Top 10 Chính trị gia quyền lực nhất thế giới năm 2022

Anh Đinh 4342 0 Báo lỗi

Chính trị gia, những người đảm nhiệm những công việc hay trọng trách lớn lao trong một đất nước. Chính trị gia không phải là con người đơn giản, họ là top ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tập Cận Bình

    Tập Cận Bình được xem là nhà lãnh đạo quyền lực nhất sau thời tổng bí thư Đặng Tiểu Bình. Nhiều nhà quan sát tin rằng Tập Cận Bình sẽ mạnh hơn sau Đại Hội Đảng lần thứ 20, nhưng rốt cuộc ông ta còn đi xa hơn, đạt được thắng lợi rực rỡ. Qua những thành tích đó cũng có thể hiểu ra rằng, ông là người đang sở hữu những quyền lực lớn nhất ở Trung Quốc, người điều hành một đất nuớc tỷ dân.


    Năm nay 69 tuổi, Tập Cận Bình tiếp tục là tổng bí thư Đảng kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương trong 5 năm tới, trước khi tái khẳng định chức chủ tịch nước vào tháng Ba tới. Ông Tập Cận Bình, 69 tuổi, tái đắc cử tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời được tái bổ nhiệm làm chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đây là nhiệm kỳ thứ ba ông đảm nhận các chức vụ này. Ông Tập quê ở tỉnh Thiểm Tây, tốt nghiệp cử nhân đại học Thanh Hoa năm 1979, một trong những đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc. Năm 2002, ông Tập lấy bằng tiến sĩ tại đại học Thanh Hoa. Ông từng giữ chức bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, bí thư thành ủy Thượng Hải và phó chủ tịch Trung Quốc. Tháng 11/2012, ông Tập trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ tịch Quân ủy Trung ương, tái đắc cử nhiệm kỳ hai trong đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 năm 2017. Từ tháng 3/2013 tới nay, ông Tập là chủ tịch Trung Quốc. Trong một thập kỷ ông Tập nắm quyền, Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói giảm nghèo. Năm 2013, Trung Quốc có 82 triệu người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Đến năm 2019, con số này giảm xuống còn 6 triệu người. Tài sản của các gia đình Trung Quốc đã tăng mạnh. Thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình thành thị đã tăng 66% từ năm 2013 đến 2020, theo thống kê của chính phủ. Tỷ lệ này trong các hộ gia đình nông thôn là 82% trong cùng giai đoạn.


    Trung Quốc cũng đẩy mạnh chương trình không gian vũ trụ và cải thiện hạ tầng giao thông. Một dấu ấn đậm nét khác trong thập kỷ lãnh đạo của ông Tập là cuộc chiến chống tham nhũng. Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc hôm 17/10 cho biết trong một thập kỷ qua, Trung Quốc điều tra tham nhũng gần 5 triệu đảng viên, trong đó 553 người bị truy tố hình sự.

    Tập Cận Bình
    Tập Cận Bình
    Tập Cận Bình

  2. Top 2

    Vladimir Putin

    Vladimir Putin chào đời ở Leningrad (hiện nay là St.Petersburg) vào ngày 7/10/1952. Cha ông là thủy thủ tàu ngầm, mẹ ông là công nhân. Đến nay Putin được cho là người đứng đầu, nắm tất cả quyền lực mà sức mạnh của đất nước, chính ông cũng là người đã dẫn Nga trở thành một đất nước thịnh vượng.


    Nắm quyền lãnh đạo đất nước trong thời kỳ khó khăn, Putin không chỉ giữ cho nước Nga luôn đoàn kết mà còn trở thành siêu cường với nền kinh tế, công nghiệp phát triển và một quân đội hùng mạnh. Putin đã chứng tỏ cho toàn thế giới thấy rằng nước Nga không dễ bị đánh bại. Trong gần 18 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, nước Nga lại một lần nữa được gọi tên với sự tôn trọng, Năm 2014, Olympic Sochi đã đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Nga. Cùng năm, việc sáp nhập bán đảo Crưm đã làm trào dâng làn sóng yêu nước và tỷ lệ ủng hộ đối với tổng thống Putin tăng tới gần 90%, theo thăm dò của trung tâm Levada. Phần lớn các thông tin về đời tư của tổng thống Putin đều được giữ kín, ngoại trừ một số bí mật được chính nhà lãnh đạo này hoặc Kremlin tiết lộ. Theo Kremlin, tổng thống Putin nói thành thạo hai ngoại ngữ, tiếng Đức và tiếng Anh. Ông có hai con gái, Maria sinh năm 1985 và Katerina sinh năm 1986, ông đã ly dị vợ. Với thân hình cường tráng khỏe mạnh, tổng thống Putin không ngần ngại tham gia các hoạt động cần sự linh hoạt của cơ bắp. Có lần ông đích thân dập lửa trong đám cháy rừng khu vực Ryazan, lặn sâu xuống dưới đáy hồ Baikal và Biển Đen, ngồi sau tay lái một chiếc xe đua công thức 1, ngồi thử nghiệm trên máy bay chiến đấu đánh chặn Su-27 và lái thử máy bay ném bom chiến lược Tu-160.


    Rất nhiều người ngưỡng mộ khả năng làm việc phi thường của tổng thống Putin. Một ngày làm việc của ông tại điện Kremlin thường kéo dài qua đêm và kết thúc vào rạng sáng hôm sau, mặc cho lịch di chuyển dày đặc. Bất ngờ hơn nữa ông vẫn có đủ thời gian để bảo đảm sức khỏe của mình.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin
    Tổng thống Nga Vladimir Putin
    Vladimir Putin
  3. Top 3

    Joe Biden

    Ông Joe Biden sinh ra ở thành phố Scranton, bang Pennsylvania vào ngày 20-11-1942. Ông là con cả trong số 4 người con của một gia đình người Mỹ gốc Ireland. Joe Biden hiện tại đang là tổng thống nước Mỹ, nắm quyền điều hành và kiểm soát của một đất nước hùng mạnh về tất cả mọi mặt. Ông cũng là người sở hữu quyền lực và sức mạnh nhiều nhất để có thể dẫn dắt Mỹ trên con đường trở thành một đất nước hùng mạnh hơn nữa.


    Ông Joe Biden, cựu phó tổng thống Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, tuyên bố có thể ông sẽ dựa vào di sản của Obama và hàn gắn, đoàn kết nước Mỹ giữa thời điểm đầy thách thức. Sau gần nửa thế kỷ lăn lộn chính trường và hơn 30 năm kể từ những ngày đầu tiên bắt đầu thực hiện giấc mộng trở thành tổng thống Mỹ, căn cứ vào kết quả bầu cử 2020 được báo đài phương Tây cập nhật, trên lý thuyết ông Joe Biden đã có thể trở thành ông chủ mới của Nhà Trắng. Thách thức lớn nhất của Joe Biden thời trẻ là vượt qua tình trạng nói lắp, vốn ảnh hưởng nhiều tới khoảng thời gian ông học trung học. Nhưng kỹ thuật luyện nói trước gương đã giúp ông vượt qua khó khăn sau vài tháng. Khoảng 20 năm sau chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên, ông Biden bắt đầu lại lần thứ hai vào năm 2008. Tuy nhiên, cuối cùng mộng vẫn không thành. Đến ngày 23-8-2008, ông Barack Obama thông báo chọn ông Joe Biden làm phó tướng tranh cử. Ông Joe Biden sau đó làm hai nhiệm kỳ phó tổng thống Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama, giai đoạn 2009 - 2017.

    Có lẽ một trong những giây phút cảm động nhất với ông Joe Biden là bất ngờ được tổng thống Barack Obama trao tặng huân chương tự do của tổng thống, danh hiệu cao quý nhất với một công dân Mỹ, vào tháng 1-2017. Lúc đó, ông Biden đã vô cùng ngạc nhiên và không cầm được nước mắt.

    Joe Biden
    Joe Biden
    Joe Biden
  4. Top 4

    Pope Francis

    Giáo hoàng Pope Francis là một trong những vị trí có tầm ảnh hưởng lớn nhất hành tinh.Theo Giáo hội Công giáo La Mã, Giáo hoàng là đại diện Thiên Chúa ở trần gian, là người dẫn dắt tinh thần cho toàn bộ hơn 1,3 tỉ người dân Công giáo La Mã trên khắp thế giới.


    Giáo hoàng Pope Francis được coi là vị vua chuyên chế duy nhất trên thế giới ngày nay, được bảo vệ bởi các quy định của Liên hợp quốc và các công ước quốc tế, đó là không một tòa án nào trên thế giới được xét xử. Tuy nhiên, trong trường hợp từ nhiệm như Giáo hoàng Benedict XVI thì Giáo hoàng không được hưởng miễn trừ tư pháp và được bảo vệ nữa. Vì thế, khi lui về ở ẩn, Giáo hoàng Benedict XVI vẫn sống trong Vatican. Theo Sắc luật của nhà thờ Công giáo, Giáo hoàng Pope Francis được hưởng quyền lực tối cao, đầy đủ, trực tiếp và phổ quát đối với linh hồn của 1,2 tỷ giáo dân Công giáo khắp thế giới. Giáo hoàng có quyền quyết định cả những vấn đề mang tính cá nhân như kết hôn, phòng tránh thai, nạo phá thai, chết nhân đạo... Với tư cách người lãnh đạo TP. Vatican, Giáo hoàng Pope Francis cũng là nguyên thủ quốc gia. Chỉ có duy nhất Giáo hoàng mới có quyền bổ nhiệm các Giám mục ở mọi giáo phận trên thế giới. Dù tòa thánh Vatican có diện tích nhỏ nhất hành tinh với nền kinh tế phi thương mại, Giáo hoàng và Vatican có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Giáo hoàng Pope Francis thường xuyên được bình chọn vào danh sách những người có quyền lực và ảnh hưởng nhất hành tinh do tạp chí TIME và Forbes bình chọn.


    Giáo hoàng Benedict XVI ba lần được TIME bình chọn vào danh sách Top 100, trong các năm 2007, 2009 và 2011. Giáo hoàng thứ 264 Juan Pablo II được TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất với nhân loại của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21.

    Pope Francis
    Pope Francis
    Pope Francis
  5. Top 5

    Narendra Modi

    Thủ tướng Narendra Modi không xuất thân trong một trong gia đình trâm anh thế phiệt như nhiều nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Bố ông là người bán trà dạo tại một nhà ga nhỏ ở bang Gujarat miền Tây Ấn Độ. Có thể nói rằng thủ tướng Modi là một vị siêu nhân, khi ông đã vực cả dậy đất nước, chính vì thế quyền lực của ông cũng là số một ở Ấn Độ.

    Khi vẫn đang còn là một chàng trai trẻ, ông đã tham gia các buổi sinh hoạt thường nhật của Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS), tổ chức tình nguyện lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, nơi chủ nghĩa dân tộc Hindu đã bùng cháy mạnh mẽ ở trong ông, trở thành chủ nghĩa mà ông theo đuổi sau này. Bất chấp những tranh cãi, ông Modi vẫn đứng vững trên cương vị thủ hiến bang Gujarat từ năm 2001 đến 2014. Suốt quãng thời gian này, ông tập trung thực thi các biện pháp cải tổ kinh tế, đưa bang Gujarat phát triển với tốc độ chóng mặt, khẳng định vị thế của ông với tư cách một nhà lãnh đạo. Nhiều chuyên gia cho rằng, Ấn Độ dưới thời Modi đã có những bước chuyển mình đầy quan trọng. Thủ tướng Modi đã và đang tập trung vào hai đột phá lớn: khôi phục sự tăng trưởng kinh tế bền vững và chống tham nhũng, quyết tâm xây dựng cơ quan nhà nước trong sạch, hoạt động hiệu quả vì dân. Những chính sách của ông đã giúp nâng tầm Ấn Độ, biến quốc gia này trở thành một cường quốc mới của thế giới. Thủ tướng Modi cũng khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ, dỡ bỏ một loạt các quy trình, quy chế rườm rà, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng hơn. Năm 2014, ông đã phát động chiến dịch Ấn Độ sạch nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường và xây dựng hàng triệu nhà vệ sinh ở khu vực nông thôn.

    Narendra Modi
    cũng là một trong những chính trị gia đi đầu trong việc sử dụng mạng xã hội để gắn kết hơn với người dân. Ông đã sử dụng trang cá nhân Twitter như một cổng thông tin nóng để chia sẻ những bài viết và quan điểm cá nhân đến người dân, đồng thời đón nhận tích cực những phản hồi từ họ.

    Narendra Modi
    Narendra Modi
    Narendra Modi
  6. Top 6

    Mohammad bin Salman

    Trong những năm gần đây, có suy đoán người cai trị thực tế của Arab Saudi là con trai nhà vua, Thái tử Mohammad bin Salman. Thái tử được cho là lãnh đạo đất nước với một số cải cách, trong đó có luật mới cho phép phụ nữ được lái ôtô.

    Đây chính là thái tử có quyền và sức mạnh bậc nhất, khi anh liên tục đề ra những luật lệ khắc nghiệt và khó hiểu cho đất nước của mình.


    Ngoài ra, Thái tử cũng hạn chế quyền lực của cảnh sát tôn giáo và tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với lĩnh vực văn hóa, chẳng hạn như đến xem các buổi hòa nhạc hay bóng đá. Tuy nhiên, Thái tử Mohammed bin Salman cũng bị chỉ trích vì đàn áp các cuộc biểu tình nhân quyền và tăng cường chính sách đối ngoại gây hấn, khi Arab Saudi được xem là quốc gia can thiệp vào cuộc xung đột ở Yemen, gây ra những hậu quả nhân đạo tàn khốc. Từ năm 2017 đến nay, Thái tử Mohammad bin Salman, 37 tuổi, còn gây chia rẽ trong Hoàng gia Arab Saudi với cuộc thanh trừng liên quan đến việc tịch thu tài sản từ hàng trăm thành viên bị cáo buộc tham nhũng. Gần đây nhất, nhiều cựu thành viên Hoàng gia cấp cao bị bắt giữ với lý do phản đối việc Thái tử tập hợp quyền lực. Vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018 mà cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) xác nhận là theo lệnh Thái tử Salman đã đẩy Hoàng gia Arab Saudi trở thành tâm điểm giám sát của phương Tây.


    Năm người giết Khashoggi ban đầu bị tuyên án tử hình nhưng lại được thả, sau khi gia đình nhà báo này được cho là tha thứ họ. Về phía Thái tử Salman, ông phủ nhận những điều tra từ phía CIA.

    Mohammad bin Salman
    Mohammad bin Salman
    Mohammad bin Salman
  7. Top 7

    Emmanuel Macron

    Tổng thống Macron sinh ngày 21.12.1977 tại quê nhà Amiens, một thành phố nhỏ ở miền bắc Pháp, nơi ông đã trải qua tuổi thơ cùng em trai, em gái trong sự bảo bọc của cha mẹ đều là bác sĩ là Jean-Michel và Françoise Macron. Cách đây 5 năm, ông Emmanuel Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp khi chưa tròn 40 tuổi sau nỗ lực tranh cử mà nhiều người từng cho rằng khó có thể thành công.


    Giờ đây ông tiếp tục lèo lái nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 trên vai trò ứng viên của đảng Cộng hòa Tiến lên (LREM), sau khi một lần nữa vượt qua đối thủ tranh cử Marine Le Pen thuộc đảng cực hữu tập hợp Dân tộc (RN). Bước vào nhiệm kỳ thứ hai đến nay đã 5 tháng, tổng thống Emmanuel Macron của Pháp muốn xây dựng di sản của mình, nhưng dường như không chắc nên đi theo con đường nào. Ông đã hứa hẹn về một kỷ nguyên mới khi tái đắc cử vào tháng 4, nhưng những giới hạn mới về quyền lực của ông và các cuộc khủng hoảng liên tiếp đã đẩy ông đi chệch khỏi chương trình nghị sự. Ở tuổi 44, ông Macron vạch ra một chương trình nghị sự tham vọng: xây dựng một nước Pháp mới nằm ở trung tâm của một châu Âu mạnh mẽ và tự chủ, độc lập với Mỹ, không còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, không còn sợ phe cực hữu lên nắm quyền, một quốc gia có thể tự định đoạt số phận của mình trong thế kỷ 21. Một điều chắc chắn: Ông Macron sẽ vẫn là một kẻ phá bĩnh, theo NYT.


    Đối với ông, sự chấm dứt của tình trạng thừa mứa giờ đây ảnh hưởng đến một thế giới đang mất ổn định bởi khoảng trống quyền lực hình thành sau sự rút lui của Mỹ. Sẽ là vô trách nhiệm nếu không nhìn nhận lại mọi thứ, từ trật tự chiến lược đến việc xây dựng một châu Âu phi carbon.

    Emmanuel Macron
    Emmanuel Macron
    Emmanuel Macron
  8. Top 8

    Boris Johnson

    Boris Johnson được sinh ra tại thành phố New York, Mỹ vào ngày 19/6/1964 và được gọi bằng tên thân mật trong gia đình là Al. Mẹ cậu, bà Charlotte đã khuyến khích con trai mình theo thiên hướng nghệ thuật nhưng cha cậu lại có khuynh hướng tạo cho con cái tính cạnh tranh. Việc đặt chiến thắng lên hàng đầu đã dẫn dắt người thiếu niên trẻ ôm tham vọng trở thành vua của thế giới.


    Trong tột cùng của sự bất ngờ, ông Boris Johnson đã được thủ tướng Theresa May bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh ngày 13/7/2016, bất chấp tồn tại những mâu thuẫn giữa họ. Việc bổ nhiệm ông Johnson đã bị một số nhà báo và chính trị gia nước ngoài chỉ trích vì ông có một số câu nói gây tranh cãi về các quốc gia khác. Ông Boris Johnson đã từ chức vào năm 2018 để phản đối thỏa thuận giữa thủ tướng May với EU. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khen ngợi ông Boris Johnson, cho ông là ứng viên tốt nhất để trở thành Thủ tướng của nước Anh. Nếu ông Johnson đảm nhận vị trí chủ nhân ngôi nhà số 10 phố Downing thì thế giới sẽ chứng kiến hai nhà lãnh đạo có cùng những điểm tương đồng, không chỉ riêng màu tóc. Ông là nghị sĩ Quốc hội đại diện cho Uxbridge và South Ruislip trong 2015, và là nghị sĩ đại diện cho Henley từ 2001 đến 2008. Ông cũng từng là Thị trưởng Luân Đôn từ 2008 đến 2016, Ngày 13 tháng 7 năm 2016, Boris Johnson được thủ tướng Anh Theresa May bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao từ năm 2016 đến 2018.


    Ông từ chức vào ngày 9 tháng 7 năm 2018 sau hai năm làm ngoại trưởng Anh. Johnson được coi là một chính trị gia bảo thủ dân tộc và đã được liên kết với cả hai loại chính sách kinh tế và tự do xã hội.

    Boris Johnson
    Boris Johnson
    Boris Johnson
  9. Top 9

    Olaf Scholz

    Ngày 8-12, Quốc hội Đức (Bundestag) đã bầu ông Olaf Scholz làm thủ tướng thứ 9 của Đức, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) sau nhiệm kỳ 16 năm của bà Angela Merkel. Ông Scholz sẽ được tổng thống Đức chính thức bổ nhiệm làm thủ tướng và tuyên thệ nhậm chức cùng với nội các mới vào cuối ngày 8-12.

    Chính phủ của ông Scholz sẽ tiếp quản nước Đức với hy vọng thúc đẩy hiện đại hóa quốc gia và chống lại biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Hãng tin AP nhận định chính phủ mới sẽ phải đối mặt với thách thức trước mắt là xử lý giai đoạn khó khăn nhất của đất nước từ trước đến nay, do đại dịch COVID-19 gây ra. Theo AP, với tỉ lệ bỏ phiếu 395 - 303, ông Scholz đã chính thức trở thành tân thủ tướng Đức. Liên minh ba đảng của ông nắm giữ 416 trong số 736 ghế tại Quốc hội Đức. Cựu thủ tướng Merkel đã quan sát buổi bỏ phiếu từ khu vực ghế ngồi cho người xem. Các nghị sĩ Đức đã dành cho bà sự hoan nghênh nhiệt liệt khi phiên họp bắt đầu. Ông Scholz, 63 tuổi, từng là phó thủ tướng và bộ trưởng tài chính của Đức kể từ năm 2018. Giới quan sát đánh giá ông sẽ mang lại nguồn kinh nghiệm dồi dào và tính kỷ luật cho liên minh giữa dân chủ xã hội (SPD) của ông, Đảng Xanh và Đảng dân chủ tự do (FDP). Phong cách nói chuyện rành mạch, hành động quyết đoán là những đặc điểm rất giống Merkel góp phần giúp Olaf Scholz đắc cử Thủ tướng Đức. Olaf Scholz đã thành công trong chiến dịch tranh cử đưa ông trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức chủ yếu bằng cách thuyết phục cử tri rằng ông sẽ có phong cách rất giống người mà ông sẽ thay thế Thủ tướng Angela Merkel.

    Rành mạch, súc tích và không thể hiện bất cứ cử chỉ đắc thắng nào, Scholz không chỉ có phong thái giống người tiền nhiệm, ông còn thấm nhuần khí chất trầm ổn và bình tĩnh của Merkel đến mức thường xuyên đặt hai bàn tay tạo hình viên kim cương, cử chỉ đặc trưng của bà.

    Olaf Scholz
    Olaf Scholz
    Olaf Scholz
  10. Top 10

    Kishida Fumio

    Cựu ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã xuất sắc vượt qua 3 ứng cử viên khác để giành thắng lợi trong cuộc đua vào chiếc ghế chủ tịch đảng dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, sau hai vòng bỏ phiếu của LDP diễn ra chiều 29/9.


    Ông Kishida, năm nay 64 tuổi, sinh ra ở tỉnh Hiroshima trong một gia đình có truyền thống chính trị, cha và ông nội đều từng là nghị sỹ. Mặt khác, ông cũng đã nắm cương vị quyền Bộ trưởng Quốc phòng trong khoảng thời gian ngắn từ cuối tháng 7/2017 đến đầu tháng 8/2017. Sau khi rời nội các năm 2017, ông Kishida có thời gian giữ chức chủ tịch hội đồng nghiên cứu chính sách, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của LDP. Ông Kishida từng được coi là nhân vật có khả năng kế nhiệm cựu thủ tướng Shinzo Abe, người từ chức tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, ông đã thất bại trước thủ tướng Suga trong cuộc chạy đua vào ghế chủ tịch LDP khi đó. Trong lần thứ hai tranh cử này, ông đã giành thắng lợi thuyết phục trước 3 ứng cử viên còn lại để trở thành lãnh đạo mới của LDP. Ông Kishida đến từ phái Kochikai, một trong những phái ôn hòa trong LDP, và được cho là không sốt sắng với việc sửa đổi hiến pháp Nhật Bản. Chính sách kinh tế chủ chốt của ông Kishida là phiên bản thời Lệnh Hòa của kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập cho những người có thu nhập trung bình. Đây là một kế hoạch đã từng được thực hiện vào thập niên 60 của thế kỷ trước dưới thời chính quyền cựu thủ tướng Hayato Ikeda.

    Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, mặc dù ca ngợi những thành quả của các chính sách kinh tế Abenomics do cựu thủ tướng Abe đưa ra và cam kết duy trì các chính sách này, nhưng ông Kishida cũng cho rằng những lợi ích thu được từ Abenomics đang tập trung vào một số công ty nhất định, từ đó làm gia tăng bất bình đẳng.

    Kishida Fumio
    Kishida Fumio
    Kishida Fumio



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy