Top 10 Đặc sản nổi tiếng nhất của Lào Cai
Đến với Lào Cai là đến với mảnh đất đầy ắp những sản vật độc đáo từ núi rừng, đến với những phong tục, tập quán từ nhiều dân tộc khác nhau… Những đặc điểm đó ... xem thêm...tạo nên sự khác biệt đầy hấp dẫn của những món ăn nơi đây. Sau đây mình sẽ kể cho các bạn các đặc sản nổi tiếng ở đây nhé.
-
Khi nhắc đến thắng cố thì ai cũng biết đây là món ăn đặc trưng truyền thống nhất của người Mông, H'Mông. Thắng cố được nấu từ thịt bò, thịt trâu, thịt lợn và thịt ngựa.Nhưng người dân ở đây chủ yếu nấu bằng thịt ngựa bao gồm các bộ phận của nội tạng như: lòng, tim, gan, tiết, xương và thịt. Tất cả các sẽ được cho vào chảo nước và nấu cho đến nhừ, bên đó có thể ăn kèm với một số loại rau để giảm bớt độ ngấy của món ăn. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó nó giống như mình đang ăn lẩu vậy.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
-
Lợn “cắp nách” một cái tên đặc biệt và kỳ kỳ khi bạn đến vùng đất này. Sở dĩ nó có tên này vì những con lợn này rất nhỏ, trưởng thành cũng chỉ nặng 4 – 5 kg. người bán, kẻ mua chỉ cần “cắp nách” mang đi là xong. Những con lợn này được thả một cách tự nhiên nó tự tìm kiếm thức ăn nên có khả năng thích nghi với môi trường tốt, sức đề kháng cao và thịt săn chắc.
Thường con lợn được nuôi thả trên dưới 1 năm. Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn Đa chủng và quyến rũ như nướng, xào, hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn.
-
Mận Tam Hoa loại trái cây đặc sản này chỉ sinh trưởng và phát triển ở cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai), ở độ cao 900m so với mặt nước biển. Từ tháng giêng âm lịch, cả thung lũng Bắc Hà nở trắng hoa mận.
Du khách hãy đến Bắc Hà vào mùa mận chín vào tháng 6 là thời điểm chín rộ của mận Tam hoa, thường kéo dài đến giữa tháng 7 dương lịch hàng năm. Khi đến đây du khách có thể đến tận vườn tự tay chọn những trái mận thơm ngon để thưởng thức và mau đem về làm quà.
-
Phở chua một loại phở nổi tiếng tại vùng đất cao nguyên Bắc Hà. Để chế biến được món phở chua, cần có các nguyên liệu như là dưa chua; rau xanh (rau xà lách, rau húng) thái nhỏ; lạc vừng rang giòn, giã vừa nhỏ; một ít đậu xị cho thêm hương vị đặc trưng, và quan trọng nhất là phải có sợi phở và nước dùng. Nước chua được làm từ việc ngâm, trộn rau cải với nước đường và chắt lọc được nước chua.
Trước khi ăn, bạn nên bỏ thêm một ít muối hạt vì phở chua sẽ hơi nhạt so với khẩu vị chung của mọi người. Phở chua phải ăn lạnh mới ngon, nên thích hợp ăn vào mùa hè. Mùa đông đến Bắc Hà bạn có thể gặp khó khăn khi muốn tìm món này vì nhiều hàng không bán phở chua.
Hãy thử thưởng thức đặc sản phở chua Bắc Hà nếu có dịp dừng chân ở Lào Cai cả nhà nhé! Chắc chắn nó sẽ không làm thực khách phải thất vọng đâu!
-
Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến và được chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn muối treo gác bếp là một trong những món ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai.
Từ lâu, thịt lợn đã được biết đến là một món ăn quen thuộc dân dã với người dân Việt Nam và cũng là một thứ thực phẩm có nhiều cách chế biến thành các món ăn nhất. Ở miền cao Sa Pa có món thịt lợn muối rất thú vị, ngoài vị béo của thịt thì món ăn này còn nổi bật mùi thơm của các loại lá gia vị nữa.
Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon.
Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao nhất là người Tày ở Bảo Yên, người Dao. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại nhà hàng Little Sapa 2, địa chỉ số 38, Cầu Mây, Sa Pa, Lào Cai.
Giá tham khảo: 120.000 đồng - 170.000 đồng/kg
-
Nấm chân chim còn gọi là nấm phiến chẻ – một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai) nên các bạn rất khó tìm thấy ở vùng miền khác. Nấm không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Nhìn bề ngoài của nấm khá dễ nhận biết ở chỗ chúng không có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến, có lớp lông mịn màu trắng xám phủ ngoài, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt nấm có màu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non thì có màu trắng, khi già thì chuyển màu hồng thịt. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, nấm ăn rất ngon bởi vị thơm ngọt đặc biệt.
Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ, được bán với giá rất bình dân. So với các loại rau xanh ở chợ, nấm chân chim luôn được bán hết nhanh nhất. Người ta thường mua nấm về xào hoặc nấu canh với thịt. Mình thích nhất là ăn canh nấm nấu thịt lợn nạc, húp bát canh ấm vào một buổi tối se lạnh ở vùng cao khiến mình cảm thấy thư thái hơn. Nếu có dịp về Lào Cai, các bạn chớ quên đến phiên chợ vùng cao Bắc Hà để mua nấm chân chim đặc biệt chỉ có ở vùng biên giới này về làm quà cho người thân và chế biến những món ăn mình thích.
Nếu các bạn ghé qua Sa Pa vào mùa hè, thăm chợ Bắc Hà thì nhớ mua ít nấm chân chim về làm quà nhé.
-
Phiên chợ Bắc Hà có nhiều sản vật độc đáo của người miền cao, trong đó mình rất ấn tượng với món thịt gừng của người Nùng Dín. Đúng như tên gọi, đây là món ăn được chế biến với rất nhiều gừng nên mùi thơm rất đặc trưng, ăn vào mùa lạnh rất thích.
Hàng năm, mỗi dịp Tết đến, người Nùng Dín lại mổ lợn đón xuân. Nhà nhà đều chuẩn bị thịt để chế biến các món ăn cho mấy ngày Tết. Ngoài món thịt làm nhân bánh thì người Nùng Dín còn làm thêm món thịt gừng (hay còn gọi là nứt sinh theo tiếng Nùng Dín). Thịt gừng đơn giản, dễ chế biến nhưng lại chứa đựng những hương vị rất độc đáo.
Người Nùng Dín thường ăn món này theo hai cách: Hấp hoặc nấu. Nếu hấp thì cho thêm nước, hạt tiêu, rau thơm để món ăn toả mùi thơm hấp dẫn hơn. Còn nếu nấu thì đổ thêm một lượng nước tương ứng với lượng thức ăn đun chín tới, cho thêm gia vị, hạt tiêu hoặc rau cần tây. Nếu không ăn được xương thì có thể trộn cơm với nước thịt này cũng rất ngon miệng.
Nếu các bạn tham gia phiên chợ Bắc Hà và những dịp này, chắc chắn các bạn sẽ được thưởng thức món thịt gừng hấp dẫn và độc đáo. Chợ phiên Bắc Hà thường họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần từ sáng sớm cho tới 2 giờ chiều.
-
Đến Lào Cai, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thúng xôi bảy màu thơm dẻo và rực rỡ. Trông những thúng xôi rất bắt mắt với nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng hoàn toàn được làm bằng những nguyên liệu dễ kiếm từ cỏ cây, hoa lá. Vì vậy, các bạn đừng ngần ngại mà hãy mua ngay cho mình một gói xôi bảy màu để thưởng thức chút hương vị giản dị của người miền cao.
Xôi bảy màu là món ăn của người Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai). Món ăn này trước đây chỉ có trong những ngày lễ Tết. Với giá trị ẩm thực mang yếu tố tâm linh sâu sắc, mỗi màu xôi là màu của một tháng trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 năm xưa.
Người vùng cao cho rằng màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm là biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh tại nơi đây, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi chính là biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…
Giờ đây, xôi bảy màu được bán rộng rãi cho khách du lịch ở Sa Pa, các bạn có thể dễ dàng tìm mua xôi bảy màu và thưởng thức “tác phẩm màu sắc” độc đáo này. Xôi bảy màu thường ăn kèm với muối vừng đen hay “sang chảnh” hơn là với thịt gà rừng nướng.
Xôi bảy màu được bày bán khá nhiều tại chợ phiên Bắc Hà và được tập trung lại thành một khu. Nhận biết những người bán xôi khá đơn giản bởi họ luôn có 1 đến 2 chiếc gùi đậy kín trước mặt, một gùi đựng xôi, gùi còn lại đựng mèn mén.
-
Để làm món nem này, người ta thường lấy những chiếc măng vầu đắng, đem luộc chín rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ mềm và dai. Điều đặc biệt, măng được dùng như chiếc bánh đa nem thông thường trong món nem rán ở miền xuôi.
Phần nhân của nem măng đắng được làm từ thịt gà băm nhỏ. Muốn có món nem ngon thì phải chọn loại gà tơ, trọng lượng không quá to. Thịt và xương đem băm nhỏ cùng củ kiệu, lá hẹ và các gia vị như hạt tiêu, nước mắm. Tất cả phần nhân được gói trong lá măng đắng rồi đem rán vàng.
Món đặc sản này từ lâu chỉ được chế biến để phục vụ các bữa cỗ truyền thống trong làng bản. Ngày nay, để quảng bá món ăn này, nhiều nhà hàng cũng có thêm món này trong thực đơn. Nếu có dịp đến Sa Pa, Lào Cai thì đây là món ăn đặc sản bạn khó lòng bỏ qua.
-
Thịt trâu gác bếp là món ăn độc đáo của vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong văn hóa ẩm thực của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rong trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi tẩm ướp bằng các loại lá rừng cùng các loại gia vị như sả, ớt, gừng và mắc kén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao, rồi xâu thành từng xiên, treo lên cao và dùng than củi hun cho thịt chín săn lại. Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Cách chế biến độc đáo này khiến cho miếng thịt trở nên thơm ngon hơn và bảo quản cũng được lâu hơn.
Thanh thịt đỏ sậm tuy bên ngoài khô ráo nhưng bên trong ngọt mềm và vẫn giữ được hương vị đặc trưng của thịt trâu.
Từng thớ thịt qua thời gian càng trở nên đậm đà, cộng với vị cay, thơm của các gia vị, quyện với mùi khói om khiến món ăn càng trở nên đặc biệt. Khi thưởng thức, các bạn nên giã nhẹ miếng thịt trâu để nó trở nên mềm hơn rồi xé nhỏ như mực nướng, chấm với chút tương ớt cay để gia tăng hương vị.
Ngày nay, khi mức độ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ngày một phát triển, thịt trâu gác bếp không chỉ bó hẹp trong bữa ăn của người Thái mà còn theo chân những vị khách đến khắp mọi miền. Các bạn có thể tìm mua thịt trâu gác bếp ở bất cứ đâu.
Vi Võ 2017-10-05 00:33:32
Bài viết đã được chọn làm video youtube Toplist.vn Cám ơn tác giả !