Top 7 Dàn ý bài văn tả cái trống trường em (lớp 4) hay nhất

Bình An 7463 0 Báo lỗi

Cái trống trường là một vật rất đỗi quen thuộc và gắn bó với tuổi học trò, nó cũng thân thiết giống như bàn ghế, bảng đen và phấn trắng vậy. Trống như một ... xem thêm...

  1. 1) Mở bài

    • Giới thiệu về cái trống em định tả: Cái trống đó là của trường em hay em đã quan sát được ở đâu? (cái trống của trường em).
    • Ví dụ: "Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.


    2) Thân bài

    a. Tả hình dáng cửa cái trống:

    • Hình dáng của cái trống: tròn như cái chum.
    • Mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn.
    • Trống to ở giữa, khum lại ở hai đầu.
    • Quanh lưng quấn ba vành đai to bằng con rắn cạp nong.
    • Hai đầu bịt bằng da trâu, căng rất phẳng.


    b. Âm thanh của tiếng trống:

    • Tiếng trống Ồm Ồm giục giã khi báo hiệu vào lớp.
    • Tiếng trống “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục.
    • Tiếng trống xả một hồi dài báo hiệu hết giờ học, học sinh ra về.


    c. Công dụng của cái trống:

    • Báo ngày em tựu trường,
    • Đến trường đúng giờ,
    • Cầm càng cho các em tập thể dục,
    • Báo hiệu giờ em được nghỉ.


    3) Kết bài

    • Tình cảm của em đối với cái trống.
    • Trống là vật gần gũi thân quen với học sinh nói chung, với em nói riêng.
    • Lên học các lớp trên, em vẫn không bao giờ quên được hình dáng đặc biệt, không bao giờ quên được những âm thanh của nó.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. a. Mở bài

    Giới thiệu về chiếc trống trường em định tả. Giới thiệu bằng cách đưa ra tiếng kêu của nó mà em nhớ nhất và sự gắn bó của em và các bạn học sinh về chiếc trống trường.


    b. Thân bài

    Tả hình dáng bên ngoài của chiếc trống

    Chiếc trống trường có hình dạng giống như cái chum to, được nằm ngang vè treo trên một cái dây ngay cạnh phòng của chú bảo vệ. Xung quanh của chiếc trống được làm bằng gỗ được sơn màu đỏ, bên trong rỗng để âm thanh được vang to. Hai đầu hai bên được làm bằng da trông rất căng và mịn


    Tả âm thanh của chiếc trống: Âm thanh của chiếc trống rất đa dạng

    • Khi tiếng trống báo hiệu vào giờ học thì vồn vã, dồn dập như thúc giục em vào lớp
    • Âm thanh của tiếng trống khi báo hiệu hết giờ sau mỗi tiết học thì mỗi hồi dài
    • Tiếng trống đánh khi chúng em tập thể dục giữa giờ thì được từng nhịp tập “Tùng, cắc, tùng, cắc”
    • Nhưng chắc để lại ấn tượng nhiều nhất trong mỗi bạn học sinh là tiếng trống trường khai giảng được cô hiệu trưởng đánh lên


    Tác dụng và kỉ niệm với tiếng trống trường

    Tiếng trống trường như một bác đồng hồ báo hiệu cho chúng em khi vào giờ học, khi hết tiết học để nghỉ ngơi giữa giờ hay là đến giờ ra về. Tiếng trống trường vang lên khi chúng em tập thể dục đúng nhịp. Tiếng trống trường cũng như hồi vang để bắt đầu một năm học mới đầy hứng khởi.


    c. Kết bài

    Tình cảm với chiếc trống trường: Em vô cùng yêu quý chiếc trống trường bởi nó như một người bạn thân thiết, gần gũi với em và với tất cả các bạn học sinh. Dù sau này có đi đâu, và làm gì nhưng những tiếng, âm thanh của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. a. Mở bài

    Giới thiệu chiếc trống trường mà em định tả: Em chợt thấy có những cảm xúc khó tả, cảm xúc với từng khung cảnh, lớp học, bàn ghế, và đặc biệt là với chiếc trống trường em.


    b. Thân bài

    Tả bao quát:

    • Trống được làm bằng chất liệu gì, hình dáng và kích thước ra sao?:
    • Chiếc trống trường em được làm bằng gỗ mít, trông nó rất to phải hai bạn học sinh vòng tay ôm mới hết

    Miêu tả thân và mặt trống, dùi trống:

    • Mặt trống lúc nào cũng trơn nhẵn, bóng láng.
    • Mặt trống được trang trí bởi những miếng giấy màu được cắt theo họa tiết cơ bản của chiếc trống đồng Đông Sơn.
    • Chúng tôi cũng chưa một lần được chạm vào thân trống lúc nào cũng phình ra như bụng bia của bác hàng xóm cạnh nhà.
    • Thân trống được làm bằng những mảnh gỗ mỏng ghép lại. uốn cong, phình ra.
    • Ở giữa thân trống có đai lồi lên để cố định những mảnh gỗ
    • Thân trống được ghép từ các mảnh gỗ mỏng và nhỏ với nhau, khép thật kín còn bên trong thì rỗng tuếch
    • Thân trống được sơn màu đỏ gạch sẫm nổi bật. Chưa một lần được chạm vào trống, chỉ đứng xa xa nhìn ngắm nó.
    • Miêu tả âm thanh chiếc trống và ý nghĩa của tiếng trống:
    • Khi dùi kết hợp với trống chính là lúc âm thanh ấy vang lên
    • Chiếc trống vừa gần gũi lại xa lạ ấy quả thực rất quen thuộc đối với chúng tôi – thế hệ học sinh.

    c. Kết bài

    Nêu cảm nghĩ của em về chiếc trống trường:

    Sẽ rất buồn khi hè đến, trường học vắng bóng học sinh, chiếc trống trường nằm im lìm tại đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. Mở bài: Giới thiệu chung về cái trống trường em

    Cái trống có mặt ở trường em không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ ở trường ít nhất đã làm mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt


    B. Thân bài

    - Tả bao quát cái trống: To hay bé, được làm bằng chất liệu gì, hình dáng ra sao?

    • Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn.
    • Trống khum khum hình bầu dục hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.

    - Tả chi tiết cái trống: Tả chi tiết các bộ phận của trống.

    • Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ.
    • Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em.
    • Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.
    • Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẳm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống.
    • Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

    - Tả công dụng:

    • Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập.
    • Tùng! Tùng! Tùng!Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào niên học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng.
    • Những lúc đi học trễ, nghe trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn.
    • Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả.
    • Ngược lại, đôi khi đang chạy nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

    C. Kết bài: Cảm nghĩ về cái trống.

    Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. 1) Mở bài: Giới thiệu cái trống của trường mình:

    Trống có tự bao giờ, còn mới hay cũ, thuộc loại trống đại hay trống trung. Vị trí đặt (treo) cái trống?

    Ví dụ: Đối với một người học sinh, tiếng trống trường luôn là một âm thanh quen thuộc. Tiếng trống báo hiệu thời gian giải lao đã đến. Sân trường đang vắng lặng không một bóng học sinh, chỉ có những chú chim nhỏ đang bay nhảy khắp nơi. Bỗng nhiên “tùng, tùng, tùng” – âm thanh ấy kéo lên vang vọng khắp sân trường khiến cho mấy chú chim nhỏ giật mình bay vọt. Không đầy một phút sau, trong các lớp, học sinh chạy ùa ra ngoài khiến sân trường đang im ắng bỗng nhiên trở nên vui nhộn và nô nức tiếng cười. Chiếc trống thì lại nằm im ngắm nhìn những cô cậu học sinh thỏa sức vui đùa. Nhưng trong tâm trí mỗi học sinh, thì không ai lại không quý chiếc trống trường, một chiếc trống thân thuộc và luôn gắn bó trong suốt những tháng ngày học tại trường.


    2) Thân bài:

    * Tả khái quát về cái trống:

    • Trống thường được làm bằng chất liệu gì?
    • Hình thù của trống ra sao?
    • Trống dùng để làm gì trong trường học?


    * Tả từng bộ phận:

    • Thân trống được cấu tạo như thế nào?
    • Hình dáng kích thước ra sao?
    • Trống gồm những thân gỗ được ghép lại theo cách thức nào?
    • Thân trống được thắt đai bằng những sợi mây chắc chắn ra sao?
    • Thân trống được quét lớp sơn màu gì, còn mới hay đã phai màu?
    • Mặt trống: Được làm bằng loại da gì? Được đính với thân trống ra sao? Ở giữa hai mặt trống có vẽ hình gì?


    * Cảm xúc của em về cái trống.

    • Báo hiệu giờ vào học
    • Báo hiệu giờ ra chơi
    • Tiếng trống khai giảng năm học mới
    • Tiếng trống bế giảng năm học


    3) Kết bài: Nêu những nhận xét về giá trị của cái trống ở trong trường học.

    Em rất yêu quý chiếc trống trường của em, nó luôn là một "thành viên" không thể thiếu của nhà trường và của mỗi học sinh khi cắp sách đến trường.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A. Mở bài: Giới thiệu chung về cái trống trường em

    Một trong những hình ảnh huyền thoại của bất cứ ngôi trường nào là chiếc trống trường. Chiếc trống trường trang nghiêm nằm yên trên sảnh lớn nhà trường luôn là vẻ đẹp của ngôi trường – ngôi nhà thứ hai của hàng ngàn học sinh.


    B. Thân bài

    Tả bao quát cái trống: To hay bé, được làm bằng chất liệu gì, hình dáng ra sao?

    • Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ.
    • Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em.
    • Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.

    Tả chi tiết cái trống:

    • Hai mặt trống được thiết kế hoàn toàn giống nhau.
    • Thân trống được ghép từ những mảnh gỗ mỏng xếp khít lại với nhau. Giữa thân trống có hai đai lồi lên bao vòng quanh thân.
    • Hai đai này giúp cho những mảnh ghép này được cố định.
    • Thân trống được sơn màu, thường sẽ được sơn màu đỏ gạch sẫm hoặc nâu. Người bạn đời của trống chính là chiếc dùi trống.

    Tác dụng của trống: Cái trống trường thường được dùng trong những hoạt động gì ở trường em?

    • Chiếc trống có vai trò rất quan trọng trong nhà trường.
    • Nó được ví như chiếc đồng hồ báo thức của ngôi trường.
    • Với hàng trăm, hàng ngàn học sinh, việc lấy tiếng trống trường làm hiệu lệnh để giúp cho học sinh có kỉ cương nề nếp hơn, các giờ học cũng đảm bảo được đúng tiến trình.
    • Tiếng trống trường khai giảng năm học mới, tiếng trống trường bắt đầu giờ giải lao, tiếng trống trường cũng là hiệu lệnh giờ tan trường.
    • Nhờ có tiếng trống, hoạt động nhà trường mới được diễn ra một cách khoa học.

      C. Kết bài

      Chiếc trống trường là vậy. Bao nhiêu năm tháng qua đi vẫn chung thủy nằm trang nghiêm trên giá chờ đợi những đợt hè qua đi để năm học mới bắt đầu, bắt đầu làm công việc của mình.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • I. Mở bài: Giới thiệu cái trống trường em

      Không ai trong mỗi chúng ta lại không biết đến cái trống trường. Cái trống trường từ lâu đã trở thành một đồ vật gần gũi vô cùng với mỗi các bạn học sinh.


      II. Thân bài

      Tả bao quát:

      • Cái trống trường em là vật vô tri vô giác nhưng lúc nào em cũng cảm thấy nó thân quen đến lạ.
      • Ngày nào đi học là em lại nhìn thấy nó đã đứng sẵn nơi góc phòng cô Hiệu trưởng.
      • Em thường hay mỉm cười với nó và gật đầu chào nó.
      • Đến nay đã năm năm nay rồi. Thời gian ấy thật ngắn mà cũng thật dài.
      • Cái trống trông rất to, bụng trống cũng phình to như một lực sĩ.
      • Nhìn chú lúc nào cũng như đang rất no bụng nhưng bên trong lại rỗng.

      Tả chi tiết:

      • Hai mặt trống phẳng lì, nhẵn bóng.
      • Bên ngoài trống là vỏ trống được sơn một lớp sơn màu vàng óng để có thể giữ trống được lâu bền hơn với thời gian.
      • Lớp vỏ đó được ghép bởi những thanh gỗ nhỏ tạo thành hình bầu dục theo chiều của chiếc trống.
      • Một người bạn không thể thiếu với chiếc trống chính là cây dùi bằng gỗ.
      • Một đầu cây dùi làm tay cầm, một đầu kia được làm tròn xoe như quả chanh để khi đánh có lực tác động lên cái trống mới làm trống kêu to.
      • Dùi trống đặt trên lưng trống để không bị thất lạc.
      • Chúng như hai người bạn tốt luôn bên nhau, hỗ trợ cho nhau làm tốt nhiệm vụ của mình.

      Tả công dụng:

      • Hàng ngày, trống thúc dục cho chúng em vào lớp học bài, thúc dục chúng em thực hiện tốt công việc của mình.
      • Trống cũng báo hiệu cho chúng em ra chơi sau những tiết học căng thẳng.
      • Rồi trống lại báo hiệu một ngày học đã kết thúc.
      • Nhưng buồn hơn là tiếng trống vang lên kết thúc một năm học, chúng em lại phải xa thầy cô, xa bè bạn, xa lớp học để đi đến một ngôi trường mới với biết bao nhiêu điều lạ lẫm.
      • Dù có như vậy nhưng cái trống vẫn nằm đó chứng kiến biết bao nhiêu thế hệ học trò đến rồi lại đi trong sự cô đơn.

      III. Kết bài:

      Em sẽ nhớ cái trống trường em nhiều lắm. Mai này học tập ở một ngôi trường mới, sẽ có một cái trống mới nhưng em sẽ không thể nào quên được hình ảnh cái trống trường em trong năm học cuối cấp của bậc Tiểu học này.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy