Top 10 Hiện tượng phản ứng của não bộ mà trẻ hay hỏi nhất và cách trả lời khoa học

Trung Vũ 54 0 Báo lỗi

Bộ não giữ nhiều chức năng vô cùng quan trọng. Não bộ điều khiển chức năng của các cơ quan trong cơ thể, điều khiển lời nói, suy nghĩ, hành động, giúp con ... xem thêm...

  1. Nói với bé: Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai. Nếu nguồn âm ở bên phải người nghe, sóng âm đến tai phải nhanh hơn đến tai trái một khoảnh khắc. Dùng đồng hồ đo chính xác sẽ thấy, cho dù chênh lệch thời gian chỉ là 30% giây, người ta vẫn nhận ra được hướng tiếng động.


    Bạn cần biết rằng: Một thí nghiệm tâm lý học cho thấy, nếu chỉ có một tai nhận được kích thích của hai nhóm sóng âm nối tiếp nhau, từ hai phía có cường độ như nhau, khoảng cách bằng nhau, nhưng khác hướng, thì hiệu ứng sóng âm của hai nhóm đó với tai là như nhau. Như vậy, người ta không thể nào phân biệt được hướng của nguồn âm. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai. Nếu nguồn âm ở bên phải người nghe, sóng âm đến tai phải nhanh hơn đến tai trái một khoảnh khắc. Dùng đồng hồ đo chính xác sẽ thấy, cho dù chênh lệch thời gian chỉ là 30% giây, người ta vẫn nhận ra được hướng tiếng động. Căn cứ thứ hai là chênh lệch về cường độ âm thanh. Nguồn âm có thể đập vào tai ở gần mạnh hơn tai kia một chút. Cường độ dù nhỏ cũng đủ để chúng ta xác định được chính xác vị trí của tiếng động ở bên trái hay bên phải. Thế nhưng bạn không thể nói như vậy với con bạn vì trẻ em chưa thể hiểu được những kiến thức đó là gì. Tốt nhất chúng ta nên lấy ví dụ cụ thể trong trường hợp này. Làm như vậy, trẻ vừa có thể hiểu ra vấn đề cũng như vận dụng để tư duy về những hành tinh khác.

    Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?
    Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?
    Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?
    Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

  2. Nói với bé: Rất đơn giản vì máy bay trong lúc cất hoặc hạ cách đều cần ngẩng phần đầu cao hơn phần đuôi. Ví dụ trong lúc cất cánh thì phần đầu phải bay lên cao trước ngược lại lúc hạ cánh thì cần 2 càng sau của máy bay chạm đường băng trước để cân bằng trọng lượng máy bay. Phần tai như bạn nói cụp xuống để luồng gió bay xuống đất đồng thời nâng máy bay lên để máy bay bay phất lên cao hoặc nâng để máy bay tiếp đất 1 cách an toàn, nhẹ nhàn. Nguyên lý đơn giản ở đây là cần lực đẩy để nâng máy bay lên.



    Bạn cần biết rằng: Ù tai khi đi máy bay xảy ra khi áp suất ở tai giữa và áp suất môi trường không cân bằng nhau, khiến màng nhĩ rung động không bình thường. Trong tai có một bộ phận là vòi eustache (có kết nối với tai giữa) có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất. Nhưng khi máy bay cất và hạ cánh, áp suất không khí thay đổi quá nhanh, vòi eustache thường không phản ứng kịp, gây nên các triệu chứng ù tai khi đi máy bay. Hành động nuốt hoặc ngáp khiến vòi eustache mở rộng ra, cho phép không khí đi vào tai giữa nhiều hơn, cân bằng lại áp suất. Đây là một trong những kiến thức khó ngay cả với người lớn nhưng nếu bạn trả lời bé theo cách đơn giản hóa chúng, bé sẽ hình dung ra vấn đề một cách rõ ràng hơn.

    Vì sao tai cụp xuống khi máy bay cất, hạ cánh?
    Vì sao tai cụp xuống khi máy bay cất, hạ cánh?
    Vì sao tai cụp xuống khi máy bay cất, hạ cánh?
    Vì sao tai cụp xuống khi máy bay cất, hạ cánh?
  3. Nói với bé: Thí dụ như con đang ở trên máy bay trong cơn bão, máy bay bị nhồi lên nhồi xuống trong khi mắt con nhìn quang cảnh trong máy bay nhưng không nhận ra có sự di chuyển nào, gây cảm giác chóng mặt. Triệu chứng chóng mặt xảy ra khi thần kinh trung ương nhận tín hiệu không đồng bộ của năm hệ thống.


    Bạn cần biết rằng: Chóng mặt là sự rối loạn việc giữ thăng bằng cho cơ thể trong không gian. Cơ thể chúng ta được giữ thăng bằng nhờ các hệ thống: tại trong ghi nhận chuyển động lên xuống, qua lại của đầu; mắt phát hiện các chuyển động của cơ thể trong không gian; áp với mặt đất; các cơ, khớp xương ghi nhận chuyển động các chi và thân mình. Hệ thần kinh trung ương phối hợp tất cả các thông tin trên và cho chúng ta cảm giác về vị trí của mình trong không gian. Triệu chứng chóng mặt xảy ra khi thần kinh trung ương nhận tín hiệu không đồng bộ của năm hệ thống trên. Chúng ta chưa cần phải đưa nhiều thông tin quá chi tiết về một chủ đề cho bé vì như vậy bé sẽ rất khó để hiểu hết. Thay vì như vậy, hãy kể một ví dụ về những kiến thức xung quanh chủ đề đó để bé cảm thấy thích thú hơn.

    Tại sao khi chóng mặt lại có cảm giác mọi thứ xoay tròn?
    Tại sao khi chóng mặt lại có cảm giác mọi thứ xoay tròn?
    Tại sao khi chóng mặt lại có cảm giác mọi thứ xoay tròn?
    Tại sao khi chóng mặt lại có cảm giác mọi thứ xoay tròn?
  4. Nói với bé: Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người mù bẩm sinh chưa từng được nhìn thấy gì nên họ không có định nghĩa chính xác về màu sắc. Chính vì điều này, những người mù bẩm sinh không thể nhìn thấy màu sắc trong giấc mơ. Thay vào đó, họ chỉ nhận định, thấy được hành động hoặc thấy được trải nghiệm những gì mình mơ ước trong cuộc sống thực.


    Bạn cần biết rằng: Có những người sinh ra không may mắn đã bị khiếm khuyến một bộ phận nào đó trên cơ thể. Những người mù bẩm sinh ngay từ khi ra đời đã không nhìn thấy gì. Câu hỏi ở đây là: nếu như họ đã không nhìn thấy gì, họ có mơ khi nằm ngủ hay không? Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, họ mơ nhưng giấc mơ của họ không có hình ảnh. Thay vào đó họ sẽ mơ thấy đang ngửi, đang sờ, đang nghe thấy một điều gì đó. Giấc mơ của những người này đa dạng hơn những người bình thường vì người bình thường chỉ mơ thấy hình ảnh ( và phần lớn là đen trắng ). Với những người mà không bẩm sinh, họ vẫn sẽ mơ thấy hình ảnh nhưng những hình ảnh này sẽ phai dần theo thời gian và thay vào đó là các giác quan khác. Chúng ta chưa cần phải đưa nhiều thông tin quá chi tiết về một chủ đề cho bé vì như vậy bé sẽ rất khó để hiểu hết. Thay vì như vậy, hãy nói thêm những kiến thức xung quanh chủ đề đó để bé cảm thấy thích thú hơn.

    Người khiếm thị bẩm sinh mơ như thế nào?
    Người khiếm thị bẩm sinh mơ như thế nào?
    Người khiếm thị bẩm sinh mơ như thế nào?
    Người khiếm thị bẩm sinh mơ như thế nào?
  5. Nói với bé: Việc ngủ nhắm mắt bị mất giống như việc lên giây cót đồng hồ, giúp cho cơ thể chúng ta có khả năng nhận biết được sự thay đổi ngày đêm trên trái đất. Lý do đầu tiên, khi nhắm mắt chúng ta sẽ không bị ánh sáng, bụi và các thứ tác động khác xâm hại tới mắt. Lý do thứ hai là việc nhắm mắt một lúc giống như việc bật công tắc để cơ thể tạo ra hormone Melatonin sẽ gây buồn ngủ.



    Bạn cần biết rằng: Melatonin được tổng hợp an tỏa trong một vùng của não, nhưng đồng thời nó cũng ho cho được tổng hợp tại võng mạc của mắt người và ánh la mùi sáng sẽ ngăn cản quá trình tổng hợp melatonin tại hức ăn võng mạc. Bạn có thể nói rằng, không ít người đã ngủ với nửa mắt mở hoặc thậm chí Trương Phi sự tấn đã ngủ khi mở mắt. Điều này có khả năng xảy ra khi luôn não ( chứ không phải võng mạc ) tổng hợp được đầy trong đủ melatonin. Khi nghiên cứu với các loài chim, các nhà khoa học kết luận rằng mắt còn có chức năng như một là hơi chiếc đồng hồ sinh học của cơ thể. Cá thì hoàn toàn có thể mở mắt khi ngủ, vịt khi ngủ thì mắt nhắm mắt mở. Cá heo thậm chí lại ngủ theo một cách lạ kỳ khác: một bên bán cầu não hoạt động, một bên không. Đây là một trong những kiến thức khó ngay cả với người lớn nhưng nếu bạn trả lời bé theo cách đơn giản hóa chúng, bé sẽ hình dung ra vấn đề một cách rõ ràng hơn.

    Tại sao con người ngủ không mở mắt?
    Tại sao con người ngủ không mở mắt?
    Tại sao con người ngủ không mở mắt?
    Tại sao con người ngủ không mở mắt?
  6. Nói với bé: Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Nghiến răng là một thói quen không hiếm nhưng nghiến răng khi ngủ là một hội chứng bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.


    Bạn cần biết rằng: Nghiến răng là một thói quen không hiếm nhưng nghiến răng khi ngủ là một hội chứng bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Nếu bạn bị chứng nghiến răng, bạn có thể nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ. Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/thiếu tập trung. Đây là một trong những kiến thức khó ngay cả với người lớn nhưng nếu bạn trả lời bé theo cách đơn giản hóa chúng, bé sẽ hình dung ra vấn đề một cách rõ ràng hơn.

    Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?
    Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?
    Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?
    Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?
  7. Nói với bé: Ngủ mơ là hiện tượng tâm trí con người trải qua những hình ảnh, âm thanh tưởng tượng và nhiều dạng cảm xúc mãnh liệt trong khi ngủ. Hiện tượng mơ được ghi nhận xảy ra không chỉ ở người mà hầu hết các loài chim và động vật có vú. Giấc mơ được chia thành 2 dạng: giấc mơ bình thường và giấc mơ sáng suốt


    Bạn cần biết rằng: Chúng ta không chỉ đơn giản là đặt lưng xuống và ngủ một mạch đến sáng, thay vào đó, cơ thể trải qua nhiều thay đổi phức tạp khi ngủ. Chu kỳ giấc bao gồm 4 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ REM (giai đoạn chuyển động mắt nhanh). Thời lượng cho một chu kỳ giấc ngủ là 90 phút. Trong một đêm dài từ 7-8 tiếng, trung bình một người sẽ trải qua 4-6 chu kỳ giấc ngủ. Cho đến ngày nay, phạm trù ngủ mơ vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa thể giải thích và là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều sự chú ý của giới khoa học. Có thể nói rằng mỗi người sẽ có một bộ não khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, các mối quan hệ, cách sinh hoạt và thời gian ngủ khác nhau. Tất cả sự khác biệt này sẽ tạo ra các giấc mơ khác nhau bao gồm cả giấc mơ tâm linh, giấc mộng nhằm truyền tải những suy nghĩ sâu thẳm trong tâm trí hoặc đơn giản chẳng có ý nghĩa gì. Đây là một trong những kiến thức khó ngay cả với người lớn nhưng nếu bạn trả lời bé theo cách đơn giản hóa chúng, bé sẽ hình dung ra vấn đề một cách rõ ràng hơn.

    Tại sao ngủ lại mơ?
    Tại sao ngủ lại mơ?
    Tại sao ngủ lại mơ?
    Tại sao ngủ lại mơ?
  8. Nói với bé: Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai. Điều này làm ta nhất thời mất đi cảm giác thăng bằng, gây chóng mặt, thậm chí còn có thể nôn mửa, giống như say tàu xe vậy.


    Bạn cần biết rằng: Tiểu não cũng phụ trách động tác cân bằng. Các kích thích khi tác động mạnh vào lớp vỏ đại não, “bộ tư lệnh” thần kinh cao cấp nhất của cơ thể người, sẽ thông qua thị giác, thính giác để tác động vào tiểu não, gây ra hàng loạt hoạt động điện sinh học, làm nhiễu chức năng tiểu não trong thời gian ngắn, khiến ta chóng mặt. Vậy tại sao lên tầng cao mới có hiện tượng này, còn lên núi cao lại không? Vấn đề rất đơn giản. Vì tầng cao là lên thẳng, tạo ra sự tương phản độ cao rõ rệt với cảnh vật xung quanh, do đó kích thích mạnh mẽ hơn. Lên núi, dù cho núi cao gấp nhiều lần toà nhà, nhưng do độ cao của nó thoai thoải, tăng dần, khác biệt với chung quanh không rõ rệt, đứng ở ngọn núi này vẫn thấy nhiều ngọn núi khác nhấp nhô, cho nên không tạo ra kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thần kinh con người. Tốt nhất chúng ta nên lấy ví dụ cụ thể trong trường hợp này. Làm như vậy, trẻ vừa có thể hiểu ra vấn đề cũng như vận dụng để tư duy về những trường hợp khác.

    Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
    Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
    Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
    Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
  9. Nói với bé: Hiện tượng bóng đè có tên là chứng liệt thân khi ngủ là tình trạng khi bạn cảm giác toàn thân không thể cử động được mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo. Hiện tượng bị bóng đè xảy ra khi cơ thể chuyển giao giữa các giai đoạn thức và ngủ. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác không thể di chuyển hay nói năng gì được trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút. Hiện tượng bóng đè khi ngủ xảy ra khi một phần của giai đoạn giấc ngủ REM (giai đoạn cử động mắt nhanh hay giai đoạn ngủ mơ) xảy ra khi bạn vẫn còn thức.


    Bạn cần biết rằng: Nhiều quan niệm phổ biến vẫn cho rằng bị bóng đè là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra. Thế nhưng, các chuyên gia đã đưa ra được lời giải thích có cơ sở khoa học rõ ràng cho hiện tượng khá phổ biến này từ các giai đoạn giấc ngủ. Hiện tượng bóng đè khi ngủ xảy ra khi một phần của giai đoạn giấc ngủ REM (giai đoạn cử động mắt nhanh hay giai đoạn ngủ mơ) xảy ra khi bạn vẫn còn thức. Giai đoạn cử động mắt nhanh là khi não bộ hoạt động rất tích cực và các giấc mơ thường xuất hiện. Ngoại trừ cử động mắt và cơ trong lúc thở, việc cơ thể không thể cử động sẽ ngăn bạn không vô tình làm hại chính mình trong lúc mơ. Chúng ta chưa cần phải đưa nhiều thông tin quá chi tiết về một chủ đề cho bé vì như vậy bé sẽ rất khó để hiểu hết. Thay vì như vậy, hãy nó thêm những kiến thức xung quanh chủ đề đó để bé cảm thấy thích thú hơn.

    tại sao lại bị bóng đè khi ngủ
    tại sao lại bị bóng đè khi ngủ
    tại sao lại bị bóng đè khi ngủ
    tại sao lại bị bóng đè khi ngủ
  10. Nói với bé: Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, tuy nhiên chúng ta thường không biết rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến các cơn buồn ngủ, cũng như cơ chế gây buồn ngủ của não bộ. Một số nghiên cứu trên chuột đã cho thấy các tế bào thần kinh đệm hình sao trong não kích thích cơn buồn ngủ bằng cách giải phóng ra một chất điều hòa thần kinh có tác dụng gây ngủ bị ức chế bởi caffeine.


    Bạn cần biết rằng: Các nhà khoa học cũng cho biết adenosine là một tác nhân gây ra áp lực giấc ngủ. Chất hóa học này sẽ tích tụ lại trong não bộ khi bạn ở trạng thái thức, sau đó sẽ kích thích các mô hình hoạt động não bộ độc đáo xảy ra trong khi ngủ. Không giống như các tế bào thần kinh khác, những tế bào hình sao này không bắn ra các giải điện, và chúng được coi là các tế bào hỗ trợ đơn giản. Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm hội chứng Jet Lag, làm việc ca đêm, ca làm việc trái với nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên của cơ thể, hoặc ngủ trong chốc lát. Đây là một trong những kiến thức khó ngay cả với người lớn nhưng nếu bạn trả lời bé theo cách đơn giản hóa chúng để bé dễ hình dung ra vấn đề một cách rõ ràng hơn.

    Vì sao chúng ta có cảm giác buồn ngủ?
    Vì sao chúng ta có cảm giác buồn ngủ?
    Vì sao chúng ta có cảm giác buồn ngủ?
    Vì sao chúng ta có cảm giác buồn ngủ?




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy