Top 10 Món ăn đặc sản nổi tiếng nhất Nghệ An

Nguyễn T. Trà 1218 0 Báo lỗi

Không chỉ hấp dẫn du khách với các địa điểm du lịch hấp dẫn như: biển Cửa Lò, bãi Lữ, đồi hoa Hướng Dương…mà đến thưởng thức đặc sản Nghệ An, các món ăn mang ... xem thêm...

  1. Từ xưa đến nay, Nghệ An luôn nổi tiếng với các món ăn được chế biến từ lươn. Người dân xứ Nghệ có cách chế biến thịt lươn rất riêng và đa dạng các món như: cháo lươn, miến lươn, súp lươn, lươn om chuối, lươn cuốn lá lốt, lươn xúc bánh đa... Bất cứ món nào khi ăn bạn có thể cảm nhận được vị đậm đà, béo thơm từ thịt lươn


    Cháo lươn là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố Vinh. Bát cháo có vị thơm nồng đặc biệt. Để có được bát cháo lươn ngon, lươn phải được chọn từ loại lươn đồng nhỏ, qua chế biến lươn được xé dọc sợi, xào nấu cẩn thận, thêm một ít rau răm để bát cháo thêm phần hấp dẫn, đặc trưng cho món ăn. Hãy đến và nếm thử món ăn tuyệt vời này nhé, đảm bảo sẽ nhớ mãi không quên. Miến lươn là món ăn được đa số du khách lựa chọn khi đến với thành phố Vinh. Công thức tạo nên sức hút của miến lươn Nghệ An là vị cay rất đặc trưng và dậy mùi của rau thơm của miền Trung nên vị tanh của lươn bị át đi. Súp lươn Nghệ An dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều thực khách. Món súp nóng hổi, thịt lươn vàng ươm, mềm mịn khiến cho bạn phải xuýt xoa. Súp lươn còn là món ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, bồi bổ xương khớp và điều hoà khí huyết. Lươn om chuối là món đậm đà hương vị xứ Nghệ hứa hẹn sẽ làm bạn “nghiện” ngay lần đầu niếm thử. Phần phần lươn béo dai dai, ngọt thịt, chuối xanh hơi chát nhẹ thêm chút hương thơm của lá tía tô và lá lốt hòa quyện trong phần nước sánh béo vô cùng hấp dẫn. Lươn xúc bánh đa là món ăn dân dã nhất. Xúc một miếng lươn trộn cay cay bằng bánh đa kẹp thêm chút rau thơm không gì tuyệt vời bằng.


    Qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, sơ chế, nêm nếm và nấu nướng các món lươn trở nên phong phú và mang hương vị đậm đà, ngon miệng thu hút bao khách du lịch. Một số địa chỉ bán món lươn nổi tiếng lâu đời nhất Nghệ An:


    • Quán lươn Xuân Leo - Cổng số 13, sân bóng Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
    • Quán lươn Hồng Sơn - Số 154 Mai Hắc Đế, Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
    • Quán lươn Bà Lan - Số 2 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
    • Quán cháo lươn Bà Ngọ - Số 1, ngõ 4 Đốc Thiết, Hưng Bình, thành phố Vinh, Nghệ An
    • Quán Sỹ Bính (Cháo lươn cay cổng thành) - Số 11 ngõ 5 Đào Tấn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
    Súp lươn Nghệ An
    Súp lươn Nghệ An
    Đặc sản lươn Xứ Nghệ

  2. Cũng là món bánh bèo nhưng do đặc trưng ẩm thực mỗi vùng miền nên Hải Phòng, Huế, Quảng Nam, Nghệ An lại có hương vị khác nhau. Đến với Hải Phòng, bánh bèo được làm từ bột gạo, nhân thịt thập cẩm được gói trong lá chuối và ăn cùng nước chấm từ nước hầm xương, thả thêm vài miếng chả quế ăn kèm. Còn ở Huế được gọi là bánh bèo chén. Người Huế đổ bột vào những chén nhỏ thêm nhân thịt, tôm và bỏ vào nồi hấp. Bánh chín mềm thêm chút mỡ hành, hành phi, chấm nước nắm ớt cay cay. Trong khi đó, bánh bèo Quảng Bình tròn đều lại được bày trong đĩa lớn, nhìn đơn sơ, mộc mạc nhưng đậm đà, lôi cuốn.


