Top 10 Công ty có môi trường làm việc tốt nhất thế giới

  1. Top 1 3M
  2. Top 2 Google
  3. Top 3 Walt Disney Corporation
  4. Top 4 Apple
  5. Top 5 Facebook
  6. Top 6 Amazon
  7. Top 7 Netflix
  8. Top 8 Johnson & Johnson
  9. Top 9 Microsoft
  10. Top 10 BuzzFeed

Top 10 Công ty có môi trường làm việc tốt nhất thế giới

Vũ Minh Hoàng 3198 0 Báo lỗi

Vừa qua, hãng nghiên cứu Great Place to Work đã công bố bản xếp hạng thường niên của họ về những nơi làm việc tốt nhất trên thế giới, qua đó cho thấy hai “gã ... xem thêm...

  1. Top 1

    3M

    Tập đoàn 3M thành lập tại Mỹ vào năm 1902, lúc đầu, 3M chỉ là một công ty chuyên về khai khoáng thuộc bang Minnesota,. Vậy nhưng, chỉ trong thời gian không lâu, 3M đã nhanh chóng đổi mới và không ngừng phát triển, từ một công ty khai khoáng trở thành tập đoàn đa công nghệ. Hiện 3M có khoảng 84.000 nhân viên trên 65 quốc gia.


    3M đã sản xuất hàng ngàn sản phẩm có tính sáng tạo, Hiện tại đang dẫn đầu trong nhiều thị trường – từ chăm sóc sức khoẻ và an toàn đường cao tốc tới các sản phẩm văn phòng và chất ăn mòn và keo dán. Thành công của 3M bắt đầu với khả năng áp dụng công nghệ của họ – thường kết hợp – với vô số các nhu cầu của khách hàng thực. Tất nhiên, tất cả những điều này được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, nhân viên của 3M và cam kết của họ để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn và tốt hơn cho người dân trên thế giới.


    Hiện nay công ty 3M đã có công ty tại hơn 65 quốc gia và sản phẩm của 3M được bán tại gần 200 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty 3M thành lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/1994 và cung cấp tất cả các sản phẩm của 3M cho thị trường Việt Nam.

    Môi trường làm việc tại 3M
    Môi trường làm việc tại 3M

  2. Top 2

    Google

    Google nổi tiếng với văn phòng làm việc đẹp như mơ cùng chế độ đãi ngộ “như thiên đường” và đầy nhân văn dành cho các nhân viên của mình. Điều này giúp các nhân viên có được môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo để phát huy hết khả năng mà mỗi người đang có. Ở văn phòng của Google, nhân viên được hưởng tất cả các điều kiện làm việc để luônn cảm thấy thoải mái như khi ở nhà. Theo Larry Page, nhà tâm lí học kiêm founder của Google, đây chính là lí do để nhân viên làm việc năng suất hơn. Năm 2017, Google lại một lần nữa được Forbes vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất, tính đến nay là lần thứ 6.


    Tại các văn phòng làm việc của Google trên toàn cầu thường có tối thiểu 3 quán ăn tự phục vụ, 6 đến 8 khu vực ẩm thực với đầy đủ đồ ăn nhẹ miễn phí, nhân viên pha chế café và đồ uống luôn sẵn sàng phục vụ, một gian đồ ăn tráng miệng theo phong cách những năm 1950, hàng chục tủ lạnh với đồ uống miễn phí… Bên trong trụ sở làm việc của Google có một phòng tập thể dục với các trang thiết bị hiện đại, mở cửa suốt 24 giờ cho những nhân viên nào ở lại làm việc tại văn phòng của Google, giúp các nhân viên có những phút vận động cơ thể sau thời gian làm việc bên máy tính. Bên cạnh đó, Google còn bố trí các bác sĩ để khám bệnh cho nhân viên nếu họ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, có cả một salon cắt tóc để chị em phụ nữ “làm đẹp” khi cần.


    Google cũng trang bị nhiều sân chơi thể thao, như một bức tường leo núi trong nhà cho những ai yêu thích mạo hiểm, sân bóng đá, bán đánh bi-a, bóng rổ và hàng chục bộ ghế mát-xa đắt tiền. Nếu không muốn sử dụng ghế mát-xa, các nhân viên có thể tìm đến salon mát-xa ngay bên trong trụ sở của Google, với 3 đến 4 nhà trị liệu mát-xa đã được cấp phép. Các nhân viên có thể được mát-xa thư giãn trong suốt cả giờ đồng hồ mà không phải trả bất kỳ khoản tiền nào. Với những ai theo đạo, Google bố trí hẳn một phòng cầu nguyện để họ có thể làm lễ vào thời điểm nào đó trong ngày. Nếu thích chơi game, các nhân viên có thể giải trí trên các máy Wii và Xbox được bố trí rải rác bên trong trụ sở của Google, với hàng ngàn tựa game khác nhau.


    Là công ty hàng đầu thế giới, với những chế độ đãi ngộ “như thiên đường”, không quá ngạc nhiên khi Google luôn lọt vào top những công ty có môi trường làm việc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà Google lại trở thành “gã khổng lồ” công nghệ, điều này đỏi hỏi các nhân viên phải có sự nghiêm túc trong công việc và phải thực sự có năng lực đủ để đáp ứng cường độ công việc cao.

    Môi trường làm việc tại Google
    Môi trường làm việc tại Google
  3. Walt Disney là tập đoàn giải trí truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới. Tập đoàn này thành lập vào ngày 16.10.1923 bởi 2 anh em Walt và Roy Disney. Hiện nay, tập đoàn Disney có trụ sở chính mang tên Walt Disney Studios ở Burbank, Califonia, Hoa Kỳ.


    Vào năm 2014, tập đoàn Walt Disney đã đồng ý mua Maker Studios (một trong những mạng lớn nhất của YouTube) với giá 500 triệu USD để giúp Disney trở thành ‘bá chủ’ phân phối video trực tuyến lớn nhất thế giới. Maker Studios được thành lập năm 2009, là một trong những công ty chuyên sản xuất video cho các kênh trên YouTube của tập đoàn Google. Maker hỗ trợ sản xuất và phân phối video tới hơn 380 triệu thuê bao trên toàn thế giới thông qua hơn 55.000 kênh; những video này hiện thu hút được khoảng 5,5 tỷ lượt xem mỗi tháng.


    Công ty Walt Disney miễn phí vé vào cửa công viên Disneyland cho toàn bộ nhân viên của công ty, cũng như gia đình và bạn bè của họ. Chừng đó thôi là chưa đủ, Walt Disney còn giảm giá cho khách sạn và các mặt hàng của Disney cho nhân viên của mình nữa. Ai mà không muốn làm việc ở một nơi hạnh phúc nhất Trái đất? Theo Millennials, Disney là một tập đoàn đáng ước mơ để bắt đầu sự nghiệp của họ. Disney Corporation Walt là công ty giải trí hàng đầu thế giới với công viên chủ đề được yêu thích, các môn thể thao, thế giới hoạt hình hấp dẫn. Disney cung cấp cho Millennials các công cụ và cơ hội để giới thiệu khả năng của mình với khán giả trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Disney cũng trả lương rất hậu hĩnh cho nhân viên.

    Môi trường làm việc tại Walt Disney
    Môi trường làm việc tại Walt Disney
  4. Top 4

    Apple

    Nhân viên Apple được ăn táo miễn phí, lương cao, được mua đồ Apple giảm giá và xin việc mọi chỗ khác đều dễ. Rất nhiều nhân viên đã đánh giá lương thưởng là yếu tố hấp dẫn khi làm việc tại Apple. Thu nhập trung bình của một kỹ sư phần mềm tại đây năm 2014 là 76.000 USD một năm, theo PayScale. Con số này theo khảo sát của Glassdoor là trên 100.000 USD, tùy vào kinh nghiệm cá nhân.


    Ai cũng biết iPhone và MacBook đắt đến mức nào. Đó là lý do nhân viên Apple thích thú vì được giảm giá. Một số người từng đánh giá chính sách này "tuyệt vời" và là một trong những ưu đãi họ yêu thích nhất khi làm việc cho Apple. Steve Jobs từng nói ông chỉ thích làm việc với những người trình độ cao nhất. Điều này cũng giúp các nhân viên Apple hồ hởi khi có cơ hội tiếp xúc với những bộ não ưu tú nhất ngành công nghiệp này.


    Cứ vài tuần, Táo Khuyết lại tổ chức một bữa tiệc trong sân, với bia miễn phí và đồ điểm tâm cho nhân viên. Họ còn mời cả các nghệ sĩ nổi tiếng đến trình diễn nữa, như One Republic trong lễ kỷ niệm 30 năm máy Mac ra đời vừa rồi. Làm việc tại Apple cũng như sống ở New York vậy. Nếu đã vượt qua được, bạn có thể tồn tại ở bất cứ đâu. Một cựu kỹ sư phần mềm tại đây cho biết "thương hiệu Apple quá hấp dẫn với các nhà tuyển dụng khác".


    Một số nhân viên Apple cho biết công ty có dịch vụ đưa đón nhân viên từ khắp mọi nơi đến cơ quan. Những người đi lại bằng xe bus, tàu và các phương tiện khác cũng được hỗ trợ nữa. Apple không cung cấp bữa ăn miễn phí như Google hay Facebook, nhưng nhân viên hãng này cho biết đồ ăn tại Café Mac ở trụ sở chính của hãng rất tuyệt vời, từ sushi đến pizza. Đặc quyền lớn nhất khi làm việc tại Apple, theo nhân viên hãng này, là cảm giác mình đang thay đổi thế giới. Một cựu nhân viên cho biết tạo ra "những sản phẩm sáng tạo" và tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới là điều khiến anh hứng khởi nhất với công việc.

    Môi trường làm việc tại Apple
    Môi trường làm việc tại Apple
  5. Không ngạc nhiên khi công ty điều hành mạng xã hội lớn nhất thế giới có mặt trong danh sách này. Các nhân viên của Facebook cũng nhận được những đặc quyền rất đặc biệt. Những nhân viên có ý định có con trong thời gian làm việc tại Facebook thì thật sự rất may mắn. Họ được nghỉ phép 4 tháng với 100% tiền lương. Ngoài ra Facebook còn cung cấp các chi phí chăm sóc trẻ nhỏ và một khoản tiền mặt 4.000 USD để giải quyết các nhu cầu của cặp đôi mới lên chức bố mẹ. Nhân viên của Facebook được cung cấp 3 bữa ăn một ngày, vì thế về cơ bản nhân viên của Facebook không phải nấu cơm bao giờ.


    Mạng xã hội Facebook đã từng được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất tại Mỹ theo đánh giá của nhân viên trong danh sách thường niên của hãng tuyển dụng Glassdoor năm 2017. Nhân viên Facebook cho biết họ bị hấp dẫn bởi tầm ảnh hưởng của mạng xã hội lớn nhất thế giới, văn hoá, đãi ngộ hào phóng và CEO Mark Zuckerberg. Dưới đây là những hình ảnh trong văn phòng Greenwich Village của Facebook tại Manhattan, New York. Bắt gặp ngay khi bước vào văn phòng là bức tường Facebook đời thật, và những bức tường như thế này xuất hiện ở khắp nơi.


    Những quầy bar có ở khắp văn phòng Facebook, cung cấp đồ ăn miễn phí và không giới hạn cho tất cả nhân viên. Facebook thuê hẳn một đội nấu ăn làm việc trong căn bếp công nghiệp hiện đại. Các món ăn được yêu thích gồm pizza, salad, sữa chua được làm ngay tại văn phòng. Ở đây thậm chí còn có riêng một đầu bếp bánh ngọt. Nhân viên được ăn bữa sáng, trưa, tối và cà phê với thực đơn thay đổi mỗi ngày .

    Môi trường làm việc tại Facebook
    Môi trường làm việc tại Facebook
  6. Top 6

    Amazon

    Amazon được đánh giá cao bởi đang có một nhà lãnh đạo được yêu mến, một văn hóa tích cực và tốc độ phát triển vượt bậc. Cách quản lý của CEO Jeff Bezos được rất nhiều chuyên gia khen ngợi. Ông xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang lại sự thăng tiến về mặt sự nghiệp cho nhân viên nhưng vẫn gắn liền với cách tiếp cận của ông với dịch vụ khách hàng và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bezos còn sẵn sàng chi nhiều tiền để kéo những nhân tài tốt nhất về công ty. Jeff Wilke, giám đốc điều hành mạng lưới khách hàng toàn cầu và cũng là người giám sát 90% lực lượng lao động của Amazon cho biết: "Chúng tôi vẫn suy nghĩ như một startup", điều này giải thích tại sao Amazon đã phát triển từ một gã khổng lồ thương mại điện tử sang phát triển drone và robot công nghiệp.


    Mới đây, công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon còn khai trương một trụ sở làm việc có dạng hình cầu khổng lồ với điều kiện khí hậu và quanh cảnh như trong một khu rừng nhiệt đới. Trong khi các nhà bán lẻ khác đang chật vật tìm kiếm một trụ sở cho mình thì người đàn ông giàu nhất thế giới đã xây dựng cả một khu rừng mưa rộng lớn cho công ty. Các tháp văn phòng và nhà hàng cao cấp của công ti đã thay thế các kho và bãi đỗ xe tại quận South Lake Union của Seattle. Khu liên hợp Spheres là đỉnh cao của một thập kỉ phát triển ở đây.


    Amazon đã đầu tư 3,7 tỉ đô la vào các tòa nhà và cơ sở hạ tầng tại Seattle từ năm 2010. Công ty này cho biết họ dự kiến sẽ đầu tư hơn 5 tỉ đô la để xây dựng thêm và tạo ra khoảng 50.000 việc làm mới. John Schoettler, phó chủ tịch phụ trách bất động sản và cơ sở vật chất toàn cầu của Amazon, nói: "Chúng tôi muốn tạo ra một cái gì đó thực sự đặc biệt, một cái gì đó biểu tượng cho khuôn viên của chúng tôi và cho thành phố Seattle".

    Môi trường làm việc tại Amazon
    Môi trường làm việc tại Amazon
  7. Top 7

    Netflix

    Netflix luôn tự hào rằng công ty chỉ thuê những người "trưởng thành thật sự", và sau khi đã được tuyển dụng, những "người lớn" này được thoải mái sáng tạo và cống hiến mà không phải chịu bó buộc bởi bất kỳ quy trình phức tạp nào. Nếu từng làm việc trong bất kỳ công ty nào, chắc hẳn bạn đã quá quen với những quy trình: xét duyệt năng lực và tăng lương định kỳ, xin nghỉ phép và mòn mỏi chờ đợi cấp trên duyệt những chi phí cần thiết. Nhưng tại Netflix, những quy trình trên hoàn toàn không tồn tại. Nhân viên tại Netflix có thể nghỉ phép bao nhiêu tùy thích. Họ có thể tiêu xài bất cứ khoảng chi phí lớn nhỏ nào, miễn là nó phục vụ cho lợi ích chung của công ty. Nhân viên Netflix cũng không phải nghĩ lý do chống chế và lên danh sách các thành tích cho đợt xét tăng lương mỗi năm vì công ty luôn trả lương cao nhất nhì khu vực.


    Văn hóa đề cao "Tự do và trách nhiệm" được đề cập đến trong "Netflix culture deck", một file thuyết trình 124 trang được coi là đại diện "kinh điển" nhất của văn hóa tại Thung Lũng Silicon và đồng thời là bí quyết thành công của Netflix.Chỉ trong vòng vài năm, Netflix đã tìm ra mô hình kinh doanh tốt nhất của mình và liên tục tăng trưởng vượt bậc nhờ vào đội ngũ những nhân viên "trưởng thành". Một số công ty khác tại thung lũng Silicon cũng bắt đầu học hỏi bằng cách cho phép nhân viên của mình được tự do làm việc và ít chú trọng đến các tiểu tiết hơn.


    Nhân viên Netflix luôn hiểu rằng họ sẽ không "bị đánh giá" qua số giờ làm, cũng như các nỗ lực hàng ngày. Tại đây, làm việc một cách hiệu quả và sáng tạo sẽ là yếu tố quyết định thành công. Trên thực tế, các nhân viên có số giờ làm việc nhiều nhưng đem lại kết quả không có gì nổi bật thường bị Netflix "nhắc nhở", còn những nhân viên chỉ làm dưới 40 giờ 1 tuần nhưng lại có hiệu quả cao luôn được cân nhắc lên chức và tăng lương. Bằng nguyên tắc này, Netflix đã biến mình từ một công ty giao đĩa phim qua đường bưu điện để trở thành tập đoàn phân phối và chiếu phim trực tuyến lớn nhất thế giới. Hiện Netflix đang có hơn 54 triệu người dùng khắp 50 quốc gia, và công ty đang nung nấu ý định mở rộng thị trường lên tới hơn 200 quốc gia chỉ trong vài năm tới.

    Môi trường làm việc tại Netflix
    Môi trường làm việc tại Netflix
  8. Johnson & Johnson là công ty sản xuất, cung cấp thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tập đoàn này thành lập năm 1886 tại Mỹ. Hiện John & Johnson có hơn 127.000 nhân viên trên toàn thế giới. Công ty này được Forbes xếp hạng 46 trong doanh sách 2.000 công ty lớn nhất thế giới.


    Tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất dược phẩm và hàng hóa đóng gói là một trong những công ty nổi bật trong danh sách Fortune 500 luôn nhận được hàng ngàn đơn xin việc mỗi năm. Bên cạnh cơ hội thăng tiến nhanh, Johnson & Johnson còn cung cấp mức lương thưởng hấp dẫn, đặc biệt là cho đội ngũ chuyên gia trẻ.


    Bạn có thể tạm biệt với tất cả những công việc nhàm chán mà bạn không muốn làm, bởi Johnson & Johnson sẽ cung cấp cho bạn một nhân viên trợ lí - người mà sẽ thay bạn làm tất cả những gì bạn không thích như thanh toán hóa đơn hay mua đồ vặt vãnh.

    Môi trường làm việc tại Johnson & Johnson
    Môi trường làm việc tại Johnson & Johnson
  9. Trong mắt nhiều người, Microsoft vẫn thường biết tới là một công ty thuộc dạng "nghiêm túc", cổ hủ và không năng động khi so với những công ty như Apple, Facebook hay Google. Đó là một sự thật. Một phần có lẽ do Microsoft là công ty có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời, khách hàng chủ yếu của họ là những doanh nghiệp, vốn được biết tới công việc kinh doanh nhiều hơn là khiếu hài hước.


    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa không gian làm việc tại Microsoft tẻ nhạt hơn các đối thủ như Facebook, Google. Chúng ta có thể nhìn thấy môi trường làm việc hấp dẫn tại Microsoft qua quang cảnh tại văn phòng Microsoft Research (phòng nghiên cứu) của công ty bên dưới. Ở đó vẫn có những quán cafe với view đẹp, những chiếc xe đạp và xe bus độc đáo được dùng làm phương tiện di chuyển, những sự kiện ngoài trời lớn cho nhân viên....


    Đặc biệt, Microsoft Research đang là nơi nghiên cứu những công nghệ hứa hẹn trong tương lai của Microsoft, từ vắc-xin phòng HIV, đến hệ thống tương tác thực tế (augment reality) Beamatron. Nó sử dụng cảm biến Kinect để tạo ra bản đồ một căn phòng và các vật trong đó ở dạng 3D, sau đó render và chiếu các đồ vật (như xe hơi...) với khả năng tương tác với căn phòng trong thế giới thực.


    Microsoft nổi tiếng với khoản lương, thưởng hậu hĩnh cho nhân viên. Là hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft vẫn phải cạnh tranh với các công ty công nghệ sáng tạo lớn khác như Google, Apple để thu hút nhân tài công nghệ. Lãnh đạo Microsoft luôn động viên nhân viên phải phát triển các sản phẩm khoa học công nghiệp tiên tiến có tác động lớn tới toàn cầu và cũng chính là tạo ra di sản để đời của công ty. Với việc trang bị đầy đủ các môn thể thao, salon, xe đạp và các cửa hàng dụng cụ trượt tuyết,... tại nơi làm việc cộng với mức lương ấn tượng, Microsoft hiển nhiên là môi trường làm việc hấp dẫn với tất cả mọi người.

    Môi trường làm việc tại Microsoft
    Môi trường làm việc tại Microsoft
  10. Ngày nay, BuzzFeed có 9 tỷ lượt xem nội dung hàng tháng trên tất cả các nền tảng, nhiều hơn bất kỳ nhà xuất bản nào khác. Trang web này có 200 triệu người dùng mỗi tháng, và với giá trị 1,7 tỷ USD, BuzzFeed đang cân nhắc lựa chọn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).


    BuzzFeed cung cấp các nội dung giải trí và tin tức với một giọng điệu có sức cuốn hút không có đối thủ và hấp dẫn hàng tỷ độc giả. Peretti hiện đang ở Los Angeles, nơi Tập đoàn Giải trí BuzzFeed đang nghiên cứu phát triển tương lai của video kỹ thuật số từ căn cứ tại Siren Studios ở Hollywood. Tuy nhiên, BuzzFeed cũng đang trở thành một thế lực lớn về tin tức thế giới nhờ mạng lưới 19 văn phòng tin tức trên toàn thế giới và tổng số nhân viên là 1.600 người.


    Công ty truyền thông tại New York nổi bật với không gian văn phòng rộng rãi cùng tone màu đỏ làm điểm nhấn ấm cúng trên nền trắng xuyên suốt mọi nơi. Đây cũng chính là 2 tone màu nhận diện thương hiệu Buzzfeed. Bao gồm 2 tầng, các khu vực được phân chia linh hoạt bởi vách ngăn màu đỏ và tường kính. Millennials - thế hệ gắn liền với truyền thông xã hội chắc chắn mong muốn được làm việc cho một trong những công ty truyền thông lớn nhất thế giới, điều này thể hiện qua hàng ngàn đơn xin việc của sinh viên mới ra trường nộp vào BuzzFeed mỗi năm.

    Môi trường làm việc tại BuzzFeed
    Môi trường làm việc tại BuzzFeed



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy