Top 10 Chiếc trực thăng nhanh nhất Thế giới

Thủy Tinh 2424 0 Báo lỗi

Máy bay trực thăng hay máy bay lên thẳng là một loại phương tiện bay có động cơ, hoạt động bay bằng cánh quạt, có thể cất cánh, hạ cánh thẳng đứng, có thể bay ... xem thêm...

  1. AH-64D Apache là một loại máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Cái tên Apache được đặt theo tên một bộ tộc thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ. Mỗi chiếc AH-64D Apache với hệ thống vũ khí tiêu chuẩn có giá từ dao động 20 đến 65 triệu dollar tùy theo phiên bản. Hệ thống bay của Apache gồm có hệ thống cánh quạt chính và hệ thống cánh quạt đuôi. Về mặt lý thuyết, nguyên tắc hoạt động của Apache cũng giống như hàng loạt các loại trực thăng khác khi mà nó có 2 rotor (con quay) dùng để xoay hàng loạt các cánh quạt (blade) khác nhau. Con quay chính được đính chặt vào trực thăng và dùng để điều khiển 4 cánh nằm nghiêng, mỗi cánh dài 6 mét. Mỗi khi có không khí luồn qua thì cánh quạt sẽ tạo ra một lực nâng để đẩy máy bay lên bầu trời. Phi công sẽ điều khiển trực thăng bằng cách sử dụng một bộ phận cơ khí có tên gọi swash plate. Bộ phận này chịu trách nhiệm thay đổi độ nghiêng của cánh quạt nhằm tăng cường lực nâng. Khi phi công giữ 4 cánh quạt cân bằng thì chiếc máy bay của chúng ta sẽ có thể nâng lên và hạ xuống theo chiều thẳng đứng trong khi nếu họ làm cho nó cánh nghiêng thì chúng sẽ tạo ra những lực đẩy không cân bằng và đưa máy bay đi theo một chiều hướng cố định.


    Một chiếc Apache cần đến 2 người điều khiển. Buồng lái được chia làm hai phần xếp liên tiếp nhau: phi công phụ kiêm xạ thủ sẽ ngồi ở buồng phía trước để có thể dễ dàng triển khai hệ thống vũ khí, phi công chính sẽ ngồi ở buồng phía sau và điều khiển chiếc trực thăng. Buồng phía sau được thiết kế cao hơn phía trước một chút để phi công có thể quan sát rõ đường bay. Mỗi buồng đều sở hữu hệ thống điều khiển máy bay và vũ khí, để một người có thể ngay lập tức trợ giúp người kia trong trường hợp có biến cố xảy ra. Apache cũng sử dụng hệ thống điều khiển nhóm và tuần hoàn giống với bất cứ trực thăng nào khác. Hệ thống này sẽ điều khiển rotor bằng hệ thống ổn định kỹ thuật số lẫn thủy lực cơ khí. Bộ phận ổn định kỹ thuật số dùng để tinh chỉnh hệ thống thủy lực nhằm giúp máy bay ổn định hơn, nó cũng đồng thời giữ cho trực thăng tự động nằm ở 1 vị trí cố định trên không trung trong một thời gian ngắn. Trong các trực thăng Apache, 3 màn hình 6x8 inch trước mặt phi công sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin định vị và thông tin chuyến bay. Những hệ thống số này cung cấp đầy đủ thông tin và dễ đọc hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Nếu cần thông tin gì thì phi công chỉ cần bấm nút bên cạnh màn hình để hiện ra.

    Trực thăng AH-64D Apache.
    Trực thăng AH-64D Apache.
    Trực thăng AH-64D Apache
    Trực thăng AH-64D Apache

  2. Mil Mi-26 là một máy bay trực thăng vận tải hạng nặng của Nga/Xô viết hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc máy bay trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được sử dụng. Tuy nó không lớn bằng chiếc Mil V-12 nhưng trong khi chiếc V-12 chỉ dừng ở các chuyến bay thử, chiếc Mi-26 đã được sử dụng cho các mục đích dân sự, quân sự, thậm chí còn được Liên bang Nga bán cho các nước khác. Mi-26 được thiết kế để sử dụng trong quân sự và dân sự với dự định tạo cho nó khả năng nâng lớn hơn bất kỳ một loại máy bay trực thăng nào từng có trước đó. Chiếc Mi-26 đầu tiên cất cánh ngày 14 tháng 12 năm 1977 và lần đầu tiên phục vụ trong quân đội Xô viết năm 1983. Mi-26 là chiếc trực thăng đầu tiên sử dụng cánh quạt tám lá. Nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay). Tuy chỉ hơi nặng hơn chiếc Mil Mi-6, nó có thể nhấc hơn 20 tấn.


    Mil Mi-26 đã tham gia gói thầu cung cấp 15 trực thăng vận tải cho quân đội Ấn Độ năm 2012 và có tin đồn cho là CH-47F Chinook của hãng Boeing đã thắng gói thầu này. Ngày 28/11/2013, hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport từ chối tuyên bố rằng họ đã thua trong 2 gói thầu cung cấp các trực thăng vận tải hạng nặng và máy bay tiếp dầu cho Ấn Độ. Rosoboronexport cho rằng, thông tin nhà cung cấp vũ khí Nga "thất bại" trong hai cuộc đấu thầu nói trên của một số phương tiện truyền thông là không đúng. Theo công ty Nga thì hiện chưa có kết quả nào được công bố và việc suy đoán chỉ nhằm mục đích lừa dối công chúng. Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin Ấn Độ gạt bỏ các loại máy bay Nga trong hai gói thầu này do hiệu quả vận hành cũng như chi phí bảo dưỡng cao mặc dù nhà thầu Nga đưa giá rẻ hơn các đối thủ đến từ Mỹ và châu Âu.

    Trực thăng Mil Mi-26 (Halo).
    Trực thăng Mil Mi-26 (Halo).
    Trực thăng Mil Mi-26 (Halo)
    Trực thăng Mil Mi-26 (Halo)
  3. Không thể không kể đến Mi-28N Night Hunter khi nhắc đến những chiếc trực thăng nhanh nhất thế giới cho được. Chiếc trực thăng này Mi-28N Night Hunter được biết đến là một trong mười chiếc trực thăng nhanh nhất thế giới được sản xuất bởi quân đội Nga. Chiếc trực thăng này được thiết kế hoàn toàn nhằm mục đích tấn công chính vì vậy mà nó không hề có thêm chức năng vận tải, và điều đặc biệt là nó có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24 rất nhiều. Mi-28N Night Hunter được trang bị một súng duy nhất tại bệ pháo dưới mũi, các vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới thân. Các bạn có biết vận tốc tối đa của chiếc trực thăng này hay không? Khi bay với vận tốc tối đa thì nó có thể đạt tới 324 km/h cơ đấy, nhanh hơn so với AH-64 là 293 km/h, bù lại AH-64 bay được xa hơn (1.900 km so với 1.100 km).


    Mi-28N Night Hunter được trang bị hệ thống điều khiển và radar tầm nhìn 360 độ hoàn toàn mới và sẽ mang vũ khí thông minh. Theo Bộ Công nghiệp Nga, Văn phòng thiết kế các máy tự động công nghiệp có trụ sở tại Saratov, miền nam Nga đã phát triển một hệ thống điều khiển bay mới gọn nhẹ và có tiềm năng nâng cấp cho trực thăng chiến đấu Mi-28NM nâng cấp. Mi-28NM đã nhận được một bộ định vị quan sát toàn cảnh mới về cơ bản, một hệ thống điều khiển mới với các yếu tố trí tuệ nhân tạo và các thiết bị khác và sẽ có khả năng sử dụng vũ khí chính xác. Trực thăng được chỉ định để tấn công lớp giáp, thực hiện trinh sát và cung cấp mục tiêu. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết tại triển lãm vũ khí Army-2019, Bộ Quốc phòng đã ký hợp đồng với nhà sản xuất máy bay trực thăng Nga Helicopters về việc giao 98 máy bay trực thăng tấn công Mi-28NM cho quân đội.

    Trực thăng Mi-28N Night Hunter.
    Trực thăng Mi-28N Night Hunter.
    Trực thăng Mi-28N Night Hunter
    Trực thăng Mi-28N Night Hunter
  4. Kamov Ka-52 Alligator bí danh là "Cá sấu" là một máy bay trực thăng quân sự hai chỗ ngồi của Nga. được xem là một phiên bản hai chỗ ngồi của loại Kamov Ka-50. Ka-52 là loại trực thăng tấn công hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất (bọc thép lẫn không bọc thép), máy bay (bay tốc độ chậm), tiêu diệt sinh lực địch ở tiền tuyến lẫn ở nơi đóng quân của các đơn vị dự bị, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác. Thiết kế của Ka-52 dựa trên phiên bản trực thăng Ka-50, với mức độ tương đồng vào khoảng 85%.

    Trong khi Ka-50 là trực thăng một chỗ ngồi, Ka-52 bố trí một buồng lái hai chỗ xếp bênh cạnh nhau, và có thể được điều khiển bởi bất cứ thành viên nào trong hai phi công ngồi trong buồng lái. So với Ka-50, phần mũi của Ka-52 rộng hơn, do mức độ bọc giáp ở buồng lái giảm đi và do phần mũi là nơi lắp đặt một số thiết bị điện tử, radar. Giống như Ka-50, Ka-52 sử dụng hai cánh quạt quay ngược chiều nằm trên cùng một trục, thiết kế này giúp cho trực thăng có tính cơ động rất cao, dễ dàng di chuyển trong không gian chật hẹp hoặc nhanh chóng chiếm lấy vị trí tác chiến có lợi cho mình. Hai động cơ turbine trục VK-2500 công suất 1863 kW với hệ thống điều khiển số toàn quyền (FADEC) giúp cho trực thăng có thể bay cao 5000 mét và có thể cất hạ cánh trong khí hậu nóng hay ở khu vực có độ cao lớn. Trực thăng cũng có thể hoạt động trong điều kiện trời lạnh hoặc buốt giá. Khoang nhiên liệu được làm từ các vật liệu chống nổ.

    Trực thăng Ka-52 Alligator.
    Trực thăng Ka-52 Alligator.
    Trực thăng Ka-52 Alligator
    Trực thăng Ka-52 Alligator
  5. Top 6

    NH90

    Trực thăng NH90 được biết đến là một trong những chiếc máy bay trực thăng quân sự đa nhiệm nhanh nhất thế giới. NATO mong muốn có được một máy bay trực thăng chiến trường có khả năng hoạt động trong môi trường hải quân chính vì vậy mà NH90 mới có mặt trên chiến trường hiện nay. Nếu như kể đến điều ấn tượng nhất của chiếc máy bay này thì có lẽ đó chính là vận tốc tối đa của nó lên tới 300km/h, đứng thứ 6 trong danh sách những máy bay trực thăng nhanh nhất thế giới. Đây là một máy bay trực thăng quân sự hai động cơ phát triển với hai phiên bản - NATO Frigate Helicopter (NFH) và vận tải quân chiến thuật quân (TTH). Chiếc trực thăng này rất thích hợp cho các hoạt động quân sự tại những điều kiện khắt khe nhất trên biển và đất liền. Động cơ hiệu suất cao cho phép các máy bay trực thăng bay ở độ cao tối đa là 10.500 ft - 3.200 mét.


    NH90 trang bị 2 động cơ Rolls-Royce, mỗi chiếc 2.230 mã lực, có buồng lái hiển thị đa chức năng, hệ thống điều khiển, kiểm soát bay Fly-by-wire. NH90 có khả năng chuyên chở khoảng 20 binh sĩ. Tốc độ tối đa 300km/giờ; độ cao hoạt động gần 3.000m. NH90 được trang bị hệ thống cảm biến, các trang thiết bị điện tử hàng không và vũ khí mới nhất phục vụ tác chiến trên biển, an toàn cao cho phi hành đoàn. Vật liệu chế tạo NH90 là composite nhẹ nên trọng lượng của trực thăng này là 11 tấn. Phiên bản NH90 NFH có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ bổ sung bao gồm: tìm kiếm cứu nạn (SAR), tuần tra trên biển, vận chuyển quân sự và hỗ trợ cho các lực lượng đổ bộ. Máy bay có 4 cánh quạt chính và 4 cánh quạt phụ, được thiết kế cho hoạt động ngày và đêm trong điều kiện thời tiết bất lợi, có thể hoạt động trên các tàu khu trục nhỏ ngay cả khi sóng biển dâng cao.

    Trực thăng NH90.
    Trực thăng NH90.
    Trực thăng NH90
    Trực thăng NH90
  6. AgustaWestland AW139 là máy bay trực thăng hai động cơ cỡ trung 15 chỗ ngồi được phát triển và chế tạo bởi AgustaWestland (hiện là một phần của Leonardo). Nó được tiếp thị với nhiều vai trò khác nhau, bao gồm vận tải VIP/công ty, vận tải ngoài khơi, chữa cháy, thực thi pháp luật, tìm kiếm và cứu nạn, dịch vụ y tế khẩn cấp, cứu trợ thảm họa và tuần tra hàng hải. Ngoài các cơ sở sản xuất của AgustaWestland ở Ý và Hoa Kỳ, AW139 được sản xuất tại Nga bởi HeliVert, một liên doanh giữa AgustaWestland và Russian Helicopters. AW139 ban đầu được thiết kế và phát triển bởi Agusta và Bell Helicopters và được bán trên thị trường là Agusta-Bell AB139, được đổi tên thành AW139 khi Bell rút khỏi dự án. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2003, AW139 đã trở thành một trong những sản phẩm có ảnh hưởng nhất của AgustaWestland, sau đó nó đã được phát triển thành xe nâng tầm trung mở rộng định hướng quân sự AW149.


    AW139 được cung cấp bởi hai động cơ trục tuốc bin trục FADEC có điều khiển Pratt & Whitney Canada PT6C. Hệ thống FADEC điều chỉnh liền mạch các động cơ để tạo sự thuận tiện cho phi công và sự thoải mái của hành khách, đồng thời có thể tự động xử lý lỗi một động cơ mà không có sự sai lệch đáng kể. Nó được xây dựng với các yêu cầu bảo trì, có thể dễ dàng truy cập các hệ thống quan trọng, nếu có thể số lượng các bộ phận đã được giảm bớt và nhiều bộ phận đã được thiết kế cho một vòng đời kéo dài. Hệ thống Giám sát Sức khỏe và Sử dụng (HUMS) cũng được trang bị. Hơn một nghìn hạng mục có thể tùy chỉnh của thiết bị có thể được cấu hình theo nhu cầu của khách hàng, bao gồm thùng nhiên liệu phụ, tời cứu hộ, móc chở hàng, radar tìm kiếm và thời tiết, hệ thống bảo vệ băng, camera bên ngoài và đèn rọi và sắp xếp chỗ ngồi.

    Trực thăng AgustaWestland AW139
    Trực thăng AgustaWestland AW139
    Trực thăng AgustaWestland AW139
    Trực thăng AgustaWestland AW139
  7. Các AgustaWestland AW101 là một mức tăng trung bình máy bay trực thăng được sử dụng trong cả quân sự và dân dụng. Lần đầu tiên bay vào năm 1987, nó được phát triển bởi một liên doanh giữa Máy bay trực thăng Westland ở Vương quốc Anh và Agusta ở Ý để đáp ứng các yêu cầu quốc gia về một máy bay trực thăng tiện ích hải quân hiện đại. Một số nhà khai thác, bao gồm cả lực lượng vũ trang của Anh, Đan Mạch và Bồ Đào Nha, sử dụng tên Merlin cho máy bay AW101 của họ. Nó được sản xuất tại các nhà máy ở Yeovil, Anh và Vergiate, Nước Ý, công việc lắp ráp được cấp phép cũng đã diễn ra trong Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trước năm 2007, máy bay đã được bán trên thị trường với tên gọi EH101. Trên thực tế, tên gọi ban đầu là EHI 01, từ tên được đặt cho liên doanh Anh - Ý - European Helicopter Industries - nhưng một lỗi phiên âm đã thay đổi điều này thành EH101 và tên gọi này bị mắc kẹt. Năm 2000, Westland Helicopters và Agusta hợp nhất để thành lập AgustaWestland, dẫn đến chỉ định hiện tại của loại.

    AW101
    được đưa vào phục vụ năm 1999 và kể từ đó đã thay thế một số loại trực thăng cũ hơn, chẳng hạn như Vua biển Sikorsky, thực hiện các vai trò như vận tải cỡ trung bình, chiến tranh chống tàu ngầm, tìm kiếm, cứu hộ và các hoạt động tiện ích trên tàu. Các Không quân Hoàng gia Canada (RCAF) vận hành một biến thể của AW101, được chỉ định CH-149 Cormorant, bên trong cứu hộ đường không - biển vai trò. Một biến thể khác, được chỉ định VH-71 Kestrel, đang được phát triển để phục vụ trong Đội xe vận chuyển tổng thống Mỹ trước khi chương trình bị hủy bỏ. Các nhà khai thác dân dụng cũng sử dụng AW101 trong các vai trò như vận chuyển hành khách và VIP. Loại này đã được triển khai tới các rạp chiến đấu tích cực, chẳng hạn như hỗ trợ các lực lượng liên minh trong Chiến tranh Iraq và Chiến tranh ở Afghanistan.

    Trực thăng AgustaWestland AW101
    Trực thăng AgustaWestland AW101
    Trực thăng AgustaWestland AW101
    Trực thăng AgustaWestland AW101
  8. Top 3

    Mi-35M

    Mi-35M là một chiếc máy bay trực thăng tấn công đa năng và thật bất ngờ khi nó chính là một phiên bản hiện đại hóa toàn diện của Mi-24V. Nhà máy trực thăng Mil Moscow là nơi đã sản xuất chiếc máy bay này và nó đã được đưa vào hoạt động từ năm 1972 trong không quân Liên Xô cùng với hơn 30 quốc gia khác. Vào năm 2005, Mi-35M bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt tại Rostvertol. Mi-35M sở hữu hai động cơ có 2.200 hp. Độ cao hoạt động và phạm vi bình thường của máy bay trực thăng là 17.716 ft tương đương với 5.400 mét, vận tốc tối đa của nó lên tới 310km/ h. Mi-35M là dòng máy bay trực thăng chiến đấu đa năng do Rostvertol, một chi nhánh của Công ty Trực thăng Nga chế tạo. Mi-35M là biến thể hiện đại hóa mới nhất từ "vua" trực thăng tấn công Mi-24 Hind. Được sản xuất hàng loạt kể từ năm 2005, trực thăng Mi-35M có hình dáng bên ngoài khá giống với Mi-24. Mi-35M được trang bị dàn vũ khí cực mạnh, với 6 giá treo vũ khí được phân bố đều trên 2 cánh phụ bên thân.


    Mi-35M dài 17,50 m, cao 6,5 m, trọng lượng rỗng 8.355 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 11.500 kg. Mi-35 trang bị động cơ tuốc bin trục thế hệ mới nhất VK-2500, mỗi chiếc công suất 2.200 mã lực. Mi-35M có thể đạt vận tốc tối đa 310km/h và vận tốc trung bình là 260km/h. Chiếc trực thăng này có thể đạt độ cao trung bình 3.150m và độ cao tối đa 5.400m với tầm hoạt động khoảng 460km. Phi hành đoàn trên Mi-35M gồm 2 - 3 người. Ở phần mũi còn được trang bị một khẩu súng máy YakB cỡ nòng 12,7mm, cho phép bắn ra 4.000 - 4.500 viên/phút với tốc độ đầu đạn đạt 860m/s. Dưới 2 giá treo nằm ở 2 bên cánh, Mi-35M được trang bị ống phóng tên lửa chống tăng Shturm. Trực thăng tấn công đa năng Mi-35M có hệ thống buồng lái kính chống đạn hiện đại cùng các hệ thống quan sát, trinh sát, chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại tối tân.

    Trực thăng Mi-35M.
    Trực thăng Mi-35M.
    Trực thăng Mi-35M
    Trực thăng Mi-35M
  9. CH-47F Chinook là máy bay trực thăng nhanh thứ hai trên thế giới với tốc độ tối đa 315km/h. Đây là một dòng trực thăng của người Mỹ được trang bị hai động cơ. Nó chính là một trong những máy bay trực thăng phương Tây nặng nhất, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ. Tháng 7 năm 2007 là lần đầu tiên chiếc trực thăng này được đưa vào nhiệm vụ để vận chuyển quân, pháo binh, thiết bị và hàng hóa hỗ trợ chiến đấu và hoạt động cứu trợ nhân đạo. Những chiếc trực thăng CH-47F Chinook được trang bị hai động cơ Honeywell T55-GA-714A có thể tạo 4.777 shp (3.529 kW). Ngoài ra chiếc trực thăng này còn có thể bay ở độ cao lên đến 20.000 ft tương đương 6.096 mét, mang theo 10.886kg hàng hóa và vũ khí.


    CH-47 Chinook là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng đa năng 2 động cơ cánh quạt do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo dùng để chuyển quân và vũ khí hạng nặng với hỗ trợ đường không cho chiến trường. CH-47 Chinook được thiết kế vào năm 1962. Chinook vốn là tên một bộ lạc da đỏ ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Đến tháng 2 năm 1966, 161 chiếc Chinook đã được chế tạo và bàn giao cho Quân đội Hoa Kỳ. Năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh Bay số 1 của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến đã biên chế 1 tiểu đoàn máy bay Chinook. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chinook trong Chiến tranh Việt Nam là vận chuyển pháo lên các điểm cao và đảm bảo cung cấp đạn dược cho các khẩu pháo này. Trong chiến tranh Iraq, có tới khoảng 163 chiếc Chinook đã được sử dụng.

    Trực thăng CH-47 Chinook.
    Trực thăng CH-47 Chinook.
    Trực thăng CH-47 Chinook
    Trực thăng CH-47 Chinook
  10. Eurocopter X3 là chiếc trực thăng nhanh nhất thế giới đó nha. Vận tốc tối đa mà chiếc trực thăng này đạt tới là 472 km/h, khi bay ngang qua Pháp vào ngày 07 tháng sáu năm 2013 và đã thiết lập một kỷ lục tốc độ không chính thức cho một chiếc máy bay trực thăng máy bay trực thăng. Trực thăng Eurocopter X3 sở hữu hai chiếc Rolls-Royce Turbomeca RTM322-01 động cơ 9a turboshaft, có khả năng tạo ra 1.693 kW (2.270 hp). Máy bay trực thăng xuất hiện lần đầu tiên trong thế chiến thứ II đến thời hiện đại đã góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh. Chúng có thể chiến đấu, triển khai quân hoặc được sử dụng vào các mục đích cứu hộ, máy bay trực thăng đóng một vai trò quan trọng.


    Eurocopter X3 có khả năng đạt vận tốc siêu nhanh nhờ các bộ phận cố định lấy ý tưởng từ máy bay. Khi phi công muốn đạt tốc độ cao hơn, họ chỉ cần chỉnh cánh quạt về góc nhỏ hơn để biến nó thành một chiếc máy bay thông thường. Cánh quạt chính trên nóc và cánh quạt bên hông sẽ giữ vai trò tạo ra lực đẩy cho trực thăng. Một điểm độc đáo khác trong thiết kế của Eurocopter X3 là không sử dụng cánh quạt ở đuôi. Thông thường, cánh quạt ở đuôi là bộ phận cần thiết để trực thăng không quay tròn một cách mất kiểm soát. Tuy nhiên, ở Eurocopter X3, lực phản mô-men đến từ hai cánh quạt bên hông máy bay. Hiện nay mới chỉ có duy nhất 1 chiếc Eurocopter X3 mới được hoàn thành và đưa vào thử nghiệm. Việc sản xuất những chiếc Eurocopter X3 hay sản xuất hàng loạt chỉ được tiến hành khi nhà nghiên cứu đã có những đánh giá cuối cùng của chương trình chế tạo thử nghiệm này.

    Trực thăng nhanh nhất thế giới Eurocopter X3.
    Trực thăng nhanh nhất thế giới Eurocopter X3.
    Trực thăng Eurocopter X3
    Trực thăng Eurocopter X3



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy