Top 5 Câu hỏi về mặt trăng mà trẻ em hay hỏi nhất và cách trả lời khoa học

Yến Nhi 1615 0 Báo lỗi

Trẻ em như một tờ giấy trắng và khi thấy có điều gì lạ xảy ra thì lập tức sẽ hỏi ngay người lớn để biết. Giúp bé giải đáp những thắc mắc này cũng là một cách ... xem thêm...

  1. Hãy nói với bé: Mặt trăng không thể tự phát sáng được, khi con nhìn lên mặt trăng thấy nó sáng là do ánh sáng mặt trời chiếu vào nó.


    Bạn nên biết rằng: Mặt trời chiếu sáng vào ban ngày và mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm là những hiện tượng vô cùng tự nhiên, tuy nhiên ánh sáng của mặt trăng chỉ là ảo giác mà chúng ta nhìn thấy, chúng toàn hoàn không có thực. Mặt trăng không có khả năng tự phát sáng mà chỉ là một tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời. Đây là vấn đề khá khó đối với lứa tuổi các bé, hãy trả lời với bé một cách đơn giản để bé có thể hiểu.

    Tại sao mặt trăng lại phát sáng?
    Tại sao mặt trăng lại phát sáng?
    Tại sao mặt trăng lại phát sáng?

  2. Hãy nói với bé: Thực tế thì ban ngày vẫn có mặt trăng nhưng ánh sáng của mặt trời vào ban ngày quá lớn, nó đã che lấp đi mặt trăng nên con không thể nhìn thấy mặt trăng vào ban ngày.


    Bạn nên biết rằng: Chúng ta đều biết rằng mặt trăng thường không thể nhìn thấy vào ban ngày là bởi ánh sáng yếu ớt của mặt trăng đã bị che mờ bởi ánh sáng chói lọi của mặt trời. Nhưng vẫn có lúc sẽ thấy mặt trăng vào ban ngày, mặc dù mặt trăng chỉ phản chiếu khoảng 3% ánh sáng mặt trời phát xạ trên bề mặt của nó nhưng con số này cũng đủ để chiếu sáng ngược lại lên quả đất của chúng ta. Do đó, trăng vẫn có thể tỏa sáng xuyên qua ánh sáng trắng của bầu trời ban ngày để chúng ta thấy được nó kể cả lúc mặt trời đứng bóng. Tuy nhiên để nhìn thấy mặt trăng vào ban ngày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Với lứa tuổi của bé, chỉ cần bé nhiều được lý do đơn giản như trên là được rồi.

    Tại sao ban ngày con không thấy mặt trăng?
    Tại sao ban ngày con không thấy mặt trăng?
    Tại sao ban ngày con không thấy mặt trăng?
  3. Hãy nói với bé: Mặt trăng không đứng yên tại chỗ mà nó xoay quanh trái đất chúng ta. Chúng ta thấy được mặt trăng là do ánh sáng mặt trời chiếu vào. Vì mặt trăng xoay quanh trái đất liên tục nên ánh sáng mà mặt trời chiếu vào mặt trăng cũng sẽ thay đổi liên tục, đó là lý do mà đôi lúc con lại thấy mặt trăng tròn, lúc thì khuyết còn lúc thì không thấy mặt trăng đâu cả.


    Bạn nên biết rằng: Trong quá trình mặt trăng quay quanh trái đất, vị trí tương đối của nó với mặt trời và trái đất không ngừng thay đổi. Khi nó chuyển đến giữa trái đất và mặt trời thì phía mặt trăng đối diện với trái đất không được mặt trời chiếu sáng, nên lúc này ta không nhìn thấy nó. Qua vài ngày sau, mặt trăng chuyển qua một góc trên quỹ đạo, mép của nó đối diện với trái đất dần được mặt trời chiếu sáng nên ta nhìn thấy trăng lưỡi liềm trên bầu trời. Dần dần mặt trăng chuyển đến phía đối diện với mặt trời, khi đó nó được mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, vì vậy ta nhìn thấy mặt trăng ngày càng tròn hơn. Sẽ có nhiều thuật ngữ khó mà bé không hiểu, bạn có thể dùng video để bé dễ hiểu hơn bởi các video thường có hình ảnh sinh động và nhiều màu sắc.

    Tại sao mặt trăng lúc thì tròn lúc thì méo?
    Tại sao mặt trăng lúc thì tròn lúc thì méo?
    Tại sao mặt trăng lúc thì tròn lúc thì méo?
    Tại sao mặt trăng lúc thì tròn lúc thì méo?
  4. Hãy nói với bé: Khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất vô cùng lớn, trong khi đó khoảng cách di chuyển của con từ nơi này sang nơi khác thì lại nhỏ, không đáng kể so với khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất. Do đó đi đâu con cũng sẽ nhìn thấy mặt trăng, nó dường như chỉ giữ nguyên một vị trí trên bầu trời chứ không hề di chuyển theo con.


    Bạn nên biết rằng: Khi bạn đi xe và nhìn ra ngoài thì sẽ thấy sự chuyển động của cây cối, nhà cửa nhưng thực tế chúng lại đứng yên và bạn là người di chuyển. Đây là cách để hệ thống thị giác cho bạn biết rằng bạn đang di chuyển. Mặt trăng ở rất xa trái đất với khoảng cách trung bình 384.400 km. So với khoảng cách này thì quãng đường bạn di chuyển trên trái đất là rất nhỏ nên góc nhìn đối với mặt trăng không thay đổi. Do đó, mặt trăng không bị mất đi trong tầm nhìn của mắt, nó dường như giữ nguyên vị trí trên bầu trời. Câu trả lời này sẽ giúp bé biết được khoảng cách của mình với mặt trăng là vô cùng lớn chứ không gần như bé tưởng tượng.

    Tại sao con đi đâu cũng thấy mặt trăng, có phải mặt trăng chạy theo con không?
    Tại sao con đi đâu cũng thấy mặt trăng, có phải mặt trăng chạy theo con không?
    Tại sao con đi đâu cũng thấy mặt trăng, có phải mặt trăng chạy theo con không?
  5. Hãy nói với bé: Mặt trăng mà con thấy dưới nước không phải là mặt trăng thật mà nó chỉ là bóng của mặt trăng, vì là bóng nên sẽ không bao giờ vớt lên được. Cũng như con nhìn thấy bóng mình dưới mặt nước nhưng đó không phải là con, không đụng tới được.


    Bạn nên hiểu rằng: Đối với bạn đó chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng đối với bé thì là một vấn đề rất lớn. Những hiện tượng đơn giản như bóng của mặt trăng dưới nước sẽ giúp bé có cái nhìn rộng hơn về cuộc sống.

    Tại sao con nhìn thấy mặt trăng dưới nước nhưng không vớt lên được?
    Tại sao con nhìn thấy mặt trăng dưới nước nhưng không vớt lên được?
    Tại sao con nhìn thấy mặt trăng dưới nước nhưng không vớt lên được?
    Tại sao con nhìn thấy mặt trăng dưới nước nhưng không vớt lên được?




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy