Dàn ý bài văn tả cái trống trường em số 1
1) Mở bài
- Giới thiệu về cái trống em định tả: Cái trống đó là của trường em hay em đã quan sát được ở đâu? (cái trống của trường em).
- Ví dụ: "Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
2) Thân bài
a. Tả hình dáng cửa cái trống:
- Hình dáng của cái trống: tròn như cái chum.
- Mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn.
- Trống to ở giữa, khum lại ở hai đầu.
- Quanh lưng quấn ba vành đai to bằng con rắn cạp nong.
- Hai đầu bịt bằng da trâu, căng rất phẳng.
b. Âm thanh của tiếng trống:
- Tiếng trống Ồm Ồm giục giã khi báo hiệu vào lớp.
- Tiếng trống “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục.
- Tiếng trống xả một hồi dài báo hiệu hết giờ học, học sinh ra về.
c. Công dụng của cái trống:
- Báo ngày em tựu trường,
- Đến trường đúng giờ,
- Cầm càng cho các em tập thể dục,
- Báo hiệu giờ em được nghỉ.
3) Kết bài
- Tình cảm của em đối với cái trống.
- Trống là vật gần gũi thân quen với học sinh nói chung, với em nói riêng.
- Lên học các lớp trên, em vẫn không bao giờ quên được hình dáng đặc biệt, không bao giờ quên được những âm thanh của nó.