Top 10 Tình huống sư phạm giữa giáo viên mầm non và phụ huynh và cách giải quyết khoa học nhất

Mai Tuyet Nguyen 83202 1 Báo lỗi

Trong quá trình dạy và học các giáo viên sẽ gặp phải những tình huống mâu thuẫn xung đột cần phải giải quyết một cách khéo léo. Cùng Toplist tìm hiểu một số ... xem thêm...

  1. Tình huống:

    Một phụ huynh đến đón con ở trường và nhìn thấy con đang cùng các bạn sắp xếp bàn ghế, tưới cây cảnh, vệ sinh lớp học. Tuy nhiên, vị phụ huynh tỏ ý không hài lòng và phàn nàn với cô giáo là không muốn cho con mình làm việc đó.


    Xử lí tình huống:

    Trước tình huống này, đầu tiên tôi sẽ lắng nghe những trao đổi của phụ huynh về vấn đề liên quan đến con mình và những việc mà phụ huynh không muốn. Sau đó tôi sẽ khéo léo, tế nhị trao đổi với phụ huynh, giải thích với họ rằng các con của mình đến trường không chỉ là để thực hiện tốt việc học kiến thức mà còn được giáo dục về các kỹ năng, đặc biệt đó là kỹ năng tự phục vụ.

    Ngoài việc giúp cho bản thân mình luôn sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe của mình thì việc giáo dục cho các em kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, giúp cho lớp học của mình sạch sẽ. Ngoài ra, khi về nhà các em cũng sẽ biết cách để tham gia các công việc hỗ trợ cha mẹ.

    “Tôi cũng sẽ phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để trong các buổi họp phụ huynh có thể trao đổi về vấn đề này để các phụ huynh hiểu rằng việc cho các con tham gia các hoạt động tập thể như tưới cây cảnh, xếp bàn ghế hay vệ sinh lớp học cũng là một trong những yếu tố để giáo dục các con phát triển hoàn thiện về năng lực và phẩm chất cho các con.

    Trẻ đến trường không chỉ để học mà còn phát triển kĩ năng
    Trẻ đến trường không chỉ để học mà còn phát triển kĩ năng
    Trẻ đến trường không chỉ để học mà còn phát triển kĩ năng
    Trẻ đến trường không chỉ để học mà còn phát triển kĩ năng

  2. Tình huống:

    Đầu giờ học sáng, có một học sinh trong lớp cô giáo chủ nhiệm bị đau mắt đỏ nhưng phụ huynh vẫn đưa con đến lớp. Cô đã khuyên phụ huynh nên cho con nghỉ ở nhà nhưng phụ huynh trình bày là không có ai trông nên phải đưa con đi học.


    Xử lí tình huống:

    Trước tình huống này, cô giáo cần xác định đau mắt đỏ là dịch bệnh có thể lây lan. Vì vậy khi nhận em học sinh ở lớp thì có thể khiến các bạn học sinh khác trong lớp cũng bị lây bệnh. Song khi phụ huynh trình bày như vậy, cô giáo cho rằng trước tiên phải thông cảm với hoàn cảnh của gia đình học sinh.

    Song để vừa không ảnh hưởng đến học sinh trong lớp mà vẫn có thể tạo điều kiện trông con giúp cho phụ huynh, thì sau khi nhận cô giáo đưa trẻ xuống phòng y tế của nhà trường để được các cán bộ y tế chăm sóc trong thời gian mà em ở lớp. Sau giờ học ngày hôm đó, tôi sẽ đề nghị phụ huynh đưa em đi khám và sắp xếp thời gian và điều kiện để những buổi học sau em sẽ được chăm sóc tại nhà để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của tất cả các bạn trong lớp.

    Cô giáo phải hiểu rằng, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên gặp phải rất nhiều tình huống và đòi hỏi phải có cách xử lý thật khéo léo và bình tĩnh, xuất phát từ tình yêu thương và trách nhiệm với học trò để có thể đạt được mục tiêu giáo dục cao nhất, đồng thời nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các bậc phụ huynh.

