Vì sao lại bị nấc?
Nói với bé: Nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ, không liên tục của cơ hoành và cơ liên sườn. Nếu có tác nhân nào đó kích thích cơ hoành gây co thắt, khiến không khí đi vào cổ họng và đập vào thanh quản. Lúc đó, dây thanh quản đóng lại đột ngột và tạo ra âm thanh “hic”.
Bạn cần biết rằng: Để thở, phổi làm việc cùng với cơ hoành, một cơ bắp giúp kéo không khí vào phổi và sau đó giải phóng không khí ra khỏi phổi. Nếu ăn hoặc uống quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc… khiến luồng khí đi vào ổ bụng, kẹt trong cổ họng, cơ hoành bị kích thích và gây ra tiếng nấc. Nếu bạn bị nấc vài phút hoặc chỉ trong 1 ngày thì không sao nhưng nếu quá 24 tiếng thì cần xem xét đến bệnh lý và đi khám bác sĩ ngay.