Top 10 Nhà độc tài quân sự giỏi chinh chiến nhất thế giới mọi thời đại
Trong lịch sử thế giới, đã từng có rất nhiều những vị vua và nhà độc tài quân sự tài giỏi chiến trận, như Napoleon, Thành Cát Tư Hãn... Hãy cùng Toplist đón ... xem thêm...xem Top 10 nhà độc tài quân sự giỏi chinh chiến nhất thế giới mọi thời đại nhé.
-
Alexander Đại Đế
Đứng đầu Top 10 nhà độc tài quân sự giỏi chinh chiến nhất thế giới mọi thời đại không ai khác ngoài Alexander Đại Đế. Ông là vị vua thứ 14 của Vương quốc Macedonia cổ đại. Trong suốt cuộc đời chỉ ngắn ngủi 33 năm của mình, Alexander Đại Đế đã chinh phạt từ Đông sang Tây, làm chủ hầu như toàn bộ những nền văn minh và vùng lãnh thổ lớn mà thế giới thời ấy từng biết đến. Dưới thời của ông, Macedonia có lãnh thổ kéo dài từ Hy Lạp sang Ấn Độ, từ Syria xuống Ai Cập, bao gồm cả hai cường quốc thời bấy giờ là Hy Lạp và Ba Tư cũng phải thần phục dưới vó ngựa chinh phạt của ông. Trong sự nghiệp lẫy lừng của mình, có lẽ chiến công oanh liệt nhất là đánh bại vua Darius III của Đế chế Ba Tư. Tuy nhiên, giấc mộng bá vương của Alexander Đại Đế vẫn còn dang dở khi ông chưa hoàn tất cuộc chinh phạt Ấn Độ. Alexander Đại Đế qua đời khi rút quân về Babylon do bị nhiễm trùng từ các vết thương chí mạng.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 356 TCN - 323 TCN
- Quốc gia: Vương quốc Macedonia cổ đại
- Địch thủ: Vua Darius III, Đế chế Ba Tư, Hy Lạp cổ đại, Syria, Ai Cập, Ấn Độ
- Chiến công: Thống nhất thành bang Hy Lạp cổ đại, Chiến thắng và xâm lược Ba Tư
- Năm sinh-năm mất: 356 TCN - 323 TCN
-
Cyrus Đại Đế
Một hoàng đế của đế chế khác trước thời của Alexander Đại Đế, đó là Cyrus Đại Đế của Đế chế Ba Tư. Ông chính là người sáng lập ra triều đại hoàng kim Achaemenid của Đế chế Ba Tư, biến Ba Tư trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất thời cổ đại. Dưới thời của mình, Cyrus Đại Đế đã thực hiện chinh phạt Lydia, Babylon, Media, Scythia, làm chủ toàn bộ vùng đất Lưỡng Hà và Bắc Phi rộng lớn. Đế chế Ba Tư đã thực sự trở thành thế lực hùng cường mà ngay đến Hy Lạp cổ đại cũng phải e sợ. Tại khu vực Lưỡng Hà, Cyrus Đại Đế được mệnh danh là "vua của các vị vua".
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 600 TCN - 576 TCN
- Quốc gia: Đế chế Ba Tư
- Địch thủ: Đế quốc Tân Babylon, Đế quốc Lydia, Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại
- Chiến công: Đánh bại và xâm lược Babylon và Lydia, Chiếm đóng toàn bộ khu vực Trung Đông - Ả Rập - Sông Ấn
- Năm sinh-năm mất: 600 TCN - 576 TCN
-
Napoleon Bonaparte
Nhắc đến Top 10 nhà độc tài quân sự giỏi chinh chiến nhất thế giới mọi thời đại, ta không thể không nhắc đến Napoleon Bonaparte - vị vua của nước Pháp, được mệnh danh là truyền nhân của Alexander Đại Đế. Khác với Alexander, Napoleon Bonaparte không sinh ra đã được làm vua, ông đã phải thực hiện đảo chính quân sự để có được quyền lực tối cao nước Pháp. Dưới sự dẫn dắt của Napoleon Bonaparte, quân đội Pháp trở thành quân đội viễn chinh số 1 Châu Âu, với sức mạnh của vó ngựa kết hợp với công binh và pháo binh. Ông chính là nhà quân sự gắn với hai cuộc chiến lớn của nhân loại: Cuộc Cách mạng Pháp và Cuộc chiến tranh Napoleon. Đội quân của Napoleon Bonaparte đã đánh chiếm khắp Châu Âu và Bắc Phi, đụng độ với tất cường quốc Châu Âu lúc bấy giờ là Anh, Phổ, Áo, Nga, Ai Cập, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển. Đội quân của Napoleon Bonaparte từng từ Paris, đặt chân đến tận Moscow. Chính vì vậy, khi trở về Paris, Napoleon Bonaparte đã cho xây dựng Khải Hoàn Môn để mừng chiến thắng bất bại, cho đến nay vẫn là biểu tượng cửa ngõ Paris.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1769-1821
- Quốc gia: Pháp
- Địch thủ: Anh, Phổ, Áo, Nga, Ai Cập, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển
- Chiến công: Đảo chính Pháp, Xâm chiếm Ý và Ai Cập, Xâm chiếm Nga, Chiến đấu với sáu liên minh quân sự Châu Âu
-
Julius Caesar
Julius Caesar là nhà độc tài quân sự của Đế chế La Mã lừng lẫy trong lịch sử, là người đặt nền móng cho sự kết thúc của Cộng hòa La Mã để chuyển sang Đế quốc La Mã. Cũng như Napoleon, Julius Caesar không phải sinh ra đã nắm quyền lực tối cao. Ban đầu, ông chỉ là một nhà quý tộc, bởi vậy, Julius Caesar đã lãnh nhiệm vụ cầm quân đi bình định xứ Gaule (hiện nay là các nước Pháp, Bỉ và vùng Celtic) vốn hay xảy ra phản loạn do các bộ tộc. Julius Caesar không chỉ cai quản xứ Gaule mà còn chinh phạt cả các vùng đất của người German (Đức) và Helvetica (Thụy Sĩ). Có được sức mạnh quân sự lớn mạnh, Julius Caesar quay về thành Rome để chiếm lấy quyền lực từ người đồng cấp chấp chính (lúc bấy giờ, chức vị cao nhất của Cộng hòa La Mã là hai chức quan chấp chính) Pompey. Chỉ trong 2 tháng, Julius Caesar đã chiếm toàn La Mã, đuổi quân của Pompey chạy sang Macedonia. Julius Caesar tiếp tục hành quân đuổi theo sang Macedonia rồi Hy Lạp, đánh bại quân của Pompey. Pompey phải chạy sang Ai Cập và bị người Ai Cập giết. Sau khi Pompey chết, Julius Caesar nắm quyền lực tuyệt đối ở La Mã, tự tuyên bố mình là "nhà độc tài suốt đời" của Đế chế La Mã. Sau này, Julius Caesar bị các nghị sĩ trong Viện nguyên lão ám sát. Hình tượng vòng nguyệt quế tượng trưng cho chiến thắng được lấy ra từ vòng nguyệt quế mà Julius Caesar đeo trên đầu.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 100 TCN - 44 TCN
- Quốc gia: Cộng hòa La Mã
- Địch thủ: Xứ Gaule, Pompey, Marcus Brutus
- Chiến công: Bình định xứ Gaule và Tây Ban Nha, Đánh bại Pompey để trở thành người đứng đầu La Mã
-
Hannibal Barca
Hannibal Barca là một trong số ít những vị vua từng uy hiếp tận thành Rome của Đế chế La Mã vĩ đại. Ông là vị vua của Đế chế Carthage cổ đại - một đất nước nằm ở Bắc Phi - ven Địa Trung Hải, ngày nay là nước Tunisia. Để biết về sự vĩ đại của Hannibal Barca, ta phải hình dung là Carthage cách Itlaly một biển Địa Trung Hải, còn người Carthage không giỏi thủy chiến, đóng thuyền. Hannibal Barca đã dẫn quân vòng qua bán đảo Iberia (khu vực Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), vòng lên xứ Gaule (Pháp) và vượt dãy Alps để đánh sang Italy. Lúc bấy giờ, La Mã đang trong giai đoạn bắt đầu hùng mạnh và đi chinh phục các khu vực Tây Ban Nha, Macedonia, Hy Lạp nhưng họ không ngờ rằng một quốc gia cách xa họ cả một đại dương lại dám tấn công vào tận đất nước mình. Quân đội có voi chiến và kị binh của Hannibal Barca đánh vào tận Rome, vây hãm trong nhiều ngày trước khi cạn kiệt lương thực và phải rút xuống Nam Italy. Từ đây, Hannibal Barca bị mắc kẹt ở Italy trong khi quân đội La Mã ngày càng mạnh lên và làm chủ Bắc Italy. Sau 14 năm bị kẹt ở Italy, Hannibal Barca phải trở về Carthage do Carthage bị chính thủy quân La Mã xâm lược. Hannibal Barca sau đó phải trốn chạy La Mã và cuối cùng tự sát.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 247 TCN - 183 TCN
- Quốc gia: Đế chế Carthage cổ đại
- Địch thủ: Cộng hòa La Mã
- Chiến công: Tấn công Cộng hòa La Mã và vây hãm thành Rome
-
Thành Cát Tư Hãn
Nếu như Phương Tây có Napoleon, Alexander Đại Đế, Julius Caesar thì Phương Đông lại có Thành Cát Tư Hãn (tên quốc tế: Genghis Khan). Thành Cát Tư Hãn là vị đại hãn của Mông Cổ (tương đương với chức vua), là người đã thống nhất các bộ lạc, tạo nên Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh. Dưới thời của mình, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phạt Trung Hoa, chiếm đóng Trung Đông, đánh sang tận Phương Tây, đối đầu với những đế quốc mạnh mẽ khác là Nga, Đế quốc La Mã thần thánh và Đại Tống - Trung Hoa. Người ta bảo vó ngựa Mông Cổ đã chiếm được 1 nửa thế giới. Tuy nhiên, điều đáng tiếc trong sự nghiệp Thành Cát Tư Hãn là ông vẫn chưa chiếm được Đại Tống khi còn sống. Vào cuối đời, Thành Cát Tư Hãn đã vẽ ra một sách lược chiếm Đại Tống, con cháu của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt sau này đã chiếm được Đại Tống, thành lập nước Đại Nguyên.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1162-1227
- Quốc gia: Đế quốc Mông Cổ
- Địch thủ: Đại Tống (Trung Hoa), Đế quốc La Mã thần thánh, Nga
- Chiến công: Thống nhất các bộ lạc, Xâm chiếm Tây Hạ và Đại Kim (Trung Hoa), Xâm chiếm các nước Trung Đông; Đối đầu Đế quốc La Mã thần thánh và Nga
- Năm sinh-năm mất: 1162-1227
-
Friedrich Đại Đế
Nếu không có Napoleon thì hẳn Friedrich Đại Đế của Vương quốc Phổ đã là nhà cầm quân tài giỏi nhất thế kỷ 18. Sinh trước Napoleon, Friedrich Đại Đế đã cầm quân mở rộng lãnh thổ nước Phổ, tạo nền tảng cho sức mạnh cường quốc Đức sau này. Lúc bấy giờ Phổ còn là một phần của Đế quốc La Mã thần thánh, đang thịnh vượng dưới sự cai trị của hoàng tộc Habsburg (cai quản Vương quốc Áo, Bohemia, Hungary). Nhân cơ hội hoàng tộc Habsburg yếu đi, Friedrich Đại Đế đã đem quân tấn công, gây ra cuộc chiến giữa hai Vương quốc hùng mạnh nhất thuộc Đế quốc La Mã thần thánh lúc bấy giờ là Vương quốc Phổ và Vương quốc Áo. Nó trở thành cuộc chiến giữa hai phe: Pháp với Phổ đấu với Áo và Nga, sau cùng Pháp lại về phe Áo, Nga, Thụy Điển chống lại Phổ. Tuy rằng đã phải chịu không ít thất bại trước liên minh hùng mạnh này nhưng Friedrich Đại Đế đã mở rộng lãnh thổ nước Phổ, xâm chiếm đất của các nước Áo, Ba Lan, Hungary... giúp cho Đức trở thành một thế lực sau này. Thời đại của Friedrich Đại Đế dưới cái bóng Đế quốc La Mã thần thánh cũng chính là niềm tự hào của Adolf Hitler để Hitler tự gọi Đức Quốc xã là Đệ Tam đế chế, cũng như Friedrich Đại Đế chính là một trong những nhân vật được Hitler ngưỡng mộ nhất.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1712-1786
- Quốc gia: Vương quốc Phổ (Đế quốc La Mã thần thánh)
- Địch thủ: Hoàng tộc Habsburg, Nga, Pháp, Thụy Điển, Ba Lan
- Chiến công: Mở rộng lãnh thổ nước Phổ: chiếm đất của Áo, Ba Lan
- Năm sinh-năm mất: 1712-1786
-
Josef Stalin
Khác với những nhà độc tài cổ đại và trung đại, những nhà độc tài hiện đại không trực tiếp ra trận hay điều khiển binh lính. Tuy nhiên ta cũng không thể không nhắc đến Josef Stalin - vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Xô Viết - người đứng đầu Liên Xô, cũng là một trong ba cường quốc quân sự mạnh nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Josef Stalin là một người theo đảng Bolshevik, cùng với Lenin, đã lật đổ Nga hoàng để thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, ban đầu Josef Stalin hòa hoãn với Đức nhưng đã bị Đức tấn công vào tận Moscow. Điều này khiến Josef Stalin phải lãnh đạo một nước Liên Xô đứng dậy từ xương máu và phản công trong thời chiến. Dưới sự lãnh đạo tối cao của Josef Stalin và các vị tướng tài giỏi như Zhukov, Rokossovsky, Liên Xô đã đánh bật Đức khỏi Nga, thậm chí đuổi đánh, giải phóng các nước Ukraine, Ba Lan, Áo... và đánh sang tận Berlin. Sau này, Josef Stalin cũng là người đứng đầu Liên Xô trong cuộc Chiến tranh lạnh với nước Mỹ.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1879-1953
- Quốc gia: Liên bang Xô Viết
- Địch thủ: Nga hoàng, Phát xít Đức, phát xít Nhật, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây
- Chiến công: Chiến thắng Phát xít Đức trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và giải phóng Berlin
- Năm sinh-năm mất: 1879-1953
-
Adolf Hitler
Ở phía bên kia chiến tuyến của Stalin là Adolf Hitler - nhà độc tài nổi tiếng nhất lịch sử. Xuất thân từ tầng lớp nghèo, Adolf Hitler từng phục dịch cho quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trước khi tham gia chính trị và trở thành Quốc trưởng Đức Quốc xã. Dưới sự cai trị của Adolf Hitler, Đức trở lại thành một quốc gia quân phiệt, gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 và khiến cả Châu Âu phải kinh hoàng. Phát xít Đức đã chiếm được các nước Áo, Ba Lan, Tiệm Khắc, Hungary. Ukraine, Pháp...; tấn công vào tận Moscow, ném bom London và tham chiến ở Bắc Phi. Sức mạnh của Đức dưới thời Adolf Hitler là rất kinh hoàng và cần có sự chung tay của ba cường quốc quân sự là Mỹ, Liên Xô và Anh mới chống lại được Phát xít Đức. Sau khi thua cuộc, Adolf Hitler đã tự sát.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1889-1945
- Quốc gia: Phát xít Đức
- Địch thủ: Xô Viết, Vương quốc Anh, Mỹ, Pháp
- Chiến công: Xâm lược Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ
- Năm sinh-năm mất: 1889-1945
-
Tần Thủy Hoàng
Và cái tên cuối cùng trong Top 10 nhà độc tài quân sự giỏi chinh chiến nhất thế giới mọi thời đại là Tần Thủy Hoàng (tên quốc tế là Qin Shi Hoang). Tại Trung Hoa, sau sự tan rã của nhà Chu trở thành thời Xuân Thu-Chiến Quốc với các nước Chu, Hàn, Triệu, Sở, Tề, Tần, Yên; ở nước Tần xuất hiện một vị vua đã thống lĩnh nước Tần đánh bại tất cả các nước còn lại để thống nhất Trung Hoa, đó là Tần Thủy Hoàng. Ông nổi tiếng là một nhà quân sự giỏi nhưng cũng là một nhà độc tài tàn ác. Nhân dân dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng phải phục dịch vất vả, chịu nhiều hình phạt dã man. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, Trung Hoa lần đầu tiên được thống nhất và được xem như là lãnh thổ rộng thứ 5 mọi thời đại (chỉ sau Trung Quốc (hiện tại), Đại Thanh, Đại Nguyên, Đại Tống). Ông đã tự phong mình là "hoàng đế", ghép hai chức danh to nhất trước đó là "hoàng" và "đế" lại với nhau. Di tích lịch sử nổi tiếng Vạn Lý Trường Thành cũng được xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng để bảo vệ bờ cõi rộng lớn của mình.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 259 TCN - 210 TCN
- Quốc gia: Đại Tần
- Địch thủ: Chu, Hàn, Triệu, Sở, Tề, Yên
- Chiến công: Tiêu diệt các nước Chu, Hàn, Triệu, Sở, Tề, Yên để thống nhất Trung Hoa về nhà Tần
- Năm sinh-năm mất: 259 TCN - 210 TCN
Tuan Tran 2019-11-01 20:55:33
Rất hay,xin cảm ơn