    Bánh bèo Nghệ An gây ấn tượng khác biệt với cách chế biến cũng như hương vị. Vỏ bánh bèo Nghệ An bao giờ cũng dai hơn bởi được làm từ sự kết hợp giữa bột gạo và bột năng với tỉ lệ 4:1. Bột được chia thành từng phần nhỏ và cán mỏng ra. Nhân thường dùng thịt lợn xay nhuyễn và tôm nguyên con và được nấu chín sẵn để gói thành từng chiếc bánh nhỏ. Không phải hấp mà bánh bèo Nghệ An sẽ được luộc chín ăn với nước mắm ớt chua cay. Ngoài ra, Nghệ An cũng có bánh bèo lá, bánh bèo chiên. Món ăn mang vị thơm không lẫn vào đâu được khi thưởng thức cùng với nước chấm, rau thơm... Đến với Nghệ An có thể dễ dàng bắt gặp những quán bánh bèo ở khắp mọi ngõ nhỏ đến những con phố. Bánh bèo cũng là một món đặc sản Nghệ An nổi tiếng, bạn nhất định phải thử nếu có cơ hội đến nơi này nhé. Một số quán bánh bèo nổi tiếng lâu đời:


    • Bánh bèo 35 - Số 35 Ngô Đức Kế, Hồng Sơn, thành phố Vinh, Nghệ An
    • Bánh bèo 27 - Số 27 Ngô Đức Kế, Hồng Sơn, thành phố Vinh, Nghệ An
    • Bánh bèo bà Châu - Số 50 Lê Văn Hưu, thành phố Vinh, Nghệ An
    • Bánh bèo Nhàn Huế - Số 179 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, Nghệ An
    • Bánh bèo lá Dì Mai - Số 54 Phong Định Cảng, Thành phố Vinh, Nghệ An
    Bánh bèo Nghệ An
    Bánh bèo Nghệ An
    Bánh bèo Nghệ An
  3. Ở xứ Nghệ, bánh mướt là món ăn phổ biến mà bất kỳ người dân nào cũng đều ưa chuộng. Không rõ bánh mướt có từ khi nào, chỉ biết rằng món ăn dân dã mà ngon đến lạ thường này vẫn luôn được người ta yêu mến từ thủa bé cho đến lúc trưởng thành hay già đi. Bánh mướt thoạt nhìn giống bánh cuốn của miền Bắc, na ná bánh ướt ở miền Nam nhưng nó lại mang hương vị xứ Nghệ rất riêng, rất nhớ. Bánh mướt Nghệ An nhìn qua cũng hơi giống bánh cuốn ở ngoài Bắc như khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm mát dễ chịu rất riêng. Trong đó, bánh mướt Diễn Châu đặc biệt hơn cả.


    Công đoạn đầu tiên để làm bánh mướt Nghệ An là ngâm gạo trong thời gian 3 tiếng để cho từng hạt gạo thật no nước. Gạo nở thật đều, mềm rồi mới mang đi nghiền thành bột. Để bột lặng trong nước từ 6 tiếng trở lên để khi tráng bánh mới nở đều và đẹp. Bột gạo thêm gia vị vào để bánh có độ đậm đà, thơm ngon vừa miệng. Thêm hành lá để tạo mùi thơm và màu sắc bắt mắt. Công đoạn tráng bánh là công đoạn quan trọng nhất. Người tránh bánh phải khéo léo, nhanh nhẹn. Các thao tác tráng giữa hai chiếc nồi hơi phải đều đặn, nhịp nhàng để bánh không quá mỏng, hay quá dày. Chờ 2 phút bột gạo sẽ chín thành bánh. Bánh mướt rất dễ ăn, chỉ cần thêm một bát nước mắm vắt chanh và ớt tươi cũng đã thấy ngon miệng. Bánh mướt đã trở thành món ăn quen thuộc không thể thiếu của người dân nơi đây. Những người con sinh ra ở mảnh đất này hay khách du lịch có dịp ghé qua thưởng thức món bánh mướt xứ Nghệ sẽ không thể quên được hương vị hấp dẫn, đậm đà của món ăn được làm nên từ sự chịu thương, chịu khó, thức khua dậy sớm cũng như bàn tay khéo léo của người xứ Nghệ.


    Một số cửa hàng bánh mướt nổi tiếng lâu đời ở Nghệ An:

    • Nhà hàng đặc sản bánh mướt Hướng Liễu - Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
    • Bánh Mướt Nguyên Nga - Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An
    • Cửa Hàng Bánh Mướt Hương Diên - Xuân Khánh, Diễn Châu, Nghệ An
    • Quán bánh mướt Thanh Phong - số 05, Hải Thượng Lãn Ông, thành phố Vinh, Nghệ An
    • Bánh mướt Lan Thanh - Số 07, Phan Chu Trinh, Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An
    Bánh mướt Nghệ An
    Bánh mướt Nghệ An
    Âm thực xứ Nghệ - Bánh mướt Diễn Châu
  4. Cháo canh là món ăn dân dã, nhưng cũng giống các món đặc sản Nghệ An khá nổi tiếng. Nếu không biết, nhiều người sẽ nghĩ đặc sản này là một loại cháo. Tuy nhiên vẻ ngoài của món trông khá giống bánh canh. Đến Nghệ An, đặc biệt là thành phố Vinh, du khách dễ dàng tìm thấy nơi bán món này. Người xứ Nghệ ăn cháo canh vào bất kỳ bữa nào trong ngày. Theo chủ một quán ăn lâu năm ở Vinh, sở dĩ món ăn mang tên "cháo canh" do nước dùng phải nấu để đạt độ sánh như cháo. Sợi bánh cho vào đun sôi lại vài phút rồi vớt ra chứ không chỉ nhúng qua nước sôi như cách nấu bún hay phở ở miền Bắc.


    Nguyên liệu chính làm nên món ăn là bột mì. Bột được nhào nặn cho đến khi thật nhuyễn, đưa vào máy ép hoặc cắt thành từng sợi, cho vào nồi nước đang sôi để làm chín sợi mì. Quan trọng sợi mì tươi và nước dùng phải nấu cầu kì, ngon đậm đà mới thả sợi mì vào. Món ăn ngon phụ thuộc vào nước dùng được hầm bằng xương lợn và thêm gia vị đi kèm. Tùy từng quán mà có thêm các nguyên liệu khác nhau như giò, chả thái mỏng, trứng cút lộc, thịt cá lóc, tôm... Bát cháo canh được dọn ra với những sợi mì mềm mượt điểm xuyết vài lá mùi tàu thơm phúc, thêm lát chanh và sa tế hay tương ớt.


    Cháo canh là món ẩm thực mà ai đã một lần ăn sẽ nhớ mãi bởi hương vị đặc trưng riêng có. Người ta có thể lựa chọn món cháo canh cho bữa sáng, bữa trưa hay buổi chiều muộn. Toplist gợi ý 5 địa chỉ quán cháo canh ngon nhất Nghệ An như:

    • ANNa.Food Bánh Canh Ghẹ O Ba - 135-137 Phạm Đình Toái, TP. Vinh, Nghệ An
    • Bánh canh cá lóc Quang - 27 Nguyễn Thị Định, TP. Vinh, Nghệ An
    • Bánh canh cá lóc Vân - 2A, Đường Yên Phúc, TP. Vinh, Nghệ An
    • Cháo canh Hạnh Uyển - ngõ 60, Đào Tấn, TP. Vinh, Nghệ An
    • Bánh canh cá lóc Bà Di - 39 Đường Hermann, TP. Vinh, Nghệ An
    Bánh Canh Cá Lóc Vân - Nghệ An
    Bánh Canh Cá Lóc Vân - Nghệ An
    Ẩm thực xứ nghệ - Hương vị đặc trưng của cháo canh Nghệ An
  5. Bánh gai Dốc Dừa là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Làm bánh gai làm nghề truyền thống được ông cha truyền lại, thế hệ ngày nay đã phát triển món ăn thêm thơm ngon mang đặc trưng xứ Nghệ. Lá gai là nguyên liệu chính làm bánh, cây gai là loại cây nhỏ, lâu năm, cao chừng một đến hai mét. Lá có màu lục sẫm có lông mềm, đây là loại cây đặc trưng mọc thành khóm, thành vùng, mọc nhiều nhất ở các vùng miền tây Nghệ An.


    Chiếc bánh gai thơm ngon yêu cầu các khâu sơ chế phải kỹ lưỡng, cầu kì. Lá gai sau khi được hái tươi, rửa qua nước sạch được nâu chính khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó để nguội và loại bỏ phần gân lá để lại phần xơ. Cho lá vào cối dã nhỏ hoặc máy xay nhỏ và trộn với bột nếp, đường trắng đã nghiền nhỏ, vò lại thành từng phần nhỏ vừa. Nhân bánh làm bằng đỗ xanh sau khi nghiền vỡ đôi, tách phần vỏ bên ngoài rồi nấu chín, dã nhuyễn trộn với dừa khô. Tiến hành đặt nhân vào bánh bọc ngoài bằng lá chuối khô tự nhiên. Bánh được hấp và để nguội là ngon nhất và bảo quản trong một tuần.


    Bánh gai Dốc Dừa có một màu đen tự nhiên từ lá gai vừa an toàn vừa đặc trưng của vùng miền. Nếu đã một lần thưởng thức món đặc sản này chắc bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó. Bánh gai dẻo dai ngọt, thơm, ăn nhiều không ngán thực sự là món quà quý cho du khách gần xa. Bánh gai được bày bán ở bất cứ khu chợ nào ở Nghệ An, thậm chí bên vỉ hè, gánh hàng rong. Với những bạn ở các vùng miền khác dễ dàng tìm thấy ở các siêu thị đặc sản Nghệ An hoặc miền Trung.

    Bánh gai Dốc Dừa Nghệ An
    Bánh gai Dốc Dừa Nghệ An
    Bánh gai Dốc Dừa Nghệ An
  6. “Ai về ăn nhút Thanh Chương

    Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn”.


    Cũng như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn là đặc sản nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến trong bữa ăn của các gia đình nơi đây. Tương Nam Đàn hay tương Sa Nam là một đặc sản thơm ngon của xứ Nghệ.


    Để làm ra được một chum tương Nam Đàn ngon người làm tương phải trải qua rất nhiều công đoạn. Công đoạn đầu tiên khó nhất và cầu kỳ nhất là ủ mốc. Nếp hấp lên thành xôi được đủ kín trong lá nhãn. Tương ngọt hay không là do giai đoạn này. Sau khi nếp mốc xốp trắng đưa ra phơi nắng thật khô và xay nhỏ thành bột và ủ tương cả năm. Đậu tương phải là đậu địa phương được trồng ven sông Lam. Đậu được rang và xay vỡ, cho lên bếp nấu trong khoảng 12 tiếng. Khi đậu tỏa hương thơm ngào ngạt là lúc có thể trộn tương. Đem bột nếp và muối trộn vào chum cùng đậu hòa quyện với nhau. Cần ủ trong hơn một tháng là có thể sử dụng. Dù bây giờ có nhiều cách làm và máy móc hiện đại hơn nhưng cách làm truyền thống của người dân Nam Đàn vẫn mãi tuyệt vời nhất.


    Tương có thể dùng để kho cá, chấm rau muống luộc, rau lang luộc.. Khi lấy thử một mẻ bỏ vào bát, đảm bảo bạn sẽ không thể cưỡng lại bát tương vàng óng, ăn vào vừa có vị mặn, vừa có vị ngọt, nếu chấm có dính mẻ đậu thì có vị bùi. Nếu một lần ghé qua huyện Nam Đàn hãy thăm làng nghề làm tương ở nơi đây để thấy được quy trình làm tương dân dã của con người xứ Nghệ.


    Toplist gợi ý một số địa chỉ mua đặc sản Tương Sa Nam - Nam Đàn Nghệ An:

    • Khu chợ Gia, Tân Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
    • Siêu Thị Đặc Sản Nghệ Tĩnh - Tầng 1, chung cư Tân Phát, đường Lê Mao kéo dài, Vinh Tân, TP. Vinh
    • Cửa Hàng Đặc Sản Xứ Nghệ Thúy Liễu - 14 đường Thăng Long, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    • OCCOP Nghệ An - 68 Nguyễn Thị Minh Khai, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An
    Tương Nam Đàn
    Tương Nam Đàn
    Tương Sa Nam - Nam Đàn
  7. Nhắc đến món ngon xứ Nghệ không thể không nhắc tới món nộm nhút Thanh Chương. Món ăn dân dã này đã trở thành “thương hiệu” mà bất cứ du khách nào đến đây cũng muốn được một lần thưởng thức. Nhút là món ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình xứ Nghệ. Nhút Thanh Chương được coi là "kim chi" xứ Nghệ.


    Nộm nhút được làm từ hai dạng nguyên liệu là mít xanh non ăn xổi và xơ mít chín quanh năm. Người dân Thanh Chương dù sinh sống ở quê hương hay xa quê không thể quên được món ăn dân dã này. Riêng món nộm nhút không phức tạp nên ai cũng có thể làm được. Nguyên liệu gồm nhút, lá chanh, kinh giới, lạc rang, đường, mì chính, tỏi băm, ớt. Ngoài ra có thể ăn kèm với bánh đa và thịt lợn luộc. Món ăn đơn giản vậy đấy, nhưng khi ăn nếm thử bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua, giòn giòn rất thú vị. Có phải bạn đang rất tò mò muốn nếm thử món nhút vô cùng dân dã mà đặc biệt này không. Nhút ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít, thanh ngọt của mía đường "quyện" một vị ngon rất đặc biệt. Đến Nghệ An, ăn một bữa cơm quê dân dã với nhút du khách sẽ hiểu hơn về con người và sự đậm đà xứ Nghệ.

    Nộm nhút Thanh Chương
    Nộm nhút Thanh Chương
    Nộm nhút Thanh Chương
  8. Bánh đa xúc hến là món ngon đặc trưng của người miền Trung. Món ăn này được rất dễ làm và được rất nhiều người ưa chuộng. Bánh đa xúc hến là một món ăn quá đỗi quen thuộc của người dân xứ Nghệ. Dân giã nhưng đậm đà y như tình người của những người dân miền Trung vậy. Hến lấy được từ sông Lam, sau khi tách vỏ, xào cùng hạnh mỡ béo ngậy và thơm lừng. Kết hợp cùng với hến là những chiếc bánh đa Đô Lương giòn tan được dùng thay thìa, một sự kết hợp quá hoàn hảo làm nên món đặc sản Nghệ An đầy quyến rũ. Gia vị để ăn cùng bánh đa là lạc rang giã nhỏ, rau sống và ớt để thêm kích thích vị giác.


    Đã ăn bánh đa xúc hến thì hãy ghé mua thêm một đặc sản nữa của Nghệ An làm quà nhé. Đó là bánh đa Đô Lương. Làm bánh đa cũng rất công phu, không giống với bánh đa làm từ sắn, ngô thì bánh đa Đô Lương được làm từ gạo mới và vừng đen. Không biết từ lúc nào, bánh đa đô lương đã gắn liền với ký ức của người con mảnh đất này. Dẫu có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn nhưng người con xứ Nghệ vẫn không thể quên được món ăn dân giã, quen thuộc.


    Toplist gợi ý một số quán bánh đa xúc hến Nghệ An:

    • Hến xúc bánh đa Bà Lý - Số 203 Phan Chu Trinh, Quang Trung, thành phố Vinh, Nghệ An
    • Làng Tôi (Ẩm Thực Đồng Quê) - Số 777 Lục Niên, Vinh Tân, Thành Phố Vinh, Nghệ An
    Bánh đa xúc hến
    Bánh đa xúc hến
    Bánh đa xúc hến Nghệ An
    Bánh đa xúc hến Nghệ An
  9. Món ăn thú vị của Cửa Lò về đêm dành cho du khách là món cháo Nghêu nóng hổi thơm ngon. Hương thơm nhẹ nhàng của gạo hòa quyện với vị ngọt tự nhiên của nghêu tạo nên món ăn đầy thanh nhã. Gia vị cho món canh nghêu tại đây cũng thật khác biệt. Thông thường bát canh nghêu chua của người Hà Nội dùng me, thì ở Cửa Lò vị chua được lấy từ quả chay phơi khô. Người dân ở đây không dùng hành lá nấu canh mà thay vào đó là lá lốt, lá dấp cá. Tất cả tạo nên món đặc sản Nghệ An ngon không thể chối từ.


    Thưởng thức bát cháo thú vị nhất là việc vừa xì xụp húp canh vừa đưa tay nhặt nghêu, từ từ tận hưởng phần thịt nghêu tươi, ngọt, dai dai còn nguyên vị biển. Đầu tiên, nghêu được rửa với nước để làm sạch cát và lộc lên đến khi nghêu tách vỏ và xào lên. Nghêu được luộc lên, lấy nước nấu cháo, ruột nghêu rán lên với các loại gia vị. Khi cháo chín trộn nghêu với cháo rồi đổ vào bát đã bỏ sẵn rau thơm. Mùi thơm của gạo, quyện với mùi vị của nghêu, của rau thơm tạo nên một món ăn thanh nhã.


    Một số điểm bán cháo nghêu nổi tiếng:

    • Quán, nhà hàng hải sản Khu du lịch biển Cửa Lò
    • Quán cháo nghêu Hồng Lộc - Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, Nghệ An
    • Cháo nghêu Bà Lý - 203 Phan Chu Trinh, Quang Trung, thành Phố Vinh, Nghệ An
    • Ẩm Thực Nhà Quê (Bia Sân Vườn) - Số 4 Lê Mao, Vinh Tân, thành phố Vinh, Nghệ An
    Cháo nghêu Cửa Lò
    Cháo nghêu Cửa Lò
  10. Khi đến thăm vùng biển đầy nắng gió của xứ Nghệ, bạn đừng quên thưởng thức món mực nháy Cửa Lò này nhé. Mực nháy Cửa Lò ngon nhất và tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Món ăn được chế biến từ những con mực tươi vừa được ngư dân đánh bắt, đưa lên chế biến ngay tại chỗ. Mùi thơm của mực nướng chấm với gia vị chua chua, ngọt ngọt hoặc chỉ cần tương ớt thôi là đã quá tuyệt vời. Chỉ cần nhìn không thôi cũng đã đủ hấp dẫn rồi.


    “Mực nháy” Cửa Lò hay mực nhảy, đều được gọi dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên. Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Thông thường nhiều người vẫn quen gọi là mực nhảy nhưng tên gọi chính xác là “mực nhảy” vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh. Hai cách gọi trên tuy diễn tả những trạng thái khác nhau của con mực nhưng đều nói lên mức độ tươi ngon của con mực.


    Có rất nhiều cách chế biến mực nháy Cửa Lò:

    • Mực hấp Cửa Lò: Người sành ăn sẽ chọn mực hấp hơn mực luộc. Mực tươi hấp giữ được chất ngọt, béo thêm chủ gừng hay sả thậm chí thêm lon bia nữa thì hấp dẫn khỏi bàn.
    • Mực nháy nướng Cửa Lò: Mực tươi mới câu lên rửa nhanh qua nước sạch rồi đem nướng ngay trên bếp than hồng đỏ rực. Mực chọn con vừa hai ngón tay là ngon nhất. Quết chút sốt tương hoặc sa tế thì kích thích một trăm phần trăm vị giác. Mực nướng lên vàng ruộm, ngoài dai dai trong thịt tứa nước cực ngọt chấm thêm muối tiêu chanh thì ngon "nhức nách".

    Ngoài ra, mực nhồi, lẩu mực hoặc mực nhúng mẻ cũng là các món xứng đáng thử một lần khi đến với vùng biển Cửa Lò. Ghé thăm khu du lịch Cửa Lò nhất định phải mang đặc sản mực khô về làm quà. Mực được đánh bắt ngay tại vùng biển, phơi dưới cái nắng gió gay gắt của miền Trung nên có độ dai vừa phải mà vẫn giữ được độ mềm. Mua về làm qua hoặc đôi lúc nhâm nhi với gia đình, bạn bè.

      Mực Nháy Nướng Cửa Lò
      Mực Nháy Nướng Cửa Lò
      Mực nháy Cửa Lò
      Mực nháy Cửa Lò



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy