Top 10 Câu hỏi về Sao Thuỷ mà trẻ em hay hỏi nhất và cách trả lời khoa học

Trung Vũ 564 0 Báo lỗi

Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái ... xem thêm...

  1. Nói với bé: Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời của chúng ta và gần Mặt Trời nhất, nó chỉ lớn hơn Mặt Trăng một chút. Không những vậy, một năm trên Sao Thuỷ còn rất ngắn, chỉ vỏn vẹn 88 ngày. Con thử tưởng tượng rằng: Nếu sống trên Sao Thuỷ thì cứ cách 3 tháng, chúng ta lại đón Tết một lần. Nghe thật buồn cười phải không nào? Ngoài ra, chính bởi tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius, vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes.


    Bạn cần biết rằng: Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Nghiên cứu về khoa học vũ trụ là một ngành nghiên cứu rất phức tạp, chính vì vậy, việc giải thích cho trẻ em hiểu về chúng lại càng khó hơn. Cách tốt nhất để trả lời khi gặp những câu hỏi kiểu này là sử dụng những kiến thức về phim ảnh, truyện tranh gần gũi với bé để mô tả khái quát nội dung cần truyền đạt.

    Sao Thuỷ to đến mức nào?
    Sao Thuỷ to đến mức nào?
    Sao Thuỷ to đến mức nào?
    Sao Thuỷ to đến mức nào?

  2. Nói với bé: Có phải con đang nghĩ rằng Sao Thuỷ là hành tinh gần với Mặt Trời nhất nên nó sẽ là hành tinh nóng nhất phải không? Thế nhưng đáp án lại là "Không" nhé! Do Sao Thuỷ là một hành tinh chỉ toàn đất đá, đồng thời đây cũng là nơi hầu như không có không khí nên việc hập thụ nhiệt của Mặt Trời là rất kém. Giống như con đã từng biết thì đất bao giờ cũng hấp thụ nhiệt kém hơn nước mà trên Sao Thuỷ lại không có nước mà chỉ toàn đất đá, chính vì vậy việc nơi này không có nhiệt độ cao nhất cũng là điều dễ hiểu phải không nào?


    Bạn cần biết rằng:


    Do hành tinh hầu như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng, bề mặt Sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong số các hành tinh, thay đổi từ −173 °C vào ban đêm tới 427 °C vào ban ngày. Trục quay của Sao Thủy có độ nghiêng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời (khoảng 1⁄30 độ), nhưng hành tinh lại có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất. Tại viễn điểm quỹ đạo, Sao Thủy ở cách xa Mặt Trời hơn 1,5 lần khi so với hành tinh ở cận điểm quỹ đạo.


    Bề mặt hành tinh có rất nhiều hố va chạm nhìn trông giống như bề mặt của Mặt Trăng, và hành tinh không còn hoạt động địa chất trong hàng tỷ năm trước. Hãy sử dụng những kiến thức đơn giản mà bé đã được học ở lớp để giải thích những hiện tượng tự nhiên sẽ là một trong những sự lựa chọn không tồi để tạo ra một câu trả lời vừa hoàn hảo lại vừa giúp bé củng cố kiến thức nền tảng.

    Trong 8 hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, có phải nhiệt độ trên Sao Thuỷ là cao nhất không?
    Trong 8 hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, có phải nhiệt độ trên Sao Thuỷ là cao nhất không?
    Trong 8 hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, có phải nhiệt độ trên Sao Thuỷ là cao nhất không?
    Trong 8 hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, có phải nhiệt độ trên Sao Thuỷ là cao nhất không?
  3. Nói với bé: Ở lớp, các cô đã dạy con là chúng ta cần phải có khí oxy để thở phải không nào? Chính bởi loại khí này mà con người mới có thể duy trì sự sống ở trên Trái Đất. Thế nhưng trên Sao Thuỷ lại không được như vậy, khí quyển của Sao Thuỷ rất mỏng, chỉ bao gồm rất ít oxy mà chủ yếu là những loại khí khác con người không cần dùng cho sự hô hấp. Chính vì vậy, chúng ta không thể thở được khi đứng trên Sao Thuỷ nhé?


    Bạn cần biết rằng:


    Sao Thủy có bầu khí quyển rất mong manh và rất khác nhau chứa hydro, heli, oxy, natri, canxi, kali và hơi nước. Các nguyên tố ngoại quyển chủ yếu đến từ hoặc là gió Mặt Trời hoặc lớp vỏ của hành tinh. Gió Mặt Trời đẩy các khí của khí quyển Sao Thủy ra xa Mặt Trời tạo thành một cái đuôi giống như sao chổi phía sau của hành tinh tính từ hướng Mặt Trời.


    Các nguyên tử bị thổi bay ra khỏi bề mặt Sao Thuỷ bởi gió Mặt Trời và các va chạm của thiên thạch cỡ micromet tạo ra ngoại quyển của Sao Thủy. Đối với những câu hỏi như này, các bạn nên lấy ví dụ thực tế về Trái Đất sau đó so sánh với Sao Thuỷ để cho bé thấy được sự khác nhau giữa hai hành tinh cũng như tìm ra câu trả lời một cách dễ dàng.

    Có thể thở được khi đứng trên Sao Thuỷ không?
    Có thể thở được khi đứng trên Sao Thuỷ không?
    Có thể thở được khi đứng trên Sao Thuỷ không?
    Có thể thở được khi đứng trên Sao Thuỷ không?
  4. Nói với bé: Trên Sao Thuỷ có ngày và tháng giống như trên Trái Đất con nhé! Tuy nhiên sự phân chia ngày đêm hay thời gian của một năm trên Sao Thuỷ lại rất khác với Trái Đất. Một ngày trên Sao Thuỷ dài bằng 59 ngày Trái Đất. Một chu kỳ ngày đêm trên Sao Thuỷ dài bằng 175,97 ngày Trái Đất. Thủy Tinh quay một vòng quỹ đạo hoàn chỉnh quanh Mặt trời chỉ trong 88 ngày Trái đất.


    Bạn cần biết rằng:


    Hành tinh bị khóa thủy triều với Mặt Trời do đó nó quay trên quỹ đạo rất khác so với các hành tinh khác. Khi lấy các ngôi sao cố định làm điểm mốc, nó tự quay được chính xác ba vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời. Khi nhìn từ Mặt Trời, trong hệ quy chiếu quay cùng với chuyển động quỹ đạo, hành tinh hiện lên chỉ quay quanh trục một lần trong hai "năm" Sao Thủy.


    Do vậy nếu có người đứng trên Sao Thủy họ chỉ nhận thấy 1 ngày trong 2 năm. Đây là một câu hỏi dễ để trả lời. Tuy nhiên, nếu chỉ trả lời bé là Sao Thuỷ cũng có ngày tháng giống như trên Trái Đất thì quả là một câu trả lời vô vị. Chúng ta cần phải đưa thêm những kiến thức cơ bản mà bé có thể hiểu được để làm sáng tỏ cho câu hỏi này.

    Trên Sao Thuỷ có ngày tháng giống như trên Trái Đất không?
    Trên Sao Thuỷ có ngày tháng giống như trên Trái Đất không?
    Trên Sao Thuỷ có ngày tháng giống như trên Trái Đất không?
    Trên Sao Thuỷ có ngày tháng giống như trên Trái Đất không?
  5. Nói với bé: Chúng ta rất khó quan sát Sao Thủy bởi nó luôn gần Mặt Trời, và thường bị lu mờ đi bởi ánh sáng của Mặt Trời. Sao Thủy thường có thể quan sát bằng ống nhòm hay thậm chí bằng mắt thường và chỉ xuất hiện trong thời điểm ngắn trong lúc chạng vạng. Sao Thủy, giống như một vài hành tinh và những ngôi sao sáng nhất, có thể nhìn thấy trong những lần nhật thực toàn phần.


    Bạn cần biết rằng:


    Bởi vì quỹ đạo Thủy Tinh nằm bên trong quỹ đạo Trái Đất (và của Sao Kim), khi nhìn từ Trái Đất hành tinh có lúc hiện lên vào buổi sáng hoặc vào buổi tối, nhưng không bao giờ có thể nhìn thấy lúc nửa đêm. Tương tự như Sao Kim và Mặt Trăng, hành tinh cũng có các pha quan sát khi nó di chuyển trên quỹ đạo. Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào.


    Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5; nhưng vì quá gần Mặt Trời nên nếu quan sát hành tinh này qua kính viễn vọng rất khó khăn và ít khi thực hiện được. Đây là một câu hỏi liên quan đến trải nghiệm quan sát các thực thể ngoài không gian, việc trả lời câu hỏi cũng chỉ là một phần cung cấp kiến thức cho bé. Hãy cùng bé ngắm Sao Thuỷ để làm rõ cho câu hỏi này.

    Chúng ta có thể nhìn thấy Sao Thuỷ từ Trái Đất không?
    Chúng ta có thể nhìn thấy Sao Thuỷ từ Trái Đất không?
    Chúng ta có thể nhìn thấy Sao Thuỷ từ Trái Đất không?
    Chúng ta có thể nhìn thấy Sao Thuỷ từ Trái Đất không?
  6. Nói với bé: Trong những bộ phim hoạt hình, việc tạo hình cho một chi tiết nào đó trong phim cũng là điều nên làm. Tuy nhiên bề mặt Sao Thuỷ lại không có được sự bằng phẳng như vậy. Sao Thủy là một hành tinh đá hay còn gọi là hành tinh đất. Sao Thủy có bề mặt rắn, có miệng hố thiên thạch, giống như Mặt Trăng.


    Bạn cần biết rằng:


    Sao Thủy hay Thủy tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt trời nhất trong 8 hành tinh thuộc hệ Mặt Trời. Hành tinh nhỏ bé này nằm trong phạm vi chịu nhiệt độ khắc nghiệt nhất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Các nhà khoa học từng cho rằng sao Thủy chỉ có một mặt duy nhất đối diện với Mặt trời, trong trường hợp được biết đến như là khóa thủy triều.


    Bởi hành tinh sao Thủy nằm rất gần với Mặt trời, nó được nghiên cứu khi có bề mặt đá, lồi lõm, gồ ghề hướng về phía Trái đất tại các điểm khác nhau trong quỹ đạo. Do câu hỏi chỉ tập trung vào một yếu tố nhất định, không mang tính đa dạng khi trả lời nên cách tốt nhất là hãy sử dụng những kiến thức xung quanh câu trả lời để nói thêm, giúp bé tăng thêm phần hiểu biết.

    Bề mặt Sao Thuỷ có bằng phẳng giống như trong những bộ phim hoạt hình?
    Bề mặt Sao Thuỷ có bằng phẳng giống như trong những bộ phim hoạt hình?
    Bề mặt Sao Thuỷ có bằng phẳng giống như trong những bộ phim hoạt hình?
    Bề mặt Sao Thuỷ có bằng phẳng giống như trong những bộ phim hoạt hình?
  7. Nói với bé: Có thể con đã biết Sao Thuỷ gần Mặt Trời hơn Trái Đất, đồng thời Sao Thuỷ và Trái Đất đều quay xung quanh Mặt Trời. Chính vì vậy, việc đứng trên Trái Đất để quan sát thời điểm Sao Thuỷ đi ngang qua Mặt Trời là điều chắc chắn sẽ thấy được. Hiện tượng Sao Thủy đi qua Mặt Trời xảy ra khi Sao Thủy đi qua phía trước Mặt Trời, lúc này Sao Thủy này nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất và cùng nằm trên một đường thẳng. Hành tinh này xuất hiện như một chấm tròn nhỏ tối màu di chuyển qua đĩa Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất.


    Bạn cần biết rằng:


    Do mặt phẳng quỹ đạo của Sao Thủy nghiêng khoảng 7 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, nên quỹ đạo hai hành tinh này sẽ cắt nhau tại hai điểm. Mỗi khi hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời, Sao Thủy đều cắt ngang hai điểm giao nhau quỹ đạo này. Khi Sao Thủy đến điểm giao cắt quỹ đạo mà Mặt Trời, Sao Thủy và Trái Đất nằm thẳng thì sẽ xảy ra hiện tượng này.


    Sự đi qua của Sao Thủy khi quan sát từ Trái Đất thường gặp hơn sự đi qua của Sao Kim, vì quỹ đạo của Sao Kim có chu kỳ dài hơn nên mất nhiều thời gian hơn để Sao Kim đến được điểm giao cắt quỹ đạo so với quỹ đạo của Trái Đất. Sự đi qua của Sao Thủy thường xảy ra từ 13 đến 14 lần trong mỗi thế kỷ, và thế kỷ XXI sẽ có 14 lần xảy ra hiện tượng này. Trong khi sự đi qua của Sao Kim chỉ xảy ra 2 lần vào thế kỷ XXI là vào năm 2004 và 2012. Chính bởi sự phức tạp của câu hỏi nên đơn giản hoá câu trả lời thành việc mô tả hành tinh như một chấm nhỏ để giúp bé dễ hiểu hơn.

    Có bao giờ Sao Thuỷ đi qua Mặt Trời mà chúng ta có thể nhìn thấy?
    Có bao giờ Sao Thuỷ đi qua Mặt Trời mà chúng ta có thể nhìn thấy?
    Có bao giờ Sao Thuỷ đi qua Mặt Trời mà chúng ta có thể nhìn thấy?
    Có bao giờ Sao Thuỷ đi qua Mặt Trời mà chúng ta có thể nhìn thấy?
  8. Nói với bé: Bề mặt hành tinh này rất gồ ghề hướng về phía Trái Đất. Tuy nhiên, nếu nói hành tinh này chỉ toàn là đất đá lồi lõm thì cũng không đúng cho lắm! Trên bề mặt Sao Thuỷ vẫn có đồng bằng. Có hai vùng đồng bằng khác nhau hình dạng và tính chất trên Sao Thủy. Không những vậy, một đặc điểm khác thường trên bề mặt Sao Thủy đó là sự xuất hiện của nhiều vách núi cắt qua các đồng bằng.


    Bạn cần biết rằng:


    Có hai vùng đồng bằng khác nhau về mặt địa chất trên Sao Thủy. Những đồng bằng liên miệng núi lửa/hố va chạm là những đặc điểm cổ nhất trên bề mặt, trước khi bề mặt hành tinh bị bắn phá bởi các thiên thạch. Những đồng bằng liên miệng núi lửa dường như bị làm mờ đi bởi những hố va chạm sớm hơn trước đó, và thường chỉ có các hố với đường kính dưới 30 km.


    Người ta vẫn không biết rõ chúng có nguồn gốc từ các hố va chạm hay là miệng núi lửa. Những đồng bằng trơn phẳng là những vùng rộng lớn có cao độ thấp và hình dáng tương tự "biển" trên Mặt Trăng. Điển hình là, chúng chiếm đầy một vành rộng quanh Bồn địa Caloris. Không giống như biển trên Mặt Trăng, những đồng bằng trơn phẳng trên Sao Thủy có suất phản chiếu ánh sáng như của những đồng bằng liên miệng núi lửa cổ. Đối với một kiến thức khó hiểu thế này thì việc đơn giản hoá chúng, trả lời một cách tinh tế, đưa một phần thông tin giúp bé hiểu sẽ là cách làm khá hay.

    Sao Thuỷ có đồng bằng giống Trái Đất không?
    Sao Thuỷ có đồng bằng giống Trái Đất không?
    Sao Thuỷ có đồng bằng giống Trái Đất không?
    Sao Thuỷ có đồng bằng giống Trái Đất không?
  9. Nói với bé: Các phim siêu anh hùng, chiến tranh giữa các vì sao luôn có những đoạn phim quay hình ảnh những hành tinh bị nhiều thạch rơi xuống và phá hủy. Trên thực tế Sao Thủy cũng đã từng bị các thạch và sao chổi va vào trong một khoảng thời gian ngắn thế nhưng nó không làm cho hành tinh này bị phá hủy mà chỉ tạo ra nhiều hố va chạm cũng như một địa hình lồi lõm như các hình ảnh về Sao Thuỷ ngày nay.


    Bạn cần biết rằng:


    Sao Thủy đã bị bắn phá dữ dội bởi các sao chổi và thiên thạch trong một khoảng thời gian ngắn sau khi nó hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, và trong một giai đoạn khác cách nay 3,8 tỉ năm trước. Trong giai đoạn bắn phá thứ hai, trên toàn bộ bề mặt hành tinh xuất hiện rất nhiều hố va chạm việc này diễn ra càng thuận lợi hơn khi mà bầu khí quyển của hành tinh quá mỏng để có thể làm giảm sự ảnh hưởng bắn phá. Cũng trong giai đoạn này có hoạt động núi lửa trên Sao Thủy; các bồn trũng như bồn trũng Caloris bị macma lấp đầy, tạo nên các đồng bằng phẳng tương tự như các "biển" (Lunar mare) trên Mặt Trăng.


    Dữ liệu thu được từ tàu MESSENGER bay qua hành tinh tháng 10 năm 2008 giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá rõ hơn về mức độ xáo trộn tự nhiên trên bề mặt Sao Thủy. Bề mặt của Sao Thủy là không đồng nhất bằng bề mặt Sao Hỏa hoặc Mặt Trăng, cả hai đều có địa hình trải dài đáng kể, tương tự như "biển" và cao nguyên. Khi bé hỏi câu này chứng tỏ bé đang rất tin vào những điều trong phim hoạt hình, bạn nên cung cấp những thông tin chính xác nhất để bé tránh bị hiểu nhầm và tạo cho bé một cách nghĩ đúng đắn về một vấn đề.

    Sao Thuỷ có bị các thiên thạch rơi xuống phá hủy như trong phim siêu anh hùng không?
    Sao Thuỷ có bị các thiên thạch rơi xuống phá hủy như trong phim siêu anh hùng không?
    Sao Thuỷ có bị các thiên thạch rơi xuống phá hủy như trong phim siêu anh hùng không?
    Sao Thuỷ có bị các thiên thạch rơi xuống phá hủy như trong phim siêu anh hùng không?
  10. Nói với bé: Sao Thủy là một trong 4 hành tinh kiểu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, và là hành tinh cấu tạo bằng đá giống Trái Đất. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời với bán kính tại xích đạo là 2.439,7 km. Sao Thủy thậm chí còn nhỏ hơn các vệ tinh tự nhiên lớn nhất của một số hành tinh trong hệ Mặt Trời như Ganymede và Titan.


    Bạn cần biết rằng:


    Sao Thủy có thành phần cấu tạo khoảng 70% là kim loại và 30% silicat. Khối lượng riêng trung bình của Sao Thủy là 5,427 g/cm3 cao thứ 2 trong Hệ Mặt Trời, chỉ nhỏ hơn khối lượng riêng Trái Đất (5,515 g/cm3) một chút. Nếu bỏ qua hiệu ứng áp lực nén hấp dẫn, các vật liệu trên Sao Thủy có thể đặc hơn với khối lượng riêng khoảng 5,3 g/cm3 so với Trái Đất trong trường hợp này là 4,4 g/cm3. Khối lượng riêng trung bình của Sao Thủy có thể sử dụng để phỏng đoán cấu trúc chi tiết bên trong của nó.


    Trong khi khối lượng riêng lớn của Trái Đất do đóng góp đáng kể của áp lực nén hấp dẫn, đặc biệt tại lõi, Sao Thủy có thể tích nhỏ hơn và vùng lõi không bị nén mạnh như của Trái Đất. Do đó, vì hành tinh có khối lượng riêng cao, lõi của nó phải lớn hơn về tỷ lệ kích thước và chứa nhiều sắt hơn. Đối với những câu hỏi so sánh thì việc trả lời thường khá dễ dàng, thế nhưng đây lại là một câu hỏi về chủ đề khoa học vũ trụ. Bạn không thể trả lời câu hỏi này một cách cụ thể được mà chỉ nên nói cho bé hiểu Sao Thuỷ bé như thế nào và lấy một vài hành tinh khác để so sánh cùng chứ không phải so sánh hết với tất cả 8 hành tinh.

    Sao Thuỷ có nhỏ bé khi so sánh với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời không?
    Sao Thuỷ có nhỏ bé khi so sánh với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời không?
    Sao Thuỷ có nhỏ bé khi so sánh với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời không?
    Sao Thuỷ có nhỏ bé khi so sánh với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời không?




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy