó còn cong như trăng khuyết, cong như dấu hỏi, cong như dấu á,... con có mắt quan sát rất tốt. Lý do quả chuối bị cong là có liên quan đến cách thức giống cây này sinh trưởng. Những quả chuối sẽ mọc thành từng nải, và nhiều nải tạo thành một buồng.


    Bạn nên biết rằng: các quả chuối trải qua một quá trình khá thú vị có tên "phát triển ngược so với trọng lực Trái Đất" (Negative Geotropism). Thay vì mọc trĩu xuống như những loại trái cây khác, những quả chuối mọc ra lại theo hướng ánh Mặt Trời, khiến nó bị cong tự nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng này do từ xưa chuối là một loài thực vật hoang dã, nó phát triển ở tầng giữa của rừng, nơi đón rất ít ánh Mặt Trời. Nếu trái của cây mọc theo hướng trọng lực của Trái Đất (hay quả chuối trở nên thẳng), cây sẽ mất thăng bằng do quá nặng và sẽ bị gãy đổ.

    Tại sao quả chuối lại cong?
    Tại sao quả chuối lại cong?
    Tại sao quả chuối lại cong?
  7. Nói với bé: Quả dừa có nước thật khó để lý giải vì nó quá đặc biệt nhưng con có thấy nước dừa rất ngon phải không, chính vì sự tò mò đó mà nước dừa trỏ nên thú vị hơn. Và chắc chắn một điều rằng nước dừa ở trong quả dừa là tự nó sinh ra chứ không phải từ ngoài đưa vào, theo quá trình phát triển và cấu tạo của tự thân giống cây dừa và đó là một đặc điểm rất riêng của quả dừa.


    Bạn nên biết rằng: Chất lỏng chảy nước mà chúng ta gọi nước dừa không nhận được vào dừa từ bên ngoài. Nó thực sự được sản xuất trong dừa bởi mô hạt của chính nó. Dừa là kết quả của lòng bàn tay dừa. Bên trong vỏ cứng rắn là hạt giống bên trong, hoặc hạt. Chỉ cần bên trong vỏ cứng là một lớp dừa trắng. Trung tâm rỗng được làm đầy với một chất lỏng chảy nước mà nguồn cung cấp độ ẩm cho hạt giống. Vào cuối cùn của vỏ cứng là ba điểm tròn. Nó là thông qua một trong những "đôi mắt" là dừa mầm cọ trẻ từ hạt nhân bên trong.

    Tại sao quả dừa lại có nước?
    Tại sao quả dừa lại có nước?
    Tại sao quả dừa lại có nước?
  8. Nói với bé: Không phải ai cũng thấy sầu riêng có mùi hôi đâu nha, thậm chí có người còn rất thích mùi này và cho rằng nó rất thơm đó. Sầu riêng có mùi hôi là một đặc trưng về hương vị của nó và do một số chất riêng khiến nó có mùi giống mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống tạo cảm giác khó chịu. Nhưng giá trị dinh dưỡng mà quả sầu riêng mang lại rất cao.


    Bạn nên biết rằng: Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Hóa học Thực phẩm Đức tiến hành kiểm tra hợp chất bay hơi từ phần thịt quả sầu riêng bằng phương pháp phân tích hương thơm dịch chiết pha loãng (AEDA) và phương pháp phân tích sắc ký khí. Họ phân lập 19 hợp chất cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng để tạo ra mùi tổng thể của trái sầu riêng.

    Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những hợp chất mạnh nhất trong trái sầu riêng tạo ra mùi giống như mùi của trái cây, hành tây thối và hành tây nướng. Những hợp chất có mùi yếu hơn thì giống bắp cải và lưu huỳnh. Ngoài ra, chỉ cần phối hợp hai hợp chất thành phần là ethyl (2S)-2-methylbutanoate và 1-(ethylsulfanyl)ethanethiol sẽ tạo ra mùi tổng thể của toàn bộ trái sầu riêng.

    Tại sao sầu riêng có mùi hôi?
    Tại sao sầu riêng có mùi hôi?
    Tại sao sầu riêng có mùi hôi?
    Tại sao sầu riêng có mùi hôi?




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy