Top 11 giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới

Phương Thuý 5968 0 Báo lỗi

Để có được một bộ phim hay, các nhà làm phim đã đầu tư vào đó biết bao nhiêu công sức và đam mê. Thấu hiểu lẽ đó, chúng ta luôn có những giải thưởng nhằm tôn ... xem thêm...

  1. Giải Oscar có tên tiếng Anh: Academy Awards là giải thưởng điện ảnh của viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh. Được trao hàng năm tại Los Angeles, giải Oscar là giải thưởng để ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác.


    Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ gồm phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàng và britannium. Được điêu khắc theo phong cách Art Deco, bức tượng có hình dáng của một hiệp sĩ cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh. Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh đã dời lễ trao giải Oscar lần thứ 93 sang ngày 25-4-2021, để các rạp chiếu mở cửa trở lại vào mùa xuân, tạo điều kiện cho nhiều phim tranh giải hơn.

    Giải thưởng Oscar
    Giải thưởng Oscar
    Giải thưởng Oscar
    Giải thưởng Oscar

  2. Với tên tiếng anh: Golden Globe Awards, Giải Quả Cầu Vàng là giải thưởng của Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood trao hàng năm cho các cống hiến xuất sắc trong ngành kỹ nghệ giải trí, cả ở Mỹ lẫn nước ngoài, và nhằm hướng sự chú ý của công chúng vào phim và chương trình truyền hình hay nhất. Diễn ra lần đầu tiên vào năm 1944 tại phim trường của hãng 20th Century Fox ở Los Angeles. Trực tiếp truyền hình trên 150 quốc gia trên thế giới, lễ trao giải quả cầu vàng luôn là sự kiện được rất nhiều người mong đợi.

    Giải Quả Cầu Vàng
    Giải Quả Cầu Vàng
    Giải Quả Cầu Vàng
    Giải Quả Cầu Vàng
  3. Giải Cành Cọ Vàng giải thưởng cao nhất do ban giám khảo Liên hoan phim Cannes trao cho bộ phim hay nhất của năm, bầu chọn trong số các phim tham gia, được tổ chức và diễn ra tại Pháp, Cành Cọ Vàng cũng là một trong những giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới. Không chỉ vậy, giải còn là nơi nhiều nhà làm phim giới thiệu tác phẩm của mình đến với khán giả thế giới. Rất nhiều bộ phim nổi tiếng đã được tôn vinh ở Cành Cọ Vàng như: The White Ribbon của Áo, 4 Months, 3 Weeks and 2 Days của Rumani,...

    Giải Cành Cọ Vàng
    Giải Cành Cọ Vàng
    Giải Cành Cọ Vàng
    Giải Cành Cọ Vàng
  4. Giải Sư tử vàng được coi là giải cao nhất của Liên hoan phim Venezia trao cho một phim tham gia Liên hoan phim này. Năm 1949 giải được Ban tổ chức Liên hoan phim Venezia lập ra và được coi là một trong các giải cao quý của ngành điện ảnh. Tuy nhiên trải qua nhiều gián đoạn, phải mãi đến năm 1970 giải Sư Tử Vàng thứ 2 mới được diễn ra.


    Ban đầu, giải có tên là Giải sư tử vàng của thánh Marco tuy nhiên vì trùng với tên một giải thưởng về phim ảnh khác nên giải được đặt lại với cái tên Sư Tử Vàng. Đây cũng là nơi tôn vinh nhiều bộ phim hay và các đạo diễn giỏi như: Romeo and Juliet của Renato Castellani, Xích Lô của Trần Anh Hùng,...

    Giải Sư Tử Vàng
    Giải Sư Tử Vàng
    Giải Sư tử vàng
    Giải Sư tử vàng
  5. Giải thưởng của Hội phê bình phim New York (tiếng Anh: New York Film Critics Circle Awards, viết tắt là NYFCC) là một giải thưởng được phát hàng năm cho các phim tốt nhất trên khắp thế giới do "Hội phê bình phim New York" bầu chọn. Giải này được coi là một trong các giải quan trọng nhất tiên phong cho Giải Oscar. Được thành lập bởi các nhà phê bình phim của các nhật báo, tuần báo và tạp chí định kỳ vào năm 1935.


    Vào tháng 12 hàng năm, Hội tổ chức một cuộc bỏ phiếu để bầu chọn phim hay nhất trong các phim được phát hành trong năm trước. Đây cũng được coi là một trong những giải thưởng quan trọng nhất tiên phong cho giải Oscar. Giải thưởng của Hội phê bình phim New York diễn ra lần đầu tiên vào năm 1936 với rất nhiều sự quan tâm của khán giả thế giới và tiếp tục được duy trì đến tận sau này.

    Phim Carol thống trị giải thưởng của hội phê bình phim New York
    Phim Carol thống trị giải thưởng của hội phê bình phim New York
  6. Liên Hoan Phim Sundance được tổ chức hàng năm tại Utah bởi Viện Sundance. Đây là liên hoan phim độc lập lớn nhất tại Mỹ và là nơi chủ yếu cho các nhà làm phim độc lập đến giới thiệu công trình của họ. Phần thi thố của liên hoan được dành cho dòng phim tài liệu và chính kịch với giải thưởng quan trọng nhất là giải Grand Jury cho cả hai thể loại.


    Liên hoan này bắt đầu từ năm 1978 khi Sterling Van Wagenen, chủ tịch của công ty Wildwood của Robert Redford, khởi xướng liên hoan để thu hút nhiều nhà làm phim hơn đến với Utah. Năm 1984, liên hoan được tiếp quản bởi Viện Sundance và tên của nó được đổi thành Sundance Film Festival để vinh danh bộ phim Butch Cassidy and the Sundance Kid. Giải thưởng Grand Jury là một trong những cách tốt nhất cho các nhà làm phim độc lập quảng bá danh tiếng của mình.

    Liên Hoan Phim Sundance
    Liên Hoan Phim Sundance
    Liên Hoan Phim Sundance
    Liên Hoan Phim Sundance
  7. Liên hoan phim quốc tế Locarno là một liên hoan phim thường niên được tổ chức vào tháng 8 hàng năm tại Locarno , Thụy Sĩ. Liên hoan phim quốc tế Locarno nhằm mục đích quảng bá điện ảnh arthouse có giá trị nghệ thuật; để cung cấp một chương trình giới thiệu cho các bộ phim mới lớn trong năm từ khắp nơi trên thế giới; để có cổ phần, trong các phần cạnh tranh của nó, về những quan điểm mới về biểu hiện làm phim, đặc biệt tập trung vào các đạo diễn và ngành công nghiệp phim mới như là sự chú ý của quốc tế.


    Sự kiện chính của buổi lễ này là màn công chiếu tại Piazza Grande và trao giải Con Báo Vàng. Ngoài ra, vẫn còn những giải thưởng khác như giải Leopard of Honor cho những người nổi bật và giải Prix du Public do công chúng bình chọn.

    Giải Con Báo Vàng
    Giải Con Báo Vàng
    Giải Con Báo Vàng
    Giải Con Báo Vàng
  8. Giải Phim châu Âu là một giải do Viện Hàn lâm Phim châu Âu (European Film Academy) trao hàng năm cho các thành tựu trong ngành điện ảnh châu Âu. Giải gồm trên 10 thể loại, trong đó quan trọng nhất là giải "Phim hay nhất năm" (Film of the year). Ban đầu giải mang tên "Giải Felix", nay đổi thành "Giải Phim châu Âu". Từ khi thành lập năm 1988, Giải rất được ưa chuộng; tuy nhiên uy tín và tầm quan trọng của giải đã bị giảm sút trong giữa thập niên 1990. Từ đầu thế kỷ 21, giải đã lấy lại được phần nào uy tín.


    Cho tới năm 2005, thông qua Internet, công chúng cũng tham gia vào việc bầu chọn trong các giải gọi là "Giải công chúng bầu chọn". Thành phố chủ nhà của Giải này trong các năm lẻ là thành phố Berlin, còn các năm chẵn thì do các thành phố khác luân phiên tổ chức.

    Giải Phim châu Âu
    Giải Phim châu Âu
    Giải Phim châu Âu
    Giải Phim châu Âu
  9. Filmfare Awards là lễ trao giải lâu đời nhất dành cho phim Ấn và nó bắt đầu vào năm 1954. Sự kiện được tổ chức bởi The Times Group và hệ thống bình chọn được quyết định bởi cả công chúng và một hội đồng các chuyên gia. Hiện đang có 31 giải thưởng khác nhau.


    Dù các nhiều nghi vấn liên quan đến cách họ quyết định người thắng cuộc, nhưng sự kiện này lại là một trong những sự kiện quan trọng nhất và là sự kiện duy nhất trong danh sách này tôn vinh những thành tựu của nền điện ảnh Ấn Độ.

    Giải Filmfare Awards
    Giải Filmfare Awards
    Giải Filmfare Awards
    Giải Filmfare Awards
  10. Liên hoan phim quốc tế Berlin (Internationale Filmfestspiele Berlin) là một trong những liên hoan phim quan trọng nhất châu Âu và thế giới và đón nhận nhiều khách nhất thế giới. Sự kiện này còn được gọi là Berlinale và là một phần của “Bộ Ba Quyền Lực” bao gồm cả Venice tại Ý và Cannes ở Pháp. Nếu xét về tỷ lệ tham dự thì đây là liên hoan phim lớn nhất thế giới.


    Hình tượng con gấu được chọn bởi vì nó là loài vật biểu tưởng của Berlin và được lần đầu trao tặng vào năm 1951. Liên hoan phim được cấp phép bởi Liên đoàn quốc tể các Hiệp hội các nhà sản xuất phim (FIAPF) vào năm 1956 với một ban giám khảo quốc tế quyết định người thắng giải.

    Giải Con Gấu Vàng
    Giải Con Gấu Vàng
    Giải Con Gấu Vàng
    Giải Con Gấu Vàng
  11. Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh quốc (còn gọi là Giải BAFTA) là giải thưởng được trao thường niên do Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc (BAFTA). Giải thưởng này thường được coi là giải thưởng đồng cấp với giải Oscar ở Anh.


    Lần trao giải đầu tiên là vào năm 1949. Năm 1958, Viện được hợp nhất với Hiệp hội các Đạo diễn và Nhà sản xuất Truyền hình với vai trò “hỗ trợ, phát triển và xúc tiến loại các hình nghệ thuật điện ảnh bằng việc nhận dạng và tưởng thưởng cho sự xuất sắc, truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và gây lợi cho công chúng.” Giải thưởng là một chiếc mặt nạ sân khấu được thiết kế bởi Mitzi Cunliffe và buổi lễ thường diễn ra vào tháng 2, trước giải Oscars.

    Giải BAFTA Awards
    Giải BAFTA Awards
    Giải BAFTA Awards
    Giải BAFTA Awards



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy