Top 10 Máy bay quân sự đắt giá nhất Thế giới

Hằng Hoàng 1189 0 Báo lỗi

Sức mạnh quân sự là một trong những trụ cột để bảo vệ an ninh của bất kì quốc gia nào. Việc đầu tư cho quân sự được các quốc gia đặc biệt chú trọng. Ngày nay, ... xem thêm...

  1. B-2 Spirit do Northrop Grumman sản xuất là máy bay ném bom tàng hình chiến lược đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình, mang theo không chỉ các loại bom thông thường mà còn cả bom hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ. Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 giúp loại máy bay này có thể thâm nhập qua các hệ thống tên lửa phòng không không được áp dụng công nghệ chống tàng hình. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980. Trong Thông điệp liên bang năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush đã thông báo tổng số B-2 chế tạo sẽ hạn chế ở mức 20 chiếc (sau này đã tăng lên 21 nhờ việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm). Hiện tại có 20 chiếc phục vụ trong lực lượng Không quân Hoa Kỳ sau khi một chiếc bị rơi.


    Cùng với loại Pháo đài bay B-52 và B-1 Lancer, Quân đội Mỹ cho rằng B-2 Spirit mang lại sự linh hoạt vốn có của những máy bay ném bom có người lái. Khả năng bị nhận dạng thấp, hay các tính năng "tàng hình," cho phép nó thâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất của kẻ thù và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất. Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 6.000 hải lý (11.100 km) mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó. Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu GPS (GATS) cùng với những quả bom hỗ trợ GPS như Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM), nó có thể sử dụng radar APQ-181 để sửa các lỗi GPS về các mục tiêu và có độ chính xác cao hơn các loại vũ khí điều khiển laser với những quả bom trọng lực "câm" và một hệ thống hỗ trợ dẫn đường GPS "thông minh" gắn ở đuôi. Nó có thể ném bom 16 mục tiêu trong mỗi nhiệm vụ.

    Máy bay ném bom B-2 Spirit
    Máy bay ném bom B-2 Spirit
    Máy bay ném bom B-2 Spirit
    Máy bay ném bom B-2 Spirit

  2. Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Ban đầu nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu. Với giai đoạn phát triển bị kéo dài, nguyên mẫu loại máy bay này được định danh YF-22, sau đó là F/A-22 trong suốt ba năm trước khi chính thức phục vụ Không quân Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2005 với tên chính thức F-22A. Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp. Chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân Hoa Kỳ dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc. F-22 bị cắt giảm số lượng đặt hàng vì gặp phải nhiều vấn đề và giá quá cao. Năm 2011, dây chuyền sản xuất F-22 đã đóng cửa. Thay vì mua F-22, Mỹ đầu tư chế tạo chiếc Lockheed Martin F-35 Lightning II với dự tính chi phí của F-35 sẽ rẻ hơn.


    YF-22 Raptor là một máy bay phát triển dẫn tới chiếc F-22, tuy nhiên có rất nhiều sự khác biệt giữa YF-22 và F-22. Tái bố trí buồng lái, thay đổi cấu trúc và nhiều thay đổi nhỏ khác là sự khác biệt giữa hai kiểu. Thỉnh thoảng, trên ảnh chụp hai chiếc này thường bị lẫn với nhau, thường ở những góc chụp khó nhìn thấy một số đặc điểm. Ví dụ, một số chiếc F-22 ống hở một đầu mà mọi người coi là chỉ có trên chiếc YF-22 (như tại bức ảnh phần cuối bài). YF-22 ban đầu được Lockheed đặt cái tên không chính thức là "Lightning II" và tồn tại mãi tới giữa thập kỷ 1990. Trong một thời gian ngắn, chiếc máy bay cũng được gọi bằng những tên "SuperStar" và "Rapier". Chiếc F-35 sau này nhận được cái tên Lightning II ngày 7 tháng 7 năm 2006. Nguyên mẫu YF-22 đã chiến thắng trong cuộc thi trình diễn bay trước chiếc YF-23 Black Widow của Northrop/McDonnell-Douglas để giành hợp đồng Máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại. Tháng 4 năm 1992, trong cuộc bay thử sau khi đã giành được hợp đồng, mẫu YF-22 đầu tiên đã đâm xuống đất khi hạ cánh tại Căn cứ Không quân Edwards ở California. Phi công thử nghiệm, Tom Morgenfeld, không bị thương và nguyên nhân vụ đâm này được cho là tại lỗi phần mềm kiểm soát bay, cho phép tạo ra một dao động cảm ứng bởi phi công.

    Máy bay chiến đấu F-22 Raptor
    Máy bay chiến đấu F-22 Raptor
    Máy bay chiến đấu F-22 Raptor
    Máy bay chiến đấu F-22 Raptor
  3. Boeing C-17 Globemaster III chính là chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Mỹ để thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển binh lính, các hoàng hóa, phục vụ hoạt động cứu hộ cứu nạn hoặc tiếp tế... Chiếc máy bay này đã được Không quân của Mỹ phát triển từ thập niên 80 - 90 của thế kỷ 20 với sự hỗ trợ đắc lực từ hãng hàng không McDonnell Douglas. Tên gọi C-17 là sự hợp nhất tên gọi của 2 động cơ sử dụng trong chiếc máy bay này là động cơ Douglas C-74 Globemaster và động cơ Douglas C-124 Globemaster II Đây cũng là phi cơ chuyên chở chiếc xe limousine được bọc thép chống đạn hạng nặng của Tổng thống Mỹ cùng một số thiết bị hỗ trợ an ninh khác ở các chuyến công du trong và ngoài nước. Một số trường hợp đặc biệt chiếc phi cơ này cũng thực hiện nhiệm vụ chuyên chở Tổng thống.


    Tên không chính thức cho C-17As do việc bổ sung không gian cánh. Nâng cấp này được đưa vào sản xuất từ năm 2013 với khối 13 máy bay. C-17B thiết kế bố sung hai rãnh cánh tà, một bộ phận hạ cánh chính bổ sung trên thân máy bay trung tâm, động cơ mạnh hơn và các hệ thống khác đẻ máy bay cất và hạ cánh trong khoảng cách ngắn hơn. Boeing cung cấp C-17B cho quân đội Mỹ vào năm 2007. MD-17: Biến thể đề xuất cho các nhà khai thác dân sự sau đó được đặt lại tên là BC-17. C-17 Globemaster III là máy bay vận tải quân sự hạng nặng do tập đoàn McDonnell Douglas, nay thuộc Boeing, chế tạo và bàn giao cho Không quân Mỹ vào đầu những năm 1990. Nó được chế tạo để thay thế cho Lockheed C-141 Starlifter và đảm nhận vai trò cầu hàng không chiến lược cho Không quân Mỹ.

    Máy bay vận tải Boeing C17A Globemaster III
    Máy bay vận tải Boeing C17A Globemaster III
    Máy bay vận tải Boeing C17A Globemaster III
    Máy bay vận tải Boeing C17A Globemaster III
  4. Boeing P-8 Poseidon là một loại máy bay tuần tra trên biển được phát triển cho Hải quân Hoa Kỳ (USN). P-8 được phát triển bởi Boeing Defense, Space & Security từ loại 737-800. Boeing P-8 Poseidon được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm (ASW), tác chiến chống hạm, tình báo, giám sát và trinh sát. Máy bay được trang bị ngư lôi, tên lửa chống hạm Harpoon và các loại vũ khí khác, máy bay có thể mang theo các phao thủy âm và có thể hoạt động phối hợp với các loại phương tiện khác. P-8 hiện nay được biên chế trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân Ấn Độ, Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Hoàng gia Úc. Ngoài ra, P-8 cũng đã được đặt hàng bởi Không quân Hoàng gia Na Uy, Không quân Hoàng gia New Zealand, Hải quân Đại Hàn Dân Quốc và Hải quân Đức.


    Chiếc máy bay Boeing P-8 Poseidon thuộc sở hữu của Hải quân Mỹ. Đây là loại máy bay tầm xa thế hệ mới để phục vụ việc tuần tra trên biển, tác chiến chống ngầm (ASW), chống hạm, tình báo, giám sát và trinh sát. Hải quân Mỹ sở hữu đến 6 phi cơ P-8A Poseidon và đưa chiếc đầu tiên vào hoạt động ngay trong năm 2012. P-8A có khả năng chứa đến 34 tấn nhiên liệu và bay trên quãng đường dài 4 giờ đồng hồ. P- 8A cũng được thiết kế đặc biệt với 7 bảng điều khiển trong cabin, ngoài ra còn được lắp đặt hệ thống tháp pháo cảm biến hồng ngoại và quang điện cùng với hệ thống radar giám sát trên biển và hệ thống phát tín hiệu thông tin.

    Máy bay chống ngầm Boeing P-8A Poseidon
    Máy bay chống ngầm Boeing P-8A Poseidon
    Máy bay chống ngầm Boeing P-8A Poseidon
    Máy bay chống ngầm Boeing P-8A Poseidon
  5. Trực thăng Merine One là phiên bản sửa đổi lại từ các trực thăng quân sự. Chúng được trang bị những công nghệ tối tân về bảo mật liên lạc cũng như tránh được sự tấn công của các tên lửa có đầu dò hồng ngoại. VH-71 là chiếc mới nhất trong gia đình Marine One của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên với chi phí quá cao lên tới 400 triệu USD/chiếc, đắt gấp 5 lần chiến đấu cơ Su-35 hiện đại của Nga khiến cho dự án này bị đóng băng vào năm 2009.

    VH-71
    là máy bay quân sự nằm trong dự án công nghệ cao để thế chân đội ngũ trực thăng lạc hậu hiện đang phục vụ việc di chuyển của tổng thống Mỹ. VH-71 được thiết kế rất thông minh cùng tốc độ di chuyển nhanh gấp rưỡi so với các loại trực thăng trước đây. VH-71 là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để đáp ứng nhu cầu đi lại của đương kim tổng thống Donald Trump và các đời tổng thống sau này của nước Mỹ.

    Trực thăng VH-71 Kestrel
    Trực thăng VH-71 Kestrel
    Trực thăng VH-71 Kestrel
    Trực thăng VH-71 Kestrel
  6. E-2D Advanced Hawkeye là bước tiến vượt bậc trong việc sản xuất các phi cơ do thám, trinh sát (có khả năng trinh sát gấp 300% so với máy bay thông thường) do được trang bị thống radar cực mạnh và chính xác kết hợp với những chiếc camera và máy ghi âm công nghệ cao. Hiện nay 2 phiên bản thử nghiệm đầu tiên của E-2D Advanced Hawkeye đã được giao lực lượng hải quân.


    E-2D Hawkeye là một loại máy bay cánh báo sớm trên không (AEW) chiến thuật trang bị cho tàu sân bay, nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Loại máy bay này có hai động cơ - turboprop, được thiết kế và phát triển cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 bởi hãng Grumman Aircraft Company cho Hải quân Hoa Kỳ nhằm thay thế cho E-1 Tracer. E-2 là mẫu máy bay đầu tiên được chế tạo riêng cho nhiệm vụ cảnh báo sớm, thay vì hoán cải khung thân phi cơ có sẵn như dòng E-3 Sentry cho không quân Mỹ.

    Máy bay do thám E-2D Advanced Hawkeye
    Máy bay do thám E-2D Advanced Hawkeye
    Máy bay do thám E-2D Advanced Hawkeye
    Máy bay do thám E-2D Advanced Hawkeye
  7. Chiếc máy bay F-35 Lightning II là trong những một sản phẩm nổi tiếng của tập đoàn Lockheed Marti. Đây là loại máy bay chiến đấu siêu thanh tàng hình được thiết kế để thay thế đội phi cơ trong đội bay đã lạc hậu của quân đội Mỹ với sức mạnh tác chiến khủng khiếp. Máy bay này được trang bị hệ thống các giá treo ở ngay phía dưới các cánh cho phép để mang theo được nhiều loại vũ khí như tên lửa không đối đất, không đối không, bom và các thùng nhiên liệu phụ nếu cần thiết trong quá trình tác chiến. Ngoài ra F-35 còn được trang bị hệ thống pháo cỡ nòng 25mm được gắn ở bên trong thân hoặc hai bên cánh tùy theo từng phiên bản. F-35 Lightning II (viết tắt là F-35) là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như yểm trợ cận chiến, ném bom chiến thuật...

    Việc phát triển nó đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các chính phủ đồng minh khác. Nó được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Lockheed Martin và các nhà thầu quốc phòng chủ chốt khác là Pratt & Whitney, BAE Systems và Northrop Grumman. Tổng kinh phí ước tính phục vụ nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và chế tạo số lượng máy bay 2,456 chiếc (trong đó có 14 chiếc dùng để thử nghiệm) của cả ba biến thể lên tới 406.1 tỷ đô la Mỹ. Cũng vì khoản tiền dự kiến bỏ ra để phát triển, chế tạo và vận hành số lượng máy bay trên rất lớn lại chỉ tập trung vào tay 2 nhà thầu chính là Lockheed Martin và Pratt & Whitney, nên chương trình được sự quan tâm rất lớn của truyền thông trong nước Mỹ và rất nhiều nước khác. Các hãng đối thủ, như Boeing cũng theo dõi rất sát sao từng pha phát triển của chương trình và tìm cách công bố các thông tin bất lợi về chương trình nhằm gây trở ngại cho việc đàm phán các đơn đặt hàng của Lockheed Martin.

    Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II
    Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II
    Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II
    Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II
  8. Bell Boeing V-22 Osprey là một máy bay quân sự đa nhiệm của Mỹ với khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. V-22 được thiết kế để kết hợp giữa các tính năng vận hành linh hoạt của một chiếc trực thăng thông thường với tốc độ cao và khả năng hoạt động tầm xa của một chiếc máy bay phản lực lắp động cơ cánh quạt. V-22 Osprey có chiều dài 17,5m, sải cánh rộng 14m và có trọng lượng rỗng 15 tấn. Máy bay sử dụng hai động cơ xoay trục Roll Royce T-406 có sức kéo lên tới 6.150 mã lực/động cơ. Nhờ vậy, V-22 có thể đạt tốc độ tối đa 509 km/h và tốc độ hành trình trên biển là 446 km/h. Tầm hoạt động của máy bay có thể lên tới 3.590km (với bình xăng dự trữ).


    Khoang máy bay khá rộng nên có thể chở từ 24-32 binh sĩ với trang thiết bị vũ khí đầy đủ. Đồng thời, máy bay cũng có khả năng chuyên chở hàng hóa tối đa lên tới 27,4 tấn...V-22 Osprey xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới trong cuộc chiến tranh tại Iraq năm 2007. Chiếc máy bay này thường được dùng trong các nhiệm vụ yêu cầu tính cơ động rất cao do có khả năng cơ động trong việc cất cánh, hạ cánh và như triển khai quân. Những sự cố trong quá trình thử nghiệm V-22 Osprey đã cướp đi mạng sống của khoảng 30 thủy quân lục chiến và dân thường.

    Máy bay Bell/Boeing V-22 Osprey
    Máy bay Bell/Boeing V-22 Osprey
    Máy bay Bell/Boeing V-22 Osprey
    Máy bay Bell/Boeing V-22 Osprey
  9. Boeing EA-18G Growler là một phiên bản tác chiến điện tử sử dụng trên tàu sân bay hai chỗ ngồi được phát triển từ F/A-18F Super Hornet. Nó bắt đầu được chế tạo vào năm 2007 và sẽ được cung cấp cho các phi đội vào năm 2009. EA-18G sẽ thay thế những chiếc EA-6B Prowler đã cũ của hải quân Mỹ. Một phiên bản tấn công điện tử của F/A-18F, có tên gọi là EA-18G Growler sẽ được sử dụng để thay thế những chiếc EA-6B Prowler đã cũ của hải quân. Một chiếc F/A-18F "F-1" đã được trang bị với hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99, và đã thành công khi hoàn thành một chuyến bay đầu tiên vào ngày 15 tháng 11 năm 2001, để chứng minh cho khái niệm về máy bay EA-18 Tấn công điện tử trên không (AEA). EA-18G Growler được coi là phiên bản thu gọn của chiếcmáy bay chiến đấu F/A-18 nhưng EA-18G Growler đã được bổ sung thêm các thiết bị điện tử rất hiện đại để chiếc phi cơ này có khả năng chống bị phát hiện và có thể phá hủy hệ thống radar của quân địch trong suốt quá trình bay đồng thời gây nhiễu loạn hệ thống thông tin liên lạc của địch. Những chiếc EA-18F Growler đang thuộc sở hữu của Hải quân Mỹ.


    Máy bay thử nghiệm EA-18G đầu tiên được sản xuất vào 22 tháng 10 năm 2004. EA-18G đã có buổi giới thiệu trước công chúng vào 3 tháng 8 năm 2006. Máy bay thử nghiệm đầu tiên, được biết đến như EA-1 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại St. Louis vào 15 tháng 8 năm 2006 và được chuyển tới Căn cứ không lực hải quân Patuxent River (NAS Patuxent River), Maryland vào 22 tháng 9 năm 2006. EA-1 đầu tiên được thử nghiệm hỗ trợ tại mặt đất trong phòng cách âm để thử nghiệm môi trường chiến đấu trên không và phương tiện đánh giá (ACETEF). Máy bay thứ hai, còn được gọi là EA-2 bay lần đầu tiên vào 10 tháng 11 năm 2006 và đã được chuyển giao cho NAS Patuxent River (Pax River) vào 29 tháng 11 năm 2006. EA-2 chủ yếu được sử dụng để bay thử nghiệm AEA, vào lúc đầu nó bay với chế độ Pax River's Atlantic Test Range (ATR) để thử nghiệm sự tiéne triển của hệ thống AEA trước khi chuyển sang chế độ Electronic Combat Range (ECR, hay 'Echo Range') tại Căn cứ vũ khí không lực hải quân China Lake ở California. Cả hai máy bay này đều được biên chế trong phi đội VX-23 "Salty Dogs".

    Máy bay chiến đấu Boeing EA-18G Growler
    Máy bay chiến đấu Boeing EA-18G Growler
    Máy bay chiến đấu Boeing EA-18G Growler
    Máy bay chiến đấu Boeing EA-18G Growler
  10. McDonnell Douglas F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu và tấn công các mục tiêu mặt đất (F/A viết tắt của Fighter/Attack - Chiến đấu/tấn công). Do McDonnell Douglas và Northrop Corporation thiết kế, F/A-18 xuất xứ từ mẫu Northrop YF-17 của Northrop trong thập niên 1970 để sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Chiếc Hornet cũng được sử dụng trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia. Đây là loại máy bay trình diễn của Phi đội Trình diễn Bay của Hải quân Hoa Kỳ - Blue Angels, từ năm 1986. F/A-18 có tốc độ tối đa Mach 1,8. Nó có thể mang nhiều loại bom và tên lửa, gồm cả tên lửa không đối không và không đối đất cùng một pháo M61 Vulcan 20 mm. Máy bay sử dụng hai động cơ turbin cánh quạt General Electric F404 giúp nó có một tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao. F/A-18 có những tính năng khí động lực xuất sắc, chủ yếu nhờ vào các cánh nâng phía trước cánh (LEX).


    Các vai trò chủ yếu của loại máy bay này là hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát trên không. Độ tin cậy và linh hoạt của máy bay khiến nó trở thành loại vũ khí đáng giá trên tàu sân bay, dù máy bay này từng bị chỉ trích vì có tầm hoạt động và tải trọng kém so với những loại máy bay cùng thời, như Grumman F-14 Tomcat trong vai trò máy bay chiến đấu và tấn công, và A-6 Intruder cùng A-7 Corsair II trong vai trò tấn công. F/A-18 Hornet là thiết kế cơ sở của loại Boeing F/A-18E/F Super Hornet, một bản thiết kế lại lớn hơn, và có sự phát triển cao hơn của F/A-18. So với Hornet, chiếc Super Honet lớn hơn, nặng hơn và có tầm hoạt động cũng như tải trọng cao hơn. F/A-18E/F ban đầu được đề xuất như một sự thay thế cho một loại máy bay mới hoàn toàn để thay thế loại máy bay chỉ có vai trò tấn công như A-6 Intruder. Biến thể lớn hơn này cũng đã được sử dụng thay thế cho loại F-14 Tomcat đã có thời gian sử dụng lớn, vì thế đóng một vai trò bổ sung cho những chiếc Hornet trong Hải quân Mỹ, và gồm cả nhiều vai trò khác nữa như máy bay tiếp dầu. Nền tảng nhiễu điện tử EA-18 Growler cũng đã được phát triển từ F/A-18E/F Super Hornet.

    McDonnell Douglas F/A-18 Hornet
    McDonnell Douglas F/A-18 Hornet
    McDonnell Douglas F/A-18 Hornet
    McDonnell Douglas F/A-18 Hornet



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy