Top 6 Dẫn chứng về tác hại của hiện tượng nghiện mạng xã hội hay nhất

Hà Ngô 2624 0 Báo lỗi

Xã hội càng phát triển thì Internet là những công cụ vô giá trong thế giới hiện đại, mang đến cho con người khả năng kết nối, học tập và giải trí vô hạn. Lợi ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nghiện mạng xã hội dẫn đến trộm cắp

    T.H.N, sinh năm 1996, học sinh lớp 7 tại huyện Trảng Bom được chẩn đoán là nghiện internet - game online. N bắt đầu chơi game online từ năm lớp 6. Tuy nhiên, khoảng tháng 9 năm 2007, khi tham gia trò chơi trực tuyến N có hiện tượng bỏ học và bắt đầu nói dối cha mẹ vể chuyện tiền bạc. Sự việc trở nên trầm trọng lúc mẹ N phát hiện con mình giấu tiền ở một khu vực trong phòng và N bỏ nhà ra đi. Khi làm việc vời nhà trị liệu N nói rằng “bang hội’’ của mình đã ăn trộm và đi xin để có tiền sống trong một tuần”...

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Nghiện mạng xã hội ảnh hưởng tới sức khoẻ

    Các nghiên cứu gần đây cho thấy một người càng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội thì nguy cơ trầm cảm ngày càng cao. Điều này lại càng nguy hiểm hơn ở những người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm. Nguyên nhân là do những thông tin tiêu cực xuất hiện tràn lan sẽ vô thức in sâu vào tâm trí của người dùng và ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc của con người.


    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử có khả năng đánh lừa bộ não, khiến bạn cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon. Lâu dần, thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ sẽ làm rối loạn nhịp sinh học. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người dùng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Nỗi lo tiềm ẩn từ mạng xã hội

    Dù mạng xã hội có được cải thiện hiện đại đến đâu thì vẫn không tránh được nguy cơ bị hacker, virus xâm nhập để đánh cắp thông tin. Điều này cho thấy rằng quyền riêng tư của mỗi cá nhân đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng.


    Trong nhiều trường hợp, thông tin của người dùng sẽ được rao bán, hoặc dùng cho mục đích lừa đảo, tống tiền.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Giảm tương tác trực tiếp và dẫn đến lối sống vô cảm

    iện nay, tình trạng bạn bè dán mắt vô điện thoại vào các cuộc hội họp đầu năm khá phổ biến. Một trong những tác hại của mạng xã hội là khiến bạn không thể tập trung vào cuộc sống thật.


    Nghiện mạng xã hội khiến bạn sống “ảo” nhiều hơn sống “thật”. Thời gian cho người thật việc thật bị giảm. Điều này có thể khiến các mối quan hệ của bạn bị rạn nứt.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bạo lực mạng xã hội

    Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị đe dọa, xâm hại, bị tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng xã hội… Ví dụ như các tin đồn nói xấu vô căn cứ từ các “anh hùng bàn phím”. Nhiều người sau khi sử dụng mạng xã hội đã trở nên phán xét nhiều hơn ở trên mạng với những điều mà ngoài đời họ không dám nói ra.


    Bắt nạt qua mạng có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt.


    Gần đây, liên tục các vụ việc: một học sinh lớp 8 bị nhóm nam sinh đánh hội đồng giữa đường xảy ra trên địa bản Hà Tĩnh do mâu thuẫn trên mạng xã hội, một nữ sinh 16 tuổi bị bạn đánh và lột đồ rồi quay video đăng tải lên mạng.

    Có thể thấy, đối với các em học sinh ở độ tuổi này, mạng xã hội vừa là nơi để thể hiện bản thân, vừa là nơi các em trở thành nạn nhân của các thông tin xấu độc hay bắt nạt học đường.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Gia tăng hội chứng FOMO

    Tại một phòng tư vấn tâm lý của Trung tâm Can thiệp sớm và Trị liệu tâm lý HOPE, 80% bệnh nhân tới đây là trẻ em có xu hướng sử dụng mạng xã hội trên 10 tiếng mỗi ngày.


    Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền - Chuyên gia Tâm lý lâm sàng, Trung tâm Can thiệp sớm và Trị liệu tâm lý HOPE chia sẻ: "Sử dụng mạng xã hội nhiều sẽ gia tăng hội chứng FOMO, là cảm giác bị bỏ lỡ gì đó nên kiểm tra tin nhắn liên tục. Có những em sử dụng mạng xã hội đến 3-4 giờ sáng. Khi nó đã thành thói quen, việc kiểm soát chặt ở hiện tại gây ra những vấn đề rất lớn như dọa chết, đập phá nếu bị cấm đoán và bố mẹ cảm thấy quá tải không xử lý được những vấn đề này".


    Điển hình là 1 bệnh nhân 14 tuổi, vốn là học sinh giỏi đội tuyển, chỉ vì "nghiện" chơi điện tử mà con đường học tập của em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bố mẹ em cũng nhiều lần bất lực. Khi có động thái kiểm soát, bạn ấy đã nổi điên, đập phá và xô đẩy bố mẹ, từ chối việc đến trường, bỏ học. Khi vào năm học chính, bạn ấy lại có xu hướng nghỉ mỗi tuần 1 buổi.

    Cũng theo BS Đỗ Minh Loan, vài năm trở lại đây, số trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện để khám và tư vấn do gặp các vấn đề về tâm lý mà nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội có xu hướng tăng, việc điều trị cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy