Top 15 Trường đại học danh tiếng nhất thế giới

Lệ Chi 1303 0 Báo lỗi

Các trường đại học danh tiếng nhất thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của hàng triệu sinh viên, đồng thời góp phần tạo nên những ... xem thêm...

  1. Đại học Harvard là một trường đại học tư thục tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ)... Đây là trường đại học lâu đời của Mỹ và thường xuyên nắm giữ vị trí đầu bảng trong các cuộc bình chọn trường đại học tốt nhất. Đại học Harvard không chỉ là mơ ước của sinh viên Mỹ mà còn là mơ ước của tất cả các sinh viên trên thế giới.


    Những sinh viên được bước vào giảng đường của Đại học Harvard cũng đều là những cử nhân xuất sắc nhất. Được thành lập vào năm 1636 bởi Cơ quan Lập pháp thuộc địa Vịnh Massachusetts và không lâu sau đó đặt theo tên của John Harvard - người đã hiến tặng của cải cho trường, Harvard là cơ sở học tập bậc cao lâu đời nhất Hoa Kỳ. Mặc dù chưa bao giờ có mối quan hệ chính thức với bất kỳ giáo phái nào, Trường Đại học Harvard (Harvard College, sau này là trường giáo dục bậc đại học của Viện Đại học Harvard) trong thời kỳ đầu chủ yếu đào tạo các mục sư Kháng Cách thuộc hệ phái Tự trị Giáo đoàn.


    Chương trình học và thành phần sinh viên của trường dần dần trở nên có tính chất thế tục trong thế kỷ XVIII và đến thế kỷ XIX thì Harvard đã nổi lên như một cơ sở văn hóa chủ chốt của giới tinh hoa vùng Boston. Sau Nội chiến Hoa Kỳ, Charles W. Eliot trong nhiệm kỳ viện trưởng kéo dài nhiều năm của mình (từ 1869 đến 1909) đã chuyển đổi trường đại học này và các trường chuyên nghiệp liên kết với nó thành một viện đại học nghiên cứu hiện đại. Harvard là thành viên sáng lập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1900. James Bryant Conant lãnh đạo viện đại học này trong suốt thời kỳ Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh bắt đầu cải cách chương trình học và mở rộng việc tuyển sinh.


    Trường Đại học Harvard trở thành cơ sở giáo dục dành cho cả nam lẫn nữ vào năm 1977 khi nó sáp nhập với Trường Đại học Radcliffe. Viện Đại học Harvard được tổ chức thành 11 đơn vị học thuật, 10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu cao cấp Radcliffe với các khuôn viên nằm rải rác khắp vùng đô thị Boston: Khuôn viên chính rộng 209 mẫu Anh (85 ha) nằm ở thành phố Cambridge, cách Boston chừng 3 dặm (4,8 km) về phía tây bắc, Trường Kinh doanh và các cơ sở thể thao, bao gồm Sân vận động Harvard, nằm bên kia sông Charles ở khu Allston của Boston, còn Trường Y khoa, Trường Nha khoa và Trường Y tế Công cộng thì nằm ở khu Y khoa Longwood.


    Trong số các tổng thống Hoa Kỳ, có tám người là cựu sinh viên Harvard, chừng 150 người được trao giải Nobel là sinh viên, giảng viên, hay nhân viên của viện đại học này. Ngoài ra, có 62 tỉ phú hiện đang còn sống và 335 Học giả Rhodes, hầu hết sống ở Hoa Kỳ, là cựu sinh viên Harvard. Thư viện Viện Đại học Harvard cũng là thư viện đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ. Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng số tiền hiến tặng mà Harvard có được là 32,3 tỷ đô - la, lớn hơn ở bất cứ cơ sở học thuật nào trên thế giới.


    Website: https://www.harvard.edu/

    Fanpage: www.facebook.com/Harvard

    Đại học Harvard - Mỹ
    Đại học Harvard - Mỹ
    Đại học Harvard
    Đại học Harvard

  2. Viện Đại học Cambridge còn gọi là Đại học Cambridge, là một viện đại học nghiên cứu công lập liên hợp tại Cambridge, Anh. Được thành lập vào năm 1209, Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động.


    Cambridge hình thành từ một nhóm học giả đã rời bỏ Viện Đại học Oxford sau khi xảy ra tranh cãi giữa những người này với cư dân địa phương. Cambridge được tạo thành bởi một loạt các cơ sở khác nhau, bao gồm 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật được tổ chức thành sáu trường. Các tòa nhà của viện đại học nằm khắp thành phố, nhiều trong số đó rất có giá trị lịch sử. Các trường đại học này là những cơ sở tự điều hành, được thành lập như là những phần cấu thành viện đại học.


    Vào năm 2014, viện đại học có tổng thu nhập là 1,51 tỉ bảng Anh, trong đó 371 triệu bảng là từ các hợp đồng và các khoản tài trợ nghiên cứu. Viện đại học và các trường thành viên có tổng cộng 4,9 tỉ bảng Anh trong các quỹ hiến tặng, con số lớn nhất ở bất cứ viện đại học nào bên ngoài Hoa Kỳ. Cambridge là thành viên của nhiều hiệp hội và là một phần của "Tam giác vàng" - ba viện đại học hàng đầu ở Anh: Cambridge, London và Oxford. Sinh viên Cambridge học qua những bài giảng và những buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa tổ chức dưới sự giám sát của các trường đại học.


    Cambridge điều hành tám viện bảo tàng nghệ thuật, văn hóa và khoa học, bao gồm Viện Bảo tàng Fitzwilliam và một vườn bách thảo. Các thư viện của Cambridge có tổng cộng khoảng 15 triệu cuốn sách. Nhà xuất bản Viện Đại học Cambridge, một bộ phận của viện đại học, là nhà xuất bản lâu đời nhất thế giới và là nhà xuất bản lớn thứ hai thế giới do một viện đại học điều hành. Cambridge thường xuyên được xếp là một trong những viện đại học hàng đầu thế giới trong các bảng xếp hạng.


    Website: https://www.cam.ac.uk/
    Fanpage:
    www.facebook.com/cambridge.university

    Đại học Cambridge - Anh
    Đại học Cambridge - Anh
    Đại học Cambridge - Anh
    Đại học Cambridge - Anh
  3. Top 3

    Đại học Yale - Mỹ

    Viện Đại học Yale còn gọi là Đại học Yale, là viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut. Thành lập năm 1701 ở Khu định cư Connecticut, Yale là một trong những viện đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, chỉ sau Trường Đại học Harvard và Trường Đại học William & Mary (1693). Đại học Yale không chỉ nổi tiếng vì nhiều nhân tài, chất lượng giáo dục đỉnh cao, mà còn là một trong những trường đại học to nhất nhì Hoa Kỳ, với hệ thống thư viện khoảng 13 triệu cuốn sách (hệ thống thư viện đứng thứ 2 của Mỹ).


    Được kết hợp thành Collegiate School, học viện này truy nguyên nguồn gốc của mình đến thế kỷ 17 khi giới lãnh đạo giáo hội tìm cách thành lập một trường đại học nhằm đào tạo mục sư và chính trị gia cho khu định cư. Năm 1718, trường đổi tên thành Yale College nhằm vinh danh Elihu Yale, Thống đốc Công ty Đông Ấn Anh Quốc. Năm 1861, Trường Cao học Nghệ thuật và Khoa học là học viện đầu tiên ở Hoa Kỳ cấp bằng Tiến sĩ (PhD). Đại học Yale là thành viên sáng lập của Hiệp hội các Viện Đại học Mỹ vào năm 1900. Từ đầu thập niên 1930, Yale College được cải tổ thông qua việc thành lập các cơ sở đại học (residential college): hiện có 12 cơ sở, dự định sẽ thành lập thêm hai cơ sở nữa.


    Yale sử dụng hơn 1100 nhân sự để giảng dạy và tư vấn cho khoảng 5300 sinh viên chương trình cử nhân, và 6100 sinh viên cao học. Tài sản của viện đại học bao gồm 19,4 tỉ USD tiền hiến tặng, đứng thứ hai trong số các học viện nhận tiền hiến tặng nhiều nhất. Có 12, 5 triệu đầu sách được phân phối cho hơn hai mươi thư viện của viện đại học. Trong số những quán quân giải Nobel, 51 người có quan hệ với Yale như là sinh viên, giáo sư, hay nhân viên. Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ Yale có 5 tổng thống Hoa Kỳ, 19 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ và vài nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Trường Luật danh giá của Yale là trường tuyển sinh gắt gao nhất nước Mỹ.


    Website: https://www.yale.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/YaleUniversity

    Đại học Yale - Mỹ
    Đại học Yale - Mỹ
    Đại học Yale - Mỹ
    Đại học Yale - Mỹ
  4. Viện Đại học Luân Đôn còn gọi là Đại học Luân Đôn, là một viện đại học công lập liên hợp ở Luân Đôn, Anh. Viện đại học này bao gồm 18 trường đại học thành viên, 10 viện nghiên cứu, và một số các đơn vị học thuật quan trọng khác. Trường UCL đã có những thành tựu nổi bật về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.


    Ngôi trường này luôn có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo cho chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành học kể trên. Đây cũng là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên từ mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và bình đẳng nam nữ. Đây là viện đại học lớn thứ hai ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tính theo tổng số sinh viên học toàn thời gian, với khoảng 135.000 sinh viên theo học trong các khuôn viên và hơn 50.000 sinh viên học từ xa.


    Viện Đại học Luân Đôn được thành lập vào năm 1836 theo một sắc lệnh của hoàng gia trên cơ sở sáp nhập hai trường là Đại học Luân Đôn (nay là Đại học Cao đẳng Luân Đôn) và Học viện Hoàng đế (nay là Đại học Hoàng đế Luân Đôn). Trên thực tế, các hoạt động từ tuyển sinh cho đến hỗ trợ tài chính của các trường đại học thành viên hoạt động trên cơ sở bán động lập, và gần đây một số trường này còn có được thẩm quyền cấp bằng dù vẫn còn nằm trong viện đại học liên hợp.


    Website: https://www.london.ac.uk/
    Fanpage:
    www.facebook.com/LondonU

    Đại học UCL (University College London) - Anh
    Đại học UCL (University College London) - Anh
    Đại học UCL (University College London) - Anh
    Đại học UCL (University College London) - Anh
  5. Top 5

    Đại học Oxford - Anh

    Viện Đại học Oxford còn gọi là Đại học Oxford, là một viện đại học nghiên cứu liên hợp ở Oxford, Anh. Mặc dù ngày thành lập của Oxford chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy hoạt động giảng dạy đã diễn ra từ tận năm 1096. Như vậy Oxford là viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh và là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới.


    Viện Đại học Oxford được tạo thành bởi nhiều cơ sở khác nhau, trong đó có 38 trường đại học thành viên và một loạt các khóa học thuật được tổ chức thành bốn phân khoa đại học. Tất cả các trường đại học này là các cơ sở tự điều hành và là một phần của viện đại học, mỗi trường đại học tự kiểm soát việc thu nhận thành viên và có thẩm quyền đối với cấu trúc tổ chức nội bộ cũng như những hoạt động của chính mình. Là một viện đại học ở nội thị, Oxford không có khuôn viên chính, những tòa nhà và cơ sở vật chất của viện đại học nằm rải rác khắp trung tâm thành phố.


    Phần lớn hoạt động giảng dạy ở bậc đại học được thực hiện thông qua những buổi học và thảo luận hàng tuần tại các trường thành viên, thêm vào đó là những buổi học, bài giảng, và buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa và phân khoa của viện đại học tổ chức. Oxford là nơi ra đời của một số học bổng danh tiếng, trong đó có Học bổng Clarendon hoạt động từ năm 2001 và học bổng Rhodes trong hơn một thế kỷ qua đã giúp đưa sinh viên ưu tú bậc sau đại học từ các nước đến học tại Oxford.


    Trong số những cựu sinh viên của Oxford có 27 người được giải Nobel, 26 thủ tướng Anh, và nhiều nguyên thủ quốc gia ở các nước khác. Oxford là thành viên của Nhóm Russell các viện đại học nghiên cứu ở Anh, nhóm Coimbra, nhóm G5, Liên đoàn các Viện Đại học Nghiên cứu Âu châu, và Liên minh Quốc tế các Viện Đại học Nghiên cứu, cũng là thành viên cốt cán của Europaeum và thuộc "Tam giác vàng" (gồm ba viện đại học nghiên cứu hàng đầu ở Anh: Cambridge, London và Oxford) của hệ thống giáo dục đại học Anh.


    Website: https://www.ox.ac.uk/
    Fanpage:
    www.facebook.com/the.university.of.oxford

    Đại học Oxford - Anh
    Đại học Oxford - Anh
    Đại học Oxford - Anh
    Đại học Oxford - Anh
  6. Imperial College London là ngôi trường có lịch sử hơn 100 năm, trường đại học nghiên cứu các lĩnh vực như khoa học, y học, kinh doanh và kỹ thuật nổi tiếng Vương quốc Anh. Nhắc đến tên trường, người ta nghĩ ngay đến một trung tâm vật lý và nghiên cứu y sinh lớn không chỉ ở Anh mà ở cả thế giới.


    Tạp chí giáo dục danh tiếng của Anh Times Higher Education (THE) cũng như tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS từng đánh giá ngôi trường này ở vị trí top 10 thế giới. Nội dung đào tạo chính của trường là liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu của trường là khoa học kỹ thuật, y học và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, kinh doanh. Đây cũng là những khoa chủ chốt của Imperial College.


    Đại học Imperial London là một trường công lập nổi tiếng thuộc hệ thống Đại học London. Trường thành lập năm 1907 theo Hiến pháp Hoàng gia Anh Quốc. Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, Imperial College London đã trở thành một trong những trường hàng đầu về đào tạo ngành y học, chăm sóc sức khỏe và nhiều lĩnh vực khoa học khác. Thay vì đào tạo đa ngành, Đại học Hoàng gia London chọn cho mình hướng đi riêng là tập trung vào khoa học và công nghệ.


    Trường có 4 khoa là: khoa kỹ thuật, khoa y dược, khoa khoa học tự nhiên và khoa kinh tế (thuộc trường Đại học Kinh doanh Hoàng gia). Khuôn viên chính của trường Imperial College tọa lạc tại South Kensington ở trung tâm London. Đây là một khu vực rộng lớn được thành lập như là một trung tâm văn hóa dành cho nghệ thuật, khoa học và âm nhạc. Gần trường Imperial là hội trường Royal Albert, Bảo tàng Khoa học, Bảo tàng lịch sử tự nhiên và Bảo tàng Victoria và Albert.


    Website: https://www.imperial.ac.uk/
    Fanpage:
    www.facebook.com/imperialcollegelondon

    Trường Imperial College - Anh
    Trường Imperial College - Anh
    Trường Imperial College - Anh
    Trường Imperial College - Anh
  7. Viện Đại học Chicago còn gọi là Đại học Chicago, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Viện đại học này được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 với khoản tiền hiến tặng từ tỉ phú đầu lửa John D. Rockefeller. William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học vào năm 1891, những lớp học đầu tiên khai giảng vào năm 1892.


    Viện Đại học Chicago bao gồm Trường Đại học (the College), nhiều chương trình sau đại học và ủy ban liên ngành khác nhau được tổ chức thành bốn phân khoa, sáu trường chuyên nghiệp, và một trường giáo dục thường xuyên. Viện đại học có tổng cộng khoảng 15.000 sinh viên, trong đó chừng 5.000 sinh viên theo học ở Trường Đại học. Viện Đại học Chicago nhiều năm liền được xếp vào một trong 10 viện đại học hàng đầu thế giới và được xếp thứ năm cùng với Viện Đại học Stanford trong "Bảng xếp hạng những viện đại học tốt nhất nước" năm 2014 của U.S. News & World Report.


    Các học giả của Viện Đại học Chicago đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển những lĩnh vực học thuật khác nhau, trong đó có: trường phái kinh tế học Chicago, trường phái xã hội học Chicago, phong trào luật và kinh tế học trong phân tích pháp lý, trường phái phê bình văn học Chicago, trường phái nghiên cứu tôn giáo Chicago, trường phái khoa học chính trị được biết đến với tên "thuyết hành vi" (behavioralism) và trong lĩnh vực vật lý nơi các nhà khoa học của viện đại học đã tạo ra phản ứng hạt nhân nhân tạo và tư duy trì đầu tiên của thế giới.


    Viện Đại học Chicago cũng là cơ sở giáo dục đại học có nhà xuất bản lớn nhất Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago. Có 89 người được giải Nobel có liên hệ đến Viện Đại học Chicago, 17 trong số đó đang làm nghiên cứu hay giảng dạy ở viện đại học này vào thời điểm giải được công bố. Ngoài ra, nhiều cựu sinh viên và học giả của viện đại học đã nhận được học bổng của chương trình Fulbright và có 49 người được chọn là học giả Rhodes. Trong số những người Việt nổi tiếng hiện nay ở Viện Đại học Chicago có nhà toán học Ngô Bảo Châu (Huy chương Fields 2010) và nhà vật lý học Đàm Thanh Sơn.


    Website: https://www.uchicago.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/uchicago

    Đại học Chicago - Mỹ
    Đại học Chicago - Mỹ
    Đại học Chicago - Mỹ
    Đại học Chicago - Mỹ
  8. Viện Đại học Princeton còn gọi là Đại học Princeton, là một viện đại học tư thục tọa lạc ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ. Princeton là viện đại học xếp thứ tư trong các trường và viện đại học cổ xưa nhất ở Hoa Kỳ và một trong tám trường và viện đại học của Ivy League. Princeton cung cấp nhiều chương trình nghiên cứu sau đại học đáng kể nhất là chương trình Ph.D và xếp hạng tốt nhất trong nhiều ngành, bao gồm toán, vật lý, thiên văn và vật lý plasma, kinh tế, lịch sử và triết học.


    Được thành lập tại Elizabeth, New Jersey vào năm 1746 và mang tên Trường Đại học New Jersey (College of New Jersey), trường được dời về Newark năm 1747, sau đó về Princeton năm 1756 và đổi tên thành Viện Đại học Princeton (Princeton University) vào năm 1896. Trường hiện nay mang tên Trường Đại học New Jersey ở gần Ewing, New Jersey không có liên hệ gì với Viện Đại học Princeton. Princeton là một trong tám trường Ivy League và một trong chín trường đại học thời thuộc địa được thành lập trước cuộc cách mạng Mỹ.


    Princeton cung cấp nhiều chương trình nghiên cứu sau đại học (đáng kể nhất là chương trình Tiến sĩ), và xếp hạng tốt nhất trong nhiều ngành, bao gồm toán, vật lý, thiên văn và vật lý plasma, kinh tế, lịch sử và triết học. Tuy vậy, trường không có một loạt các khoa đào tạo sau đại học như nhiều đại học khác. Ví dụ, Princeton không có trường y khoa, trường luật khoa, hay trường quản trị kinh doanh. Trường chuyên nghiệp nổi tiếng nhất là Trường Quan hệ Quốc tế và Công vụ Princeton (thường được học sinh gọi là Woody Woo) thành lập năm 1930. Trường cũng có các chương trình sau đại học trong các ngành kỹ thuật, kiến trúc và tài chính.


    Thư viện chính của trường, thư viện Firestone, chứa khoảng 4 triệu cuốn sách, là một trong những thư viện đại học lớn nhất trên thế giới và trong các thư viện lớn nhất có các kệ sách mở đã từng tồn tại. Trong bộ sưu tập của nó có cả những bản sách vô giá như tập bài thuyết pháp Blickling. Bên cạnh Firestone, trường còn có nhiều thư viện chuyên ngành, bao gồm kiến trúc, lịch sử nghệ thuật, nghiên cứu Đông Á, kỹ thuật, địa lý, ngoại giao và chính sách công và nghiên cứu Cận Đông.


    Website: https://www.princeton.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/PrincetonU/

    Đại học PrinceTon - Mỹ
    Đại học PrinceTon - Mỹ
    Đại học PrinceTon - Mỹ
    Đại học PrinceTon - Mỹ
  9. Viện Công nghệ Massachusetts là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học và quản lý. MIT được thành lập vào năm 1861 nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa của Hoa Kỳ, dựa trên mô hình viện đại học bách khoa (polytechnic university) và nhấn mạnh đến việc giảng dạy trong phòng thí nghiệm.


    MIT ban đầu nhấn mạnh đến các ngành công nghệ ứng dụng ở bậc đại học và sau đại học, và chính điều này giúp thiết lập sự hợp tác gần gũi với các công ty công nghiệp. Những cải cách chương trình học dưới thời các Viện trưởng Karl Compton và Vannevar Bush trong thập niên 1930 nhấn mạnh các ngành khoa học cơ bản. MIT gia nhập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1934. Các nhà nghiên cứu ở MIT nghiên cứu và thiết kế máy tính, radar và hệ thống định vị trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai và thời Chiến tranh lạnh. Hoạt động nghiên cứu quốc phòng thời hậu chiến đã đóng góp vào sự gia tăng nhanh chóng số lượng giảng viên và sự phát triển của khuôn viên viện đại học dưới thời Viện trưởng James Killian. Khuôn viên hiện tại rộng 168 mẫu Anh (68,0 ha) mở cửa vào năm 1916 và mở rộng hơn 1 dặm (1,6 km) dòng theo bờ bắc con sông Charles.


    Ngày nay MIT bao gồm nhiều khoa học thuật khác nhau, nhấn mạnh đến nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, quản lý và khoa học xã hội. MIT có năm trường (Trường Khoa học, Trường Kỹ thuật, Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Quản lý và Trường Nhân văn, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội) và một trường đại học (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế), bao gồm tổng cộng 32 khoa. Viện đại học này có 93 người được giải Nobel, 25 người nhận giải thưởng Turing, 58 người nhận Huân chương Khoa học Quốc gia (National Medal of Science), 29 người nhận Huân chương Công nghệ và Sáng tạo Quốc gia (National Medal of Technology and Innovation) 45 Học giả Rhodes (Rhodes Scholars) và 50 Học giả MacArthur (MacArthur Fellows). MIT và cựu sinh viên đóng vai trò lớn trong nhiều phát kiến khoa học công nghệ hiện đại.


    Viện MIT cũng là một đối tác nghiên cứu quốc phòng quan trọng của chính phủ Mĩ, đặc biệt trong các dự án về hạt nhân, khoa học không gian, khoa học máy tính và công nghệ nano. 41 cựu sinh viên MIT đã trở thành phi hành gia của Hoa Kì và các nước khác. Trong số 12 người đã từng đặt chân lên Mặt Trăng, 4 trong số đó có bằng cấp từ MIT. Cựu sinh viên và cựu giảng viên Tiền Học Sâm khi trở về Trung Quốc đã lãnh đạo chương trình không gian và đạn tự hành và bom hạt nhân, được mệnh danh là "Cha đẻ của ngành tên lửa Trung Quốc".

    Website: https://web.mit.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/MITnews

    Học viện công nghệ Massachusetts - Mỹ
    Học viện công nghệ Massachusetts - Mỹ
    Học viện công nghệ Massachusetts - Mỹ
    Học viện công nghệ Massachusetts - Mỹ
  10. Viện Công nghệ California là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Pasadena, California, Hoa Kỳ. Caltech có sáu đơn vị thành viên, hướng trọng tâm vào các ngành khoa học và kỹ thuật. Mặc dù có quy mô nhỏ, 31 cựu sinh viên và giảng viên Caltech đã được trao 32 giải Nobel (Linus Pauling nhận 2 giải) và 66 người đã nhận huy chương Khoa học Quốc gia hay huy chương Công nghệ và Sáng kiến Quốc gia của Hoa Kỳ, 112 giảng viên là viện sĩ của các Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ.


    Ban đầu được Amos G. Throop thành lập như một trường dự bị và dạy nghề vào năm 1891, ngôi trường này đã thu hút các nhà khoa học nổi tiếng đầu thế kỷ 20 như George Ellery Hale, Arthur Amos Noyes, và Robert Andrews Millikan. Hệ đào tạo dự bị và dạy nghề xóa bỏ từ năm 1910 và trường có tên như ngày nay từ năm 1921. Năm 1934, Caltech được gia nhập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ. Những cơ sở tiền thân của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA sau này được thành lập trong khoảng từ 1936 đến 1943. Ngày nay, Caltech vẫn tiếp tục quản lý và vận hành phòng thí nghiệm này.


    Caltech là một trong số một nhóm nhỏ các viện công nghệ ở Hoa Kỳ có xu hướng tập trung chủ yếu vào các ngành kỹ thuật và khoa học ứng dụng. Mặc dù có quy mô nhỏ, 72 cựu sinh viên và giảng viên Caltech đã được trao 73 giải Nobel (Linus Pauling là người đầu tiên trong lịch sử nhận 2 giải cá nhân), 4 huy chương Fields, 6 giải Turing và 72 người đã nhận huy chương Khoa học Quốc gia hay huy chương Công nghệ và Sáng kiến Quốc gia của Hoa Kỳ, 112 giảng viên là viện sĩ của các Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ, 4 trưởng khoa học gia của Không quân Hoa Kỳ.


    Caltech quản lý 332 triệu đô-la tiền tài trợ nghiên cứu năm 2011 và nhận 2.93 tỷ đô-la tiền hiến tặng trong năm 2018. Caltech cũng là một đối thủ cạnh tranh lâu năm của Viện Công nghệ Massachusetts. Năm 2012 - 2013, Caltech xếp thứ nhất thế giới trong bảng xếp hạng các viện đại học của Times Higher Education.


    Website: https://www.caltech.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/californiainstituteoftechnology

    Học viện công nghệ California - Mỹ
    Học viện công nghệ California - Mỹ
    Học viện công nghệ California - Mỹ
    Học viện công nghệ California - Mỹ
  11. Viện Đại học Columbia còn gọi là Đại học Columbia, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở khu vực Morningside Heights, quận Manhattan, thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Columbia là một thành viên của Ivy League. Columbia là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại tiểu bang New York, lâu đời thứ năm tại Hoa Kỳ và là một trong chín đại học thuộc địa được thành lập trước Cách mạng Hoa Kỳ.


    Trường được thành lập vào năm 1754 với tên King's College dưới hiến chương hoàng gia của vua George đệ Nhị của Vương quốc Anh và là một trong ba trường đại học duy nhất tại Hoa Kỳ được thành lập dưới đặc quyền này. Columbia hàng năm điều hành giải thưởng văn học Mỹ, giải Pulitzer và là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội các Viện Đại học Hoa Kỳ. Columbia có mối liên kết với các chủ nhân giải Nobel nhiều hơn bất kỳ học viện nào khác trên thế giới. Quỹ tài trợ và tài chính dành cho nghiên cứu hàng năm của Columbia thuộc vào loại lớn nhất trong các viện đại học tại Hoa Kỳ.


    Columbia hàng năm điều hành giải thưởng văn học Mỹ Pulitzer. Quỹ tài trợ và tài chính dành cho nghiên cứu hàng năm của Columbia thuộc vào loại lớn nhất trong các viện đại học tại Hoa Kỳ. Viện Đại học Columbia hiện tại có bốn trung tâm toàn cầu tại Amman (Jordan), Bắc Kinh (Trung Quốc), Paris (Pháp) và Mumbai (Ấn Độ). Cựu học sinh và các thành viên nổi bật có liên kết với Columbia bao gồm: Năm nhà Khai Quốc Hoa Kỳ (Founding Fathers of the United States), bốn Tổng thống Hoa Kỳ, chín Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, 15 Nguyên thủ Quốc gia (ngoài Mỹ), 97 chủ nhân giải Nobel, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác, 101 chủ nhân giải Pulitzer, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác, 25 chủ nhân giải Oscar, với tổng số giải Oscar giành được là 30 giải, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác và hàng loạt chủ nhân của các giải thưởng danh giá trong nhiều lĩnh vực.


    Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của chín chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân giải MacArthur Genius, bốn chủ nhân của huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ, 143 thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, 38 thành viên của Viện Y tế thuộc nhóm các Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ, 20 thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ và 43 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.


    Website: https://www.columbia.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/columbia

    Đại học Columbia - Mỹ
    Đại học Columbia - Mỹ
    Đại học Columbia - Mỹ
    Đại học Columbia - Mỹ
  12. Đại học Penn là một thành viên của Ivy League với thế mạnh về các ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và kinh doanh. Chín người ký tên Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ và mười một người ký vào Hiến pháp Hoa Kỳ có liên hệ với viện đại học này.


    Benjamin Franklin, người sáng lập Penn, ủng hộ một chương trình giáo dục tập trung nhiều vào các giáo dục thực tiễn cho thương mại và quản lý nhà nước cũng như các ngành kinh điển và thần học. Penn là một trong những học viện đầu tiên đi theo một khuôn mẫu đa ngành được phát triển bởi các viện đại học châu Âu, tập trung nhiều trường dưới cùng một viện đại học. Penn có bốn trường cử nhân cũng như mười hai trường sau đại học và chuyên nghiệp.


    Đại học này cũng sở hữu trường y khoa đầu tiên ở Bắc Mỹ là Trường Y học Perelman mở cửa vào năm 1765, trường kinh doanh đại học đầu tiên trên thế giới là Trường Kinh doanh Wharton khai giảng vào năm 1881, và là nơi có hội sinh viên đầu tiên được tổ chức trên thế giới vào năm 1896. Năm 2019, trường đại học này có khoản tài trợ 14,7 tỷ đô la (lớn thứ bảy trong tất cả các trường đại học ở Hoa Kỳ) và sở hữu ngân sách nghiên cứu là 1,02 tỷ đô la. Chương trình điền kinh của trường đại học mang tên Quakers bao gồm 33 môn thể thao thi đấu trong NCAA Division I của Liên đoàn Ivy.

    Tính đến năm 2018, các cựu sinh viên xuất sắc bao gồm 14 nguyên thủ quốc gia, 64 tỷ phú, 3 thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, 33 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, 44 Thống đốc Hoa Kỳ, 159 thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, 8 người ký Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, 12 người ký Hiến pháp Hoa Kỳ, 24 thành viên của Quốc hội Lục địa Mỹ, 2 Tổng thống Hoa Kỳ bao gồm Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Tính đến tháng 10 năm 2019, 36 người đoạt giải Nobel, 169 Nghiên cứu sinh Guggenheim, 80 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và nhiều CEO của các tập đoàn trong danh sách Fortune 500 từng là giảng viên hoặc cựu sinh viên của trường đại học này. Các cựu sinh viên đáng chú ý khác bao gồm 29 học giả Rhodes, 15 học giả Marshall, 16 người đoạt giải Pulitzer và 48 học giả Fulbright. Đại học Penn có số lượng tỷ phú cựu sinh viên đại học cao nhất của bất kỳ trường học nào ở Mỹ.


    Website: https://www.upenn.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/UnivPennsylvania

    Đại học Pennsylvania (Penn) - Mỹ
    Đại học Pennsylvania (Penn) - Mỹ
    Đại học Pennsylvania (Penn) - Mỹ
    Đại học Pennsylvania (Penn) - Mỹ
  13. Viện Đại học Johns Hopkins hay Đại học Johns Hopkins, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ. Johns Hopkins có các cơ sở ở Maryland, Washington, D.C., Italia, Trung Quốc, và Singapore. Johns Hopkins đi tiên phong trong khái niệm của viện đại học nghiên cứu hiện đại tại Hoa Kỳ và đã được xếp hạng trong top các trường và viện đại học của thế giới như vậy trong suốt lịch sử.


    Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) đã xếp hạng Johns Hopkins một trong số các trường và viện đại học Mỹ trong tổng số khoa học, y tế và kỹ thuật chi cho nghiên cứu và phát triển trong 31 năm liên tiếp. Johns Hopkins được thành lập ngày 22 tháng 1 năm 1876 và đặt tên cho ân nhân của nó, các nhà hảo tâm Johns Hopkins. Johns Hopkins. Daniel Coit Gilman làm chủ tịch đầu tiên vào ngày 22 tháng 2 năm 1876. Năm 2011, ba mươi sáu người giành giải Nobel có mối liên hệ với Johns Hopkins, và nghiên cứu của trường đại học là một trong những nguồn được trích dẫn hàng đầu thế giới.


    Đại học Johns Hopkins nổi tiếng về các chương trình đào tạo sau đại học và nghiên cứu cao cấp trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, toán học, xã hội học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Trường này cũng có một số viện nghiên cứu và bệnh viện hàng đầu, bao gồm Bệnh viện Johns Hopkins, nổi tiếng trên toàn cầu về lĩnh vực y tế và nghiên cứu y khoa. Đại học Johns Hopkins được biết đến với sự cam kết về nghiên cứu và đóng góp vào sự phát triển xã hội. Các giáo sư và học sinh tại trường này thường được đánh giá cao trong cộng đồng quốc tế về kiến thức và nghiên cứu của họ.


    Website: https://www.jhu.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/johnshopkinsuniversity

    Đại học Johns Hopkins - Mỹ
    Đại học Johns Hopkins - Mỹ
    Đại học Johns Hopkins - Mỹ
    Đại học Johns Hopkins - Mỹ
  14. Top 14

    Đại học Duke - Mỹ

    Đại học Duke là một viện đại học nghiên cứu tư thục tại Durham, Bắc Carolina. Viện đại học này lấy tên Viện Đại học Duke chính thức vào năm 1924, nhưng hoạt động từ năm 1838. Bắt đầu từ thập niên 1970, ban điều hành Duke bắt đầu dự án dài hạn để mạnh lên danh tiếng của Duke trong và ngoài nước Mỹ.


    Trường cố gắng làm các khoa cộng tác với nhau và trường cũng cho vào giáo sư và sinh viên của chủng tộc thiểu số. Đại học Duke là một trong những trường đại học danh giá, uy tín bậc nhất nước Mỹ và trên thế giới. Ngoài lớp học, nghiên cứu và thể thao, Duke cũng nổi tiếng về trường sở lớn và kiến trúc Gothic, nhất là Nhà thờ Duke. Rừng nằm xung quanh những phần trường sở giấu vị trí của đại học gần trung tâm Durham.


    Bắt đầu từ thập niên 1970, ban giám hiệu trường đã bắt đầu những dự án dài hạn nhằm tăng cường danh tiếng của Duke cả trong và ngoài nước Mỹ. Trường đã tạo điều kiện cho sự cộng tác giữa các khoa, cũng như ưu tiên tuyển dụng các giáo sư và sinh viên từ các chủng tộc thiểu số. Ngoài nghiên cứu học thuật và thể thao, Duke cũng nổi tiếng về trường sở lớn và kiến trúc Gothic, nhất là Nhà nguyện Duke.


    Với diện tích 35 kilômét vuông (8.709 mẫu Anh), Duke bao gồm ba trường sở chính tại Durham cũng như một phòng thí nghiệm hàng hải tại thị xã Beaufort, tiểu bang Bắc Carolina. Các công trình xây dựng đã sửa sang Trường sở Đông theo phong cách George (dành cho sinh viên năm thứ nhất) và Trường sở Tây chính theo phong cách Gothic, cũng như Trung tâm Y khoa nằm cạnh bên. Ngoài ra cũng có thêm công trình đang thực hiện tại cả ba trường sở, bao gồm việc sửa sang Trường sở Trung.


    Website: https://duke.edu/
    Fanpage:
    ww.facebook.com/DukeUniv

    Đại học Duke - Mỹ
    Đại học Duke - Mỹ
    Đại học Duke - Mỹ
    Đại học Duke - Mỹ
  15. Viện Đại học Cornell hay Đại học Cornell là một viện đại học tư thục ở Ithaca, New York, Hoa Kỳ, với 14 trường, tính cả bốn cơ sở làm theo hợp đồng. Hai cơ sở chuyên về y khoa là ở thành phố New York và ở Education City, Qatar. Chương trình đào tạo MBA của trường nhận được sự đánh giá cao trên trường quốc tế, lấy ví dụ như chương trình MBA của trường xếp thứ 28 trong danh sách các chương trình đào tạo MBA hàng đầu thế giới của Financial Times (2015), đồng thời xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng các chương trình đào tạo MBA hàng đầu thế giới của tờ báo nổi tiếng The Economist (2015).


    Cornell được phân chia thành bảy trường đại học và bảy khoa cao học tại cơ sở chính của Ithaca, với mỗi trường đại học và phân ngành đặt ra tiêu chuẩn nhập học và chương trình học thuật của riêng mình. Trường đại học cũng quản lý hai cơ sở y tế vệ tinh, một ở thành phố New York và một ở Qatar và Cornell Tech (một chương trình sau đại học kết hợp công nghệ, kinh doanh và tư duy sáng tạo). Chương trình đã chuyển từ tòa nhà Chelsea của Google ở thành phố New York đến khuôn viên trường cố định trên đảo Roosevelt vào tháng 9 năm 2017.


    Tính đến tháng 10 năm 2019, 59 cựu sinh viên, giảng viên và nghiên cứu sinh của trường đã đạt giải Nobel, bốn người đoạt giải thưởng Turing và một người đạt huy chương Fields. Cornell có hơn 245.000 cựu sinh viên còn sống, và các giảng viên và cựu sinh viên trước đây và hiện tại bao gồm 34 học giả Marshall, 31 học giả Rhodes, 29 học giả Truman, 7 học giả Gates, 55 huy chương thế vận hội Olympic và 14 tỷ phú sống. Kể từ khi thành lập, Cornell đã trở thành một tổ chức đồng giáo dục, phi giáo phái, nơi việc nhập học không bị hạn chế bởi tôn giáo hoặc chủng tộc.


    Hội sinh viên bao gồm hơn 15.000 sinh viên đại học và 8.000 sinh viên cao học từ tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và 116 quốc gia. Hiện tại, Cornell xếp thứ 18 thế giới trong bảng xếp hạng của QS World University Rankings và thứ 19 thế giới trong bảng xếp hạng của Times Higher Education World University Rankings. Trong số các trường tại Mỹ, Cornell được US News & World Reports xếp thứ 18, thấp nhất trong số các trường thuộc nhóm Ivy League.


    Website: https://www.cornell.edu/
    Fanpage:
    www.facebook.com/Cornell

    Đại học Cornell - Mỹ
    Đại học Cornell - Mỹ
    Đại học Cornell - Mỹ
    Đại học Cornell - Mỹ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy