Có bao giờ Sao Thuỷ đi qua Mặt Trời mà chúng ta có thể nhìn thấy không?
Nói với bé: Có thể con đã biết Sao Thuỷ gần Mặt Trời hơn Trái Đất, đồng thời Sao Thuỷ và Trái Đất đều quay xung quanh Mặt Trời. Chính vì vậy, việc đứng trên Trái Đất để quan sát thời điểm Sao Thuỷ đi ngang qua Mặt Trời là điều chắc chắn sẽ thấy được. Hiện tượng Sao Thủy đi qua Mặt Trời xảy ra khi Sao Thủy đi qua phía trước Mặt Trời, lúc này Sao Thủy này nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất và cùng nằm trên một đường thẳng. Hành tinh này xuất hiện như một chấm tròn nhỏ tối màu di chuyển qua đĩa Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất.
Bạn cần biết rằng:
Do mặt phẳng quỹ đạo của Sao Thủy nghiêng khoảng 7 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, nên quỹ đạo hai hành tinh này sẽ cắt nhau tại hai điểm. Mỗi khi hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời, Sao Thủy đều cắt ngang hai điểm giao nhau quỹ đạo này. Khi Sao Thủy đến điểm giao cắt quỹ đạo mà Mặt Trời, Sao Thủy và Trái Đất nằm thẳng thì sẽ xảy ra hiện tượng này.
Sự đi qua của Sao Thủy khi quan sát từ Trái Đất thường gặp hơn sự đi qua của Sao Kim, vì quỹ đạo của Sao Kim có chu kỳ dài hơn nên mất nhiều thời gian hơn để Sao Kim đến được điểm giao cắt quỹ đạo so với quỹ đạo của Trái Đất. Sự đi qua của Sao Thủy thường xảy ra từ 13 đến 14 lần trong mỗi thế kỷ, và thế kỷ XXI sẽ có 14 lần xảy ra hiện tượng này. Trong khi sự đi qua của Sao Kim chỉ xảy ra 2 lần vào thế kỷ XXI là vào năm 2004 và 2012. Chính bởi sự phức tạp của câu hỏi nên đơn giản hoá câu trả lời thành việc mô tả hành tinh như một chấm nhỏ để giúp bé dễ hiểu hơn.