    Trẻ ốm nên đưa đến cơ sở Y tế để được chăm sóc
    Trẻ ốm nên đưa đến cơ sở Y tế để được chăm sóc
    Phụ huynh kiên quyết gửi con dù bé đang bị đau mắt đỏ
    Phụ huynh kiên quyết gửi con dù bé đang bị đau mắt đỏ
  3. Tình huống:

    Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ. Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy học sinh không hiểu và đặc biệt là cô giáo có định kiến và thiếu quan tâm với con em họ nên con họ học không tiến bộ. Phụ huynh đó có nguyện vọng xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào với tình huống như vậy?


    Xử lí tình huống:

    Đây là tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị là làm sao để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp và không bị đồng nghiệp hiểu lầm; nghiêm trọng ở chỗ nếu thực sự là có định kiến của giáo viên đối với học sinh thì dứt khoát phải có biện pháp can thiệp để không ảnh hưởng không tốt đến con đường học vấn của học sinh đó. Trước phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu ý họ rằng không nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng thời cố đo lường cho được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên.

    Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp giảng dạy không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng.

    Xử lí khôn khéo để không bị đồng nghiệp hiểu nhầm
    Xử lí khôn khéo để không bị đồng nghiệp hiểu nhầm
    Xử lí khôn khéo để không bị đồng nghiệp hiểu nhầm
    Xử lí khôn khéo để không bị đồng nghiệp hiểu nhầm
  4. Tình huống:

    Lớp có một phụ huynh rất chiều con và hằng ngày thường mua cho con đồ ăn và đồ chơi đưa vào lớp. Trong khi đó, các học sinh khác thì không có như vậy. Bạn là giáo viên bạn sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?


    Xử lí tình huống:

    Là giáo viên bạn nên trao đổi thẳng thắn để phụ huynh hiểu đây là việc không nên làm vì có thể gây tranh giành trong lớp. Hơn nữa giải thích cho phụ huynh hiểu rằng trong lớp đã có sẵn đồ chơi và đồ ăn để họ yên tâm là con yêu sẽ không bị đói. Hơn nữa nếu bạn mang đồ chơi sẽ gây tranh giành bởi ở lứa tuổi mầm non, các con rất hiếu động và đồ ăn, đồ chơi là những thứ ưa thích. Ngày hôm đó, khi mà phụ huynh đã mua và cho con đến lớp, thì mình vẫn sẽ đồng ý cho con mang đồ ăn và đồ chơi vào lớp, tuy nhiên nhắc phụ huynh rút kinh nghiệm để không để xảy ra việc này nữa. Đồng thời, cô cũng động viên học sinh chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với các bạn để tạo sự hòa đồng trong lớp, qua đó còn giáo dục tình đoàn kết, yêu thương, đùm bọc cho học trò.

    Tại trường bé có đồ ăn và đồ chơi nên không đưa từ nhà đến tránh tranh chấp
    Tại trường bé có đồ ăn và đồ chơi nên không đưa từ nhà đến tránh tranh chấp
    Phụ huynh thường mua đồ chơi và đồ ăn cho con mang vào lớp
    Phụ huynh thường mua đồ chơi và đồ ăn cho con mang vào lớp
  5. Tình huống:

    Bạn là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Phụ huynh muốn cho con đi học thêm với mục đích chuẩn bị cho bé vào lớp một, nên một số cha mẹ học sinh đã gặp riêng và đề nghị bạn dạy thêm cho con họ để các cháu biết đọc, biết viết và làm tính được thành thạo hơn. Cha mẹ có thể chuẩn bị sách vở riêng cho các con. Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?


    Xử lí tình huống:

    Trong trường hợp này, cô giáo hãy nói với phụ huynh rằng cô sẽ làm tròn trách nhiệm về chương trình giáo dục mầm non. Đồng thời cũng nên giải thích cho phụ huynh biết rằng trong lứa tuổi mầm non trẻ không nên học quá nhiều, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên cũng như hãy để chúng chơi, vận động đúng với lứa tuổi của mình. Đồng thời đưa ra các lý do như: Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Nếu trẻ được học trước, thì trong quá trình học lớp 1 trẻ sẽ chủ quan, nhàm chán, không tập trung. Hơn nữa bạn cũng nhấn mạnh với phụ huynh rằng bạn là Giáo viên mầm non và không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên kết quả đạt được sẽ không cao. Đồng thời cũng giải thích cho phụ huynh rằng chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học lớp 1 nên không cần thiết phải cho trẻ đi học trước.

    GDMN đã đáp ứng được kiến thức, kĩ năng để bé vào lớp 1
    GDMN đã đáp ứng được kiến thức, kĩ năng để bé vào lớp 1
    Phụ huynh muốn bạn dạy thêm để chuẩn bị cho bé vào lớp 1
    Phụ huynh muốn bạn dạy thêm để chuẩn bị cho bé vào lớp 1
  6. Tình huống:

    Trong giờ hoạt động ngoài trời, nội dung chơi tự do cháu A chẳng may xô phải cháu B ngã làm cháu B bị bong gân, chiều mẹ cháu B đón đã có những lời xúc phạm đến cô giáo. Trong trường hợp đó giáo viên sẽ giải thích như thế nào để mẹ cháu hiểu?


    Xử lí tình huống:

    Trẻ con hiếu động chơi với nhau và ngã hay xây xát là điều khó tránh khỏi và không phải bao giờ bạn cũng bao quát được. Lớp học đông, nhiều trẻ rất nghịch ngợm và hiếu động, việc xô xát giữa các trẻ là khó tránh. Đó là sự việc ngoài ý muốn. Nhìn thấy con bị ngã bong gân phụ huynh nóng ruột nên có những lời xúc phạm đến bạn thì bạn cũng thông cảm và có lời xin lỗi đến phụ huynh và giải thích cho phụ huynh hiểu rằng đó là sự cố ngoài ý muốn. Bạn cũng quan tâm sát sao đến đứa trẻ bị bong gân đó như bôi thuốc, gọi điện hay đến nhà bé để xem diễn biến bệnh của bé có nghiêm trọng không. Với sự quan tâm sát sao tới học sinh của mình thì phụ huynh cũng yên tâm hơn rất nhiều.

    Sự quan tâm của cô tới trò giúp phụ huynh tin tưởng
    Sự quan tâm của cô tới trò giúp phụ huynh tin tưởng
    Trẻ chơi với nhau bị bong gân và phụ huynh xúc phạm giáo viên
    Trẻ chơi với nhau bị bong gân và phụ huynh xúc phạm giáo viên
  7. Tình huống:

    Trong giờ chơi bé Hoàng luôn cướp đồ chơi của bạn và không chịu chia sẻ cho bạn cùng chơi, cô nhắc nhở thì bé bảo: Bố mẹ con nói gia đình con có nhiều đóng góp cho nhà trường nên con phải được ưu tiên chơi nhiều. Nếu là giáo viên trong tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào?


    Xử lí tình huống:

    Cô sẽ đến bên bé Hoàng, xoa đầu bé và kể cho bé nghe 1 câu chuyện về sự biết chia sẻ đồ chơi của bác Gấu cho các bạn Thỏ Trắng, Thỏ Nâu, Cáo….thế nên trò chơi đã thực sự vui hơn và ai cũng yêu quý bác Gấu. Trong tình huống này gia đình của bé Hoàng là mấu chốt của vấn đề vì vậy giáo viên nên gặp trực tiếp bố mẹ của bé Hoàng và nói chuyện với họ để họ hiểu được dạy con như vậy là họ đã hại con mình sống ích kỉ. Dần dần bé sẽ cậy thế và không biết nhường nhịn. Hơn hết bé sẽ không được bạn bè quý mến. Nói chuyện với phụ huynh để họ hiểu được lỗi của mình trong tình huống này và điều chỉnh lại cách dạy bé.

    Tính cách trẻ phụ thuộc vào cách giáo dục của người lớn
    Tính cách trẻ phụ thuộc vào cách giáo dục của người lớn
    Bé không chia sẻ đồ chơi vì bố mẹ dạy
    Bé không chia sẻ đồ chơi vì bố mẹ dạy
  8. Tình huống:

    Giờ trả trẻ có hai bạn đều được mẹ đón và hai con đều nhận 1 đôi dép là của mình. Hai mẹ cũng nhận đó là dép của con mình. Là bạn - bạn sẽ xử lý như thế nào?


    Xử lí tình huống:

    • Thứ nhất cô sẽ gọi hai bạn vào lớp mang theo đôi dép vào và hỏi : " Đôi dép này là của ai? " nếu hai bạn vẫn nhận là của mình thì cho hai bạn đi thử vì chân các bạn là khác nhau khi mua chắc bố mẹ cũng phải cho con đi thử rồi mới mua
    • Thứ 2 cô quan sát đôi dép có dấu hiệu gì khả nghi như mất 1 bông hoa, hay rách 1 chỗ nào đó rồi hỏi trẻ.
    • Thứ 3 hỏi các bạn trong lớp vì các bạn trong lớp cực nhớ rất tốt đó là dép của bạn nào
    • Cuối cùng bạn vui vẻ trao đổi với phụ huynh về kết quả cô điều tra... và nhờ phụ huynh còn lại về nhà tìm lại.
    Trao đổi để giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn
    Trao đổi để giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn
    Học sinh đều nhận là đồ của mình
    Học sinh đều nhận là đồ của mình
  9. Tình huống:

    Trong một cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, có một số người chưa đồng tình chủ trương tổ chức ăn bán trú cho học sinh của nhà trường, bởi lý do phải đóng thêm tiền tốn kém, điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn và sợ ăn ở trường không đảm bảo sức khỏe. Là Giáo viên chủ nhiệm, bạn hãy trình bày cách giải quyết của mình để thực hiện được chủ trương bán trú của nhà trường?


    Xử lí tình huống:

    Là giáo viên bạn cần phân tích cho phụ huynh thấy tác dụng của việc tổ chức bán trú tại trường (có lợi cả về sức khỏe, tiết kiệm thời gian, kinh phí, an toàn,...) Đặc biệt tổ chức bán trú sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học buổi 2. Đảm bảo với phụ huynh về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự sâu sát của giáo viên và nhà trường trong khẩu phần ăn của trẻ. Hơn hết nếu phụ huynh chưa yên tâm bạn có thể giới thiệu cho phụ huynh về thực đơn ăn ở trường để phụ huynh tin tưởng. Đồng thời giới thiệu cho phụ huynh biết một số mô hình bán trú có chất lượng trong và ngoài tỉnh, đồng thời thuyết phục phụ huynh ủng hộ chủ trương lớn của ngành.

    Ăn bán trú tại trường đảm bảo dinh dưỡng
    Ăn bán trú tại trường đảm bảo dinh dưỡng
    Phụ huynh không đồng ý cho trẻ ăn bán trú
    Phụ huynh không đồng ý cho trẻ ăn bán trú
  10. Tình huống:

    Trong lớp mà bạn đang dạy có một bé không thích ăn thức ăn mà chỉ ăn cơm chan với canh. Vậy thì các bạn cần phải xử lý tình huống sư phạm mầm non này như thế nào?


    Xử lí tình huống:

    • Trước tiên giáo viên cần thông qua phụ huynh của trẻ để tìm hiểu nguyên nhân về việc trẻ chỉ thích ăn cơm chan với canh và tiếp tục theo dõi các bữa ăn của trẻ ở trên lớp.
    • Giáo viên cùng trẻ hoặc là vài trẻ cùng trò chuyện về những món ăn có thịt và kể ra các lợi ích của món ăn này. Giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động cho trẻ tham gia vào như hoạt động bé tập làm nội trợ để chế biến một số món ăn làm từ thịt, như vậy sẽ giúp bé quen dần với các món ăn có thịt.
    • Sau đó các cô có thể giới thiệu món ăn rồi động viên cho bé ăn thử một chút.
    • Phối hợp giữa gia đình và nhà trường, nên chế biến các món ăn từ thịt, từ ít tới nhiều để bé không còn lười ăn thịt và thức ăn.
    Bé chỉ thích ăn cơm chan canh phải làm sao.
    Bé chỉ thích ăn cơm chan canh phải làm sao.
    Bé chỉ thích ăn cơm với canh mà không ăn thức ăn khác.
    Bé chỉ thích ăn cơm với canh mà không ăn thức ăn khác.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy