Top 10 Trực thăng quân sự hiện đại bậc nhất Thế giới
Máy bay trực thăng quân sự là loại máy bay trực thăng được chế tạo riêng hoặc được chuyển đổi để làm vũ khí cho các lực lượng quân sự. Chức năng chính của máy ... xem thêm...bay quân sự là vận chuyển binh lính, song các máy bay trực thăng vận chuyển còn có thể được chuyển đổi để dùng vào mục đích tìm kiếm-cứu hộ trong chiến đấu, di dời thương binh, chỉ huy trên không, hoặc thậm chí có thể được trang bị vũ khí để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Có các máy bay trực thăng quân sự chuyên dụng dùng vào các loại nhiệm vụ khác nhau; ví dụ, có trực thăng chiến đấu, trực thăng trinh sát, trực thăng chống tàu ngầm, trực thăng vận tải. Bạn có biết rằng ngoài xe tăng thì trượt thăng cũng là một trong những vũ khí quân sự đóng vai trò quan trọng trong một trận chiến và nó cũng góp phần thay đổi phần nào cục diện của một trận chiến. TopList sẽ giới thiệu cho bạn những chiếc trực thăng quân sự hiện đại bậc nhất Thế giới nhé.
-
Trực thăng Z-10
Trực thăng Z-10 của Trung Quốc. Đây là trực thăng tấn công đã được đưa vào phục vụ vào năm 2012 trong quân đội Trung Quốc. Toàn bộ các máy bay Z-10 đều được trang bị hai động cơ WZ-9. Những chiếc Z-10 sở hữu phần thân không mấy rộng rãi cùng với buồng lái dành cho 2 người - 1 phi công phía sau, 1 xạ thủ phía trước. Trực thăng Z-10 cũng được trang bị những vũ khí rất tối tân. Nó có thể bao gồm tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-9, pháo 30 mm, tên lửa chống tăng HJ-10 và tên lửa không đối không TY-90. Điều đặc biệt là chiếc chiến cơ của Trung quốc còn có thể mang theo cả rocket. Vừa rồi, Trung Quốc đã kiếm được bội tiền từ việc bán Z-10 cho Pakistan.
Thân trên của Z-10 được thiết kế hơi hẹp nhằm giảm độ bộc lộ radar, phần thân dưới hơi hóp vào tạo thành một sống giữa buồng lái và thân dưới kéo dài hết thân của máy bay. Thiết kế này là một điểm khác biệt khá lớn so với các trực thăng tấn công của Nga và Mỹ. Z-10 sử dụng rotor chính với cánh quạt 5 tấm, đường kính 12m, rotor đuôi có 4 cánh quạt.Những khu vực quan trọng của trực thăng được bọc giáp nhằm chống lại vũ khí cá nhân. Nhiệm vụ chính của Z-10 là chống tăng, tuy nhiên, Z-10 cũng được cho là có khả năng không đối không hạn chế.Cơ động tương đương Apache AH-64. Động cơ của Z-10 mạnh hơn động cơ của EC-665 Tiger nhưng vẫn kém xa so với động cơ T700-701D của AH-64D Apache 2000 mã lực/chiếc, động cơ TV3-117VMA của Mi-28 2194 mã lực/chiếc, động cơ TV3-117VK của Ka-52 2200 mã lực/chiếc.
-
Mil Mi-24
Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng đồng thời có một chút khả năng chở quân bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới. Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu Mi-25 và Mi-35 được biểu thị là Hind D và Hind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là 'Letayushiy tank' (Xe tăng bay). Một tên hiệu thường gặp khác là 'Krokodil' (Cá sấu) - vì hình dạng ngụy trang và thân của nó. Thiết kế chủ chốt của máy bay này được lấy từ loại Mil Mi-8 "Hip", hai động cơ turbine trục (turboshaft) đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính giữa thân và một cánh quạt đuôi ba cánh. Vị trí đặt động cơ khiến máy bay này có kiểu bố trí hai cửa hút gió rất khác biệt. Các phiên bản D và sau này có đặc điểm buồng lái hai người với một vòm kính buồng lái kiểu "phồng bọt đôi". Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14 "Haze". Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh giữa thân (cũng giúp tăng lực nâng), mỗi cánh có ba mấu. Vũ khí trang bị tùy thuộc vào nhiệm vụ: Chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép và các phiến cánh quạt bằng titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn cỡ 12,7 mm. Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân. Máy bay sử dụng bộ bánh đáp ba có thể thu vào.
Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Mi-24 vừa có khả năng tấn công mạnh lại vừa có khả năng chở quân. Nó không có đối thủ cùng tính năng từ NATO. Mi-24 lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu bởi các lực lượng Ethiopia trong Chiến tranh Ogaden chống lại quân đội Somali. Những chiếc máy bay trực thăng này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch không vận ồ ạt thiết bị chiến tranh từ Liên Xô, sau khi Liên bang Xô viết thay đổi lập trường cho tới cuối cuộc chiến năm 1977. Những chiếc máy bay này được sử dụng trong cả những cuộc tấn công trên không và mặt đất buộc các lực lượng Somali rút khỏi lãnh thổ Ethiopia vào đầu năm 1978. Loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh này. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer Đỏ bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan. Loại máy bay này được quân đội Liên Xô sử dụng với tần suất cao ở Afghanistan, chủ yếu để không kích các chiến binh Mujahideen. Với những tên lửa tầm nhiệt Stinger của Hoa Kỳ viện trợ cho Mujahideen, trực thăng Mi-8 và Mi-24 đã trở thành các mục tiêu ưa thích của lực lượng phiến loạn. Các máy bay trực thăng chiến đấu Hind cũng năm trong số 333 máy bay trực thăng bị rơi trong các chiến dịch quân sự tại Afghanistan. Buồng lái Mi-24 được bọc thép tốt và thậm chí có thể chống lại đạn 12,7 mm, nhưng cánh đuôi của Hind vẫn dễ bị hư hại vì không được bọc giáp ở khu vực này. -
AH-2 Rooivalk
Máy bay trực thăng tấn công do Denel của Nam Phi sản xuất. AH-2 Rooivalk còn được biết đến với cái tên “chim cắt đỏ”. Hầu hết trong các cuộc không chiến, chiếc trực thăng này có khả năng chiến đấu nhanh và hiệu quả. Denel Rooivalk có khả năng tác chiến trong điều kiện khắc nghiệt ví dụ như cực khô hạn của Nam Phi đồng thời nó cũng được trang bị nhiều loại vũ khí phù hợp với các thời điểm và từng nhiệm vụ. Bên cạnh khả năng phát hiện, đánh chặn mục tiêu nhờ hệ thống định vị, không chỉ có vậy nó còn sở hữu hệ thống gây nhiễu cùng với pháo sáng chuyên dụng. Đây là một trong những máy bay trực thăng hiện đại nhất thế giới.
Trực thăng tấn công AH-2 Rooivalk (chim cắt đỏ) là phiên bản máy bay chiến đấu lên thẳng do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Atlas Aircraft Corporation, tiền thân của tập đoàn Denel Aviation của Nam Phi hiện nay, nghiên cứu và chế tạo. Trực thăng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực cùng hệ thống định vị radar Doppler. Nhờ đó trực thăng AH-2 Rooivalk có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. Trực thăng tấn công AH-2 có tốc độ tối đa 309 km/h, tốc độ hành trình 278 km/h. Phạm vi hoạt động của trực thăng AH-2 là 1.335 km với nhiên liệu tối đa. Thông thường, một chiếc AH-2 Rooivalk được trang bị một pháo GL2 20mm phía trước mũi máy bay, tên lửa không đối không Mitral, tên lửa diệt tăng Ingwe, Mokopa, rocket.
-
AH-1W Super Cobra
Trong số các chiến cơ thuộc lực lượng không quân Mỹ thì chúng ta cũng cần phải kể đến trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra. Nó là một trong những chiếc trực thăng hiện đại nhất thế giới, AH-1W Super Cobra được đánh giá rất cao về khả năng cũng như tốc độ tác chiến. Đây có lẽ là loại trực thăng chiến đấu đa nhiệm vụ chủ lực của quân đội Mỹ trước khi AH-64 Apache ra đời. Với hai cánh quạt, một động cơ và hệ thống truyền động hết sức hiện đại, nó còn có thể mang theo tên lửa chống tăng hiện đại Hellfire thêm vào đó là tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder có thể bắn hạ máy bay đối phương một cách nhanh chóng, chính xác tới bất ngờ.
Các Thủy quân lục chiến Mỹ đã rất quan tâm đến các AH-1W Super Cobra, nhưng nó ưa thích một phiên bản hai động cơ để cải thiện an toàn trong trên mặt nước hoạt động và cũng muốn có một mạnh hơn tháp pháo gắn trên vũ khí. Lúc đầu, Bộ Quốc phòng đã chần chừ trong việc cung cấp cho Thủy quân lục chiến một phiên bản hai động cơ của Cobra, với niềm tin rằng sự tương đồng với những chiếc AH-1W Super Cobra của Lục quân vượt trội hơn những lợi thế của một loại động cơ khác. Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến đã thắng và trao cho Bell một hợp đồng mua 49 chiếc AH-1W Super Cobra hai động cơ vào tháng 5 năm 1968. Như một biện pháp tạm thời, Quân đội Hoa Kỳ đã chuyển giao 38 chiếc AH-1G cho Thủy quân lục chiến vào năm 1969. Chiếc AH-1W Super Cobra cũng nhận được một tháp súng mạnh hơn. Nó có một khẩu pháo 20 mm XM197 ba nòng dựa trên pháo M61 Vulcan sáu nòng.
-
A-129/ T-129 Italia
A-129/T-129 do Italia sản xuất là trực thăng chiến đấu đầu tiên được thiết kế và chế tạo hoàn toàn ở châu Âu. Người ta cho rằng ở bên ngoài của nó có 4 giá treo vũ khí có khả năng mang tới 1.200 kg vũ khí tác chiến, tám tên lửa chống tăng M65 và sáu tên lửa chống tăng Hellfire. Đây là chiếc chiến cơ đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống điện tử MIL-STD 1553B databus kỹ thuật số tự động hóa cao giúp nó di chuyển với vận tốc 259 km/h cùng khả năng chiến đấu linh hoạt trong mọi điều kiện thời tiết. T-129 Atak là sự tái sinh của A-129, do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, Aerospace Industries (TAI) với AgustaWestland là đối tác chính.
T129 được tối ưu hóa cho các điều kiện nóng và cao. Nó có một số cải tiến quan trọng so với A129 ban đầu phù hợp với các yêu cầu của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. T129 sẽ mang 12 tên lửa chống tăng UMTAS do Roketsan phát triển (phát triển bản địa của Thổ Nhĩ Kỳ tương tự như Hellfire II ). T129 có một khẩu pháo kiểu gatling 20 mm trong tháp pháo ở mũi. Nó có thể mang một tổ hợp tên lửa 70 mm, vỏ tên lửa không đối không Stinger và bệ súng trên các giá treo cánh còn sơ khai của nó. Vào ngày 16 tháng 7 năm 2007, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ (TUBITAK), Meteksan SavunmaSanayii AŞ và Đại học Bilkent đã thành lập một liên minh để phát triển một radar sóng milimet tiên tiến (MILDAR), tương tự như Longbow và radar IAI/ELTA, dự định đưa vào hoạt động vào năm 2009. MILDAR được hoàn thành thành công vào tháng 2 năm 2012.
-
AH-1Z Viper
Linh hoạt, đa năng, mạnh mẽ là ba từ đánh giá chính xác nhất về chiếc chiến cơ trong danh sách những chiếc trực thăng hiện đại nhất thế giới, AH–1Z Viper. Nó sở hữu tới 2 động cơ có thể bay với vận tốc lên tới 296 km/h, bên cạnh đó chiếc chiến cơ này có khả năng hoạt động trong phạm vi 231 km và buồng lái được số hóa hoàn toàn, trực thăng tấn công này được phát triển nhằm mục đích hỗ trợ tấn công, chi viện hỏa lực đường không cho lính thủy đánh bộ của Hoa Kỳ. Nó đã được phát triển dựa trên mẫu AH-1W SuperCobra. Không chỉ có vậy, chiến cơ AH-1Z còn có tới 6 giá treo giúp nó mang hai tên lửa không đối, không AIM-9 và mười sáu tên lửa chống tăng Hellfire. Hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ còn được tích hợp trên mũ bảo hiểm của phi công. Đây là một trong những chiếc trực thăng hiện đại nhất thế giới. Và AH-1Z Viper đứng thứ 5 trong danh sách này nhé.
Các khía cạnh của AH-1Z có từ Bell 249 vào năm 1979, về cơ bản là AH-1S được trang bị hệ thống cánh quạt chính bốn cánh từ Bell 412. Trực thăng này đã trình diễn thiết kế Cobra II của Bell tại Farnborough Airshow năm 1980. Cobra II được trang bị tên lửa Hellfire, một hệ thống nhắm mục tiêu mới và động cơ cải tiến. Đề xuất của Cobra 2000 bao gồm động cơ General Electric T700 và một cánh quạt bốn cánh. Thiết kế này đã thu hút sự quan tâm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, nhưng không có kinh phí. Năm 1993, Bell đề xuất một phiên bản dựa trên AH-1W cho chương trình trực thăng tấn công mới của Vương quốc Anh. CobraVenom phái sinhcó buồng lái kỹ thuật số hiện đại và có thể mang tên lửa dẫn đường bằng dây, tên lửa Hellfire hoặc Brimstone. Thiết kế CobraVenom đã được thay đổi vào năm 1995 bằng cách chuyển sang hệ thống rôto bốn cánh. Tuy nhiên, AH-64D đã được lựa chọn để thay thế vào cuối năm đó.
-
Eurocopter Tiger
Nếu như đã nhắc tới những chiếc trực thăng hiện đại nhất thế giới thì không thể không kể đến Eurocopter Tiger. Đây có lẽ là một máy bay trực thăng tấn công do Eurocopter sản xuất. Người ta thường gọi nó bằng cái tên Tiger ở Đức, trong khi đó nó lại mang tên Tigre ở Pháp và Tây Ban Nha. Nó được mệnh danh “con hổ biết bay” nhờ khả năng tấn công mạnh mẽ trong mọi điều kiện sau khi hãng Eurocopter cho ra đời chiếc trực thăng này. Chiếc chiến cơ này có khả năng mang tối đa 1.860 kg vũ khí lắp trên 4 điểm treo cứng hoặc dưới cánh, bên cạnh đó, nó còn có thể mang theo tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire và PARS3-LR, Rocket 70 mm Hydra, tên lửa đối không Mistral và Rocket 68 mm SNEB. Tiger còn được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục MTU Turbomeca Rolls-Royce MTR390 công suất 1.303 mã lực, với vận tốc tối đa đạt 290km/h. Chiếc chiến cơ này xếp thứ 4 trong danh sách những chiếc trực thăng hiện đại nhất thế giới.
Năm 1984, Hai chính phủ Đức và Pháp cùng nhau đưa ra một nhu cầu cần thiết cho một trực thăng quân sự mới có thể dùng vào nhiều việc. Một Joint Venture giữa hãng Pháp Aérospatiale và hãng Đức MBB được thành lập. Vì việc chế tạo quá tốn kém nên chương trình bị hủy bỏ vào năm 1986, quân đội Đức dự tính mua trực thăng chiến đấu của Mỹ AH-64 Apache. Tuy nhiên vào năm 1987 chương trình chế tạo lại được tiếp tục trở lại. Năm 1989 liên hãng được ủy nhiệm chế tạo 5 chiếc trực thăng kiểu mẫu. 3 chiếc không trang bị vũ khí, một chiếc theo kiểu Đức chống tăng và 1 kiểu Pháp hộ tống và yểm trợ. Cùng năm liên hãng MTU Turbomeca Rolls-Royce GmbH (MTR) tại Hallbergmoos gần München được thành lập để chế tạo động cơ MTR390-2C cho trực thăng này. Sau khi nước Đức thống nhất, họ đổi sang kiểu mẫu với nhiều công dụng cả chống tăng lẫn hộ tống và yểm trợ (UHT). Chiếc kiểu mẫu đầu tiên đã được cho bay thử vào năm 1991. Chiếc Tiger xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng xảy ra vào năm 1995 trong phim James-Bond GoldenEye.
-
MI-28H Havoc
Người ta thường gọi nó bằng cái tên trực thăng chống tăng MI-28H Havoc được sản xuất bởi quân đội Nga. Nó được thế giới biết đến là loại trực thăng chiến đấu hai chỗ ngồi, có thể hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Bạn sẽ bị "choáng" bởi các vũ khí mà trực thăng MI-28H Havoc được trang bị. Nó sở hữu một bệ pháo 30 mm Shipunov 2A42 cùng mười sáu tên lửa chống tăng 9M120 Ataka có tầm bắn tối đa khoảng 8km và khả năng xuyên giáp từ 950 - 1.000 mm. Sự phát triển bắt đầu sau một cuộc cạnh tranh với Mi-24, trực thăng chiến đấu duy nhất có thêm khả năng vận tải vào năm 1972. Thiết kế mới được lấy cảm hứng từ chiếc Mi-24, bỏ khả năng vận tải, giữ nguyên cabin, tăng tính năng thao diễn và tốc độ tối đa, tính năng cần thiết cho vai trò chống tăng và trực thăng địch và yểm trợ các chiến dịch vận tải trực thăng của nó. Ban đầu, nhiều bản thiết kế khác nhau đã được xem xét, gồm cả một dự án phi quy ước với hai rotor chính, đặt cùng động cơ trên hai đầu mấu cánh (kiểu bố trí vuông góc) và thêm một cánh quạt đẩy phía đuôi. Năm 1977, một thiết kế sơ bộ được lựa chọn, với kiểu bố trí một rotor cổ điển. Nó không còn giống với chiếc Mi-24 và thậm chí vòm kính buồng lái còn nhỏ hơn, với hình dạng phẳng.
Một biến thể của Mi-28, là Mi-28N ("N" có nghĩa là "ban đêm") có khả năng tác chiến ngày lẫn đêm, ra mắt lần đầu vào tháng 8 năm 1996. Nó bay thử lần đầu vào tháng 4 năm 2004 và bắt đầu thử nghiệm trong Không quân Nga vào tháng 6 năm 2005. Mi-28N vẫn giữ lại hầu hết các thiết kế nguyên bản của Mi-28 ban đầu, điểm khác biệt lớn nhất là có tích hợp thêm một hệ thống tác chiến điện tử. Một số điểm khác biệt nữa là hệ thống truyền động mới có khả năng truyền tải nhiều năng lượng hơn cho rotor cánh quạt, các cánh quạt kiểu mới có hiệu suất cao và đầu cánh quạt vát nghiêng, và một hệ thống điều khiển việc bơm phun nhiên liệu. Phi công được trang bị thêm các kính nhìn đêm. Mi-28NE, biệt danh là "Thợ săn đêm", là phiên bản xuất khẩu của Mi-28N và Mi-28D là phiên bản thu gọn cắt giảm tính năng, chỉ tác chiến vào ban ngày, không có radar và cảm biến hồng ngoại. Ngoài ra, còn có Mi-28NM, đang được phát triển từ năm 2008, dự kiến tích hợp nhiều tính năng hiện đại, như mức độ biểu lộ thấp trước radar, tầm hoạt động rộng, hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại, khả năng đối không và tốc độ tối đa lên tới 600 km/h (370 mph).
-
Kamov KA-50/KA-52
“Cá mập đen” Kamov KA-50/KA-52 của Nga chắc hẳn là trực thăng vũ trang hiện đại nhất của Nga được thiết kế trong những năm 1980 được sử dụng vào năm 1995. Chiến cơ Cá Mập Đen sở hữu hệ thống cánh quạt đồng trục, với thiết kế rất nhỏ gọn, chỉ đủ cho một người điều khiển với mục đích làm giảm trọng lượng và tăng khả năng di chuyển linh hoạt và tiêu diệt đối phương trong lúc chiến đấu. Chiến cơ Kamov KA-50 tuy nhỏ tuy nhiên nó có thể mang tên lửa không đối không AA-11/R-73 Archer, 80 quả rocket khác nhau 24 tên lửa Vikhr. Ka-52 là loại trực thăng tấn công hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất (bọc thép lẫn không bọc thép), máy bay (bay tốc độ chậm), tiêu diệt sinh lực địch ở tiền tuyến lẫn ở nơi đóng quân của các đơn vị dự bị, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác.
Trong đầu thập niên 1980, khi các thử nghiệm so sánh về hai mẫu trực thăng V-80 (phiên bản thử nghiệm của Ka-50) và Mi-28 vẫn còn đang thực hiện, phòng thiết kế Kamov đã đề xuất một sự án thiết kế một loại trực thăng chuyên dùng trong việc trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ và phối hợp với các trực thăng tấn công chủ lực. Tuy nhiên, những khó khăn về kinh tế từ cuối những năm 1980 khiến kế hoạch này gặp nhiều trở ngại và để tiết kiệm chi phí, thay vì thiết kế một mẫu hoàn toàn mới, Kamov đã chọn phương án cải sửa thiết kế Ka-50 có sẵn để tích hợp các hệ thống do thám và xác định mục tiêu. Phiên bản Ka-50 cải sửa này yêu cầu phải có thêm một phi công đảm nhiệm công tác vận hành các thiết bị do thám đó, và Kamov đã thiết kế lại buồng lái từ một chỗ ngồi thành hai chỗ ngồi bên cạnh nhau, kiểu buồng lái này được kiểm chứng là giúp cải thiện sự tương tác và phối hợp giữa hai phi công với nhau. Phiên bản cải sửa hai chỗ ngồi này về sau được đặt cho cái tên chính thức là Ka-52.
-
AH-64D Apache Long Bow
Trực thăng AH-64D Apache Long Bow. Nó được biết đến là chiến cơ tối tân với hệ thống vũ khí hiện đại nhất trong chiến tranh vùng Vịnh. Chiếc chiến cơ này do tập đoàn Boeing (Mỹ) sản xuất, AH-64D Apache sở hữu khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, dễ dàng tiêu diệt xe bọc thép, xe tăng và phá hủy công sự phòng ngự mặt đất. Nó có hỏa lực rất là mạnh với pháo 30 mm M230E1 cùng tên lửa không đối không AIM-9, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (tầm bắn 500-8.000 mét) và rocket 70 mm. Bên cạnh đó nó còn sở hữu 2 động cơ T700-GE-701C của AH-64D Apache đạt tới vận tốc tối đa là 293 km/h phạm vi ảnh hưởng trong vòng bán kính 480 km.
Nguyên mẫu AH-64D đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 30 tháng 9 năm 1975. Năm 1976, Bell Helicopter đã bị Hughes hạ bệ và chiếc AH-64D giành được chiến thắng. Sau khi hợp đồng sản xuất giữa Quân đội Mỹ và Hughes Helicopters được ký kết, dây chuyền sản xuất AH-64D chính thức đi vào hoạt động năm 1982. Năm 1983, chiếc AH-64 đầu tiên đã được xuất xưởng và bay thử nghiệm ở Mesa, Arizona. Sau khi mua Hughes Helicopters vào năm 1984 với giá 500 triệu USD, McDonnell Douglas đã tiếp quản và đẩy mạnh tiến độ chương trình nghiên cứu, sản xuất AH-64. Tháng 4 năm 1986, AH-64 chính thức được đưa phục vụ trong biên chế của Quân đội Hoa Kỳ. Và sau khi McDonnell Douglas sáp nhập với Boeing vào năm 1997, hoạt động sản xuất tiếp tục được chi nhánh Boeing Defense, Space & Security duy trì. Tính đến hiện tại đã có hơn 2000 chiếc AH-64 Apache với nhiều biến thể đã được xuất xưởng.