Top 10 Dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thuận Phong 828 0 Báo lỗi

Ngày nay, Đạo Phật ngày càng phổ biến trong đời sống tâm linh mọi người. Chúng ta hay đi chùa, hay lễ Phật, hay cầu xin Phật nhưng chưa hẳn đã hiểu rõ về cuộc ... xem thêm...

  1. Hơn 2.500 năm trước, các chư thiên đã tiên tri, "Trong mười hai năm nữa, một vị đại bồ tát sẽ được sinh ra, người sẽ trở thành một nhà cai trị vũ trụ hoặc một vị phật, và sẽ được gọi là Thích Ca Mâu Ni."


    Phật Giáo Đại thừa cho rằng sự xuất hiện của đức Phật là sự thành tựu từ tâm nguyện nung nấu ở quá khứ. Có nghĩa là sự có mặt của Phật là nhân duyên tu hành nhiều kiếp mà thành đạo. Trước khi hạ sinh cõi Ta bà này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni an trụ ở cung trời Đâu Suất, sống trong cảnh giới vô cùng an vui, thanh tịnh. Ở đây, Ngài có Hồng danh là Bồ tát Hộ Minh và Ngài thường giảng pháp giáo hóa chư Thiên. Ngài được tôn vinh là bậc Nhiếp Chính của Đức Phật Ca Diếp đời trước, sau khi Đức Phật Ca Diếp hạ sinh vào cõi Người, trong thời thọ mạng của con người còn kéo dài khoảng hai mươi nghìn năm.


    Đâu Suất là cõi Tịnh độ nơi Đức Phật tương lai, Phật Di Lặc, hiện là bậc Thiên chủ đang thuyết Pháp. Đó là một trong sáu cõi Dục giới của chư Thiên, cũng là nơi an trú của chư vị Bồ Tát chỉ còn phải tái sinh một lần cuối cùng trước khi thành tựu Phật quả. Sau một thời gian, Ngài quyết định từ bỏ ngôi vị Thiên chủ cũng như vai trò bậc Thầy thuyết Pháp tại cõi Thiên, trao lại ngôi vị và sứ mệnh này cho Bồ Tát Di Lặc. Đức Phật quyết định hạ thế để chỉ bài cho loài người giáo pháp giải thoát khỏi Bát khổ, tích lũy công đức nhờ thực hành Thập thiện, dạy cho chúng sinh biết trì giữ những giới căn bản để có thể chuyển hóa bản thân và hướng họ trở thành những Phật tử chân chính trên con đường Chính Pháp.

    Tiền thân của Đức Phật Thích Ca là Bồ-tát Hộ Minh – Thiên chủ cung trời Đâu Suất
    Tiền thân của Đức Phật Thích Ca là Bồ-tát Hộ Minh – Thiên chủ cung trời Đâu Suất
    Trước khi đản sinh xuống cõi nhân gian, Ngài đã quán sát rất kỹ các điều kiện cần thiết để đản sinh vào cõi nhân gian
    Trước khi đản sinh xuống cõi nhân gian, Ngài đã quán sát rất kỹ các điều kiện cần thiết để đản sinh vào cõi nhân gian

  2. Sau khi chọn được Nam Thiện Bội châu, Ngài quán sát đến quốc độ sẽ đản sinh. Trong Nam Thiện Bội châu thì quốc độ nào thích hợp để Ngài giáo hóa và truyền bá chân lý về sau? Trong kinh Phật Bản Hạnh Tập – quyển 6 – phẩm 4: Thác Sinh Cung Trời Đâu Suất (Phần 2) cho biết trước khi đản sinh, Bồ-tát có tham khảo ý kiến của một vị thiên tử tên là Kim Đoàn – đây là vị Thiên tử từ trước tới nay đã từng đến nhân gian. Thiên tử Kim Đoàn giới thiệu đến Bồ-tát rất nhiều quốc độ. Khi đó, Ngài đã xem xét từ địa hình, địa thế, nơi đóng biên cương, đất đai bằng phẳng hay gồ ghề, cây cối, hoa viên, vị trí của quốc độ đó, lãnh đạo nước đó có phẩm chất tốt đẹp không,… Sau khi quán sát kỹ càng Ngài chọn thành Ca Tỳ La Vệ là nơi đản sinh.


    Đức Phật sáng sinh dưới thân phận một con người để Ngài muốn dùng cuộc đời mình chứng tỏ Phật không phải là bậc quá cao siêu, chỉ dành cho một giai cấp nào đó. Phật là sự giác ngộ, là kết quả thành tựu qua quá trình tu học và tu trì. Hình ảnh đức Phật từ cõi trời Đâu Suất (còn gọi là Đao Lợi) giáng sinh xuống cõi trần và hóa thân làm thái tử, cũng như chúng sinh, ngài cũng phải chịu sự chi phối của luân hồi: Sinh - Lão - Bệnh -Tử.

    Qua ý thức, Ngài thức tỉnh, rồi tiến đến hành động là cắt đứt mọi ràng buộc,bằng cuộc sống khổ hạnh của bậc xuất gia, Ngài tu tầm Đạo Giải Thoát. Đức Phật Thích ca là vị Bồ Tát thực hành Bồ Tát Đạo qua vô số kiếp. Sự giáng trần của Ngài là thực hiện đại sự nhân duyên như trong kinh Pháp Hoa - phẩm Phương tiện giảng rằng Đức Phật ra đời để dạy cho chúng sanh nhận chân được Phật Tri Kiến của mình mà thoát ly sanh tử khổ đau.

    Khi hết tuổi thọ ở cõi trời Đâu Suất, Bồ-tát Hộ Minh – tiền thân của Đức Phật Thích Ca đã quán sát nhân gian, chọn cõi Nam Thiện Bội châu, thành Ca Tỳ La Vệ – phía Bắc Ấn Độ hiện nay là nơi hạ sinh
    Khi hết tuổi thọ ở cõi trời Đâu Suất, Bồ-tát Hộ Minh – tiền thân của Đức Phật Thích Ca đã quán sát nhân gian, chọn cõi Nam Thiện Bội châu, thành Ca Tỳ La Vệ – phía Bắc Ấn Độ hiện nay là nơi hạ sinh
    Thành Ca Tỳ La Vệ (nay thuộc Nepal – Ấn Độ) được chọn là nơi Phật đản sinh
    Thành Ca Tỳ La Vệ (nay thuộc Nepal – Ấn Độ) được chọn là nơi Phật đản sinh
  3. Hoàng hậu Ma - Da (mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa - tiền thân của Đức Phật) cùng Vua Tịnh Phạn đã 40 tuổi vẫn chưa có con, hoàng gia rất lo lắng và nôn nóng. Một đêm trong mùa Lễ Hội Cầu Mưa diễn ra hằng năm khoảng tháng 6 và tháng 7. Sau khi dâng cúng hương hoa trong cung điện, hoàng hậu ra bố thí cho dân nghèo, trở về cung an giấc, trong mơ, bà thấy rõ ràng một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, và từ trong luồng sáng xuất hiện một con voi trắng vô cùng thánh khiết với sáu chiếc ngà. Con voi bước đến gần rồi hòa tan vào cơ thể bà. Hoàng hậu Bà đem chiêm bao kể cho vua Tịnh Phạn nghe. Vua vội mời các thầy đến đoán mộng, và được giải rằng: "Hoàng hậu sẽ sinh một quý tử tài đức song toàn". Vua Tịnh Phạn vô cùng hân hoan.


    Voi trắng 6 ngà là tượng trưng cho sức mạnh, sự hùng dũng luôn hướng về phía trước, là biểu đạt hình tượng Bồ Tát thành tựu Lục Độ Ba la mật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) , là biểu tượng của vị Bồ tát với hạnh nguyện cứu đời.


    Đức Phật từ cõi trời Đâu Suất giáng sinh xuống cõi trần dưới sự quy hội của hằng hà sa số chư thiên vương, chư thiên trong rất nhiều thế giới đứng xung quanh bảo điện của ngài, đồng thanh cất lời thỉnh nguyện:
    “- Thời đã đến! Thời đã đến! Trong tam thiên đại thiên thế giới, chỉ có đại bồ-tát, thiên tử Đế Thích là chúng hữu tình duy nhất đã thực hành tròn đủ ba mươi pháp ba-la-mật. Nay vì sự lợi ích, sự an vui, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, chúng tôi thỉnh nguyện thiên tử hãy xuất trần giáng thế để thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề...”


    Voi trắng là biểu đạt hình tượng Bồ Tát thành tựu Lục Độ Ba la mật
    Voi trắng là biểu đạt hình tượng Bồ Tát thành tựu Lục Độ Ba la mật
    Voi cũng xuất hiện nhiều trong các câu chuyện Phật giáo biểu hiện cho sự may mắn
    Voi cũng xuất hiện nhiều trong các câu chuyện Phật giáo biểu hiện cho sự may mắn
  4. Theo tục lệ thời đó, hoàng hậu Ma Da sẽ di chuyển về nhà mẹ đẻ để sinh nở. Đó là một ngày trăng tròn theo lịch Ấn Độ. Khi dừng chân để nghỉ ngơi tại vườn Lâm Tỳ Ni, bà bất chợt trở dạ và thế là hoàng tử vương quốc Ca Tỳ La Vệ đã hạ sinh đến cõi trần một cách nhẹ nhàng. Tất Đạt Đa sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak, tương ứng với tháng năm thường lịch, năm 624 trước công nguyên dưới gốc cây Vô Ưu tại vườn Lâm Tỳ Ni, nước Nê-pan (Nepal) ngày nay.


    Một cơn mưa nhẹ sau đó đã gội rửa cho cả người mẹ và đứa trẻ. Cùng ngày đó, bảy sinh mệnh khác cũng được xuất sinh, lần lượt là cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La, con ngựa Kiền Trắc, người đánh xe ngựa Xa Nặc, con voi (người bạn thời thơ ấu của hoàng tử), và bảy kho báu vô chủ.


    Theo Kinh A-hàm - kệ Đản Sinh thuyết rằng Hoàng hậu Ma - da đứng mà sinh. Khi Thái tử giáng trần thì được 4 vị thuộc hàng chư thiên nâng đỡ, đặt Ngài trước hoàng hậu mà thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ, Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân”. Lúc đó, Ngài đứng vững trên hai chân, bỗng nhiên từ dưới đất mọc lên một đóa sen Thất Bảo lớn như bánh xe để Ngài đứng lên trên,mở mắt hướng về phía Đông, mặt hướng phía Bắc, nhìn bốn phương rồi khoan thai bước đi bảy bước, hoa sen nở đón mỗi bước chân. Tay phải Ngài chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất và ứng khẩu nói:"Thiên thượng, Thiên hạ duy ngã độc tôn Tam giới giai khổ - Ngã đương án chi” (Trên Trời và dưới trời chỉ có ta tôn quý; Ba cõi đầy khổ đau – Ta làm cho yên ổn) có nghĩa là trên trời, dưới thế tất cả chúng sinh ai ai cũng đều có chơn ngã là Phật tánh là Chơn Tâm mới thật, là duy nhất của ta.

    Vườn Lâm Tỳ Ni nơi Hoàng hậu Ma - da sinh ra thái tử Tất Đạt Đa
    Vườn Lâm Tỳ Ni nơi Hoàng hậu Ma - da sinh ra thái tử Tất Đạt Đa
    Vườn Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1997
    Vườn Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1997
  5. Ngay từ nhỏ, Tất Đạt Đa đã thể hiện khả năng vượt trội của Thái Tử gây, ấn tượng với các thầy dạy của mình và nhanh chóng học được nhiều môn học, bao gồm cả ngôn ngữ và toán học, trở nên thành thạo trong các môn thể thao như đấu vật và bắn cung. Thái tử thể hiện xuất sắc trong tất cả mọi thứ, vượt qua các đồng môn của mình, và thậm chí còn vượt xa những gì mà các giáo viên có thể dạy. Thái tử được nuôi dưỡng với tất cả những thứ xa xỉ nhất của hoàng gia.

    Khi tới tuổi 16, Đức vua Tịnh Phạn đã cưới vợ cho Thái tử Sĩ Đạt Ta để sau này kế thừa sự nghiệp thế gian, mong con mình sống trong cung vàng điện ngọc vợ đẹp con ngoan. Người vợ là công chúa Da Du Đà La, con vua Thiện Giác.


    Sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang và sung sướng, nhưng thái tử vẫn cảm thấy không tự do và thoải mái. Một ngày nọ, Thái tử cùng với người thân cận của mình tên là Sa Nặc, thực hiện một chuyến đi ra khỏi 4 cửa thành hoàng cung để thăm các cảnh thật bên ngoài. Ra khỏi cửa thành, đi về hướng Đông, thái tử và Sa Nặc gặp người già; đi về hướng Tây, hai người gặp người bệnh; đi về hướng Nam, gặp người chết; và đi về hướng Bắc, gặp vị Khất sĩ. Một trong bốn cảnh thật mà thái tử chứng kiến, cảnh thật thứ tư không những là đề tài thiền quán cho thái tử, mà còn tạo nguồn cảm hứng cho thái tử sau này trở thành vị ẩn sĩ không nhà, sống không gia đình và không bị ràng buộc bởi gia đình và con cái.


    Nhận thấy sự đau khổ của kiếp người là sinh già bệnh chết không có ngày cùng, Ngài muốn tìm một con đường giải thoát cho chúng ta, nên đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để sớm xuất gia tìm đạo.


    Thái tử Tất Đạt Đa cũng trải qua những hỉ nộ ái ố như bao nhiêu người bình thường khác trước khi Ngài quyết định đi tìm con đường chân lý
    Thái tử Tất Đạt Đa cũng trải qua những hỉ nộ ái ố như bao nhiêu người bình thường khác trước khi Ngài quyết định đi tìm con đường chân lý
    Hình ảnh tại 4 cửa thành tượng trưng cho 4 sự khổ đau của con người phải gánh chịu thôi thúc ý chí đi tìm con đường giải thoát của Tất Đạt Đa
    Hình ảnh tại 4 cửa thành tượng trưng cho 4 sự khổ đau của con người phải gánh chịu thôi thúc ý chí đi tìm con đường giải thoát của Tất Đạt Đa
  6. Ngày mùng 7 tháng 2, năm Thái tử được 29 tuổi, nhân lúc vợ con và quan binh trong Hoàng thành ngủ mê sau một buổi đại tiệc, Thái tử lệnh cho quan hầu cận Xa -Nặc thắng ngựa Kiền trắc để Thái tử rời khỏi Hoàng cung, đi vào núi rừng thanh vắng, tìm thầy học đạo tu hành. Con ngựa Kiền trắc chạy rất mau, ngay trong đêm, nó đưa Thái tử vượt Hoàng cung, đến một nơi cách Hoàng Thành rất xa.


    Thái tử tự mình cắt tóc, cởi bỏ gươm, rồi đưa ngựa Kiền trắc cho Xa - Nặc cởi trở về triều. Thái tử cởi áo Thái tử đổi áo cho một người thợ săn, sau đó đi nhanh vào núi.


    Đầu tiên, Ngài tu theo hai vị thiền sư nổi tiếng thời bấy giờ nhưng quả chứng không được giác ngộ hoàn toàn. Kế đến Ngài tu theo phương pháp khổ hạnh, có khi mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, hạt bắp và phơi mình giữa trời mưa nắng hoặc giá lạnh. Nhưng kết quả chỉ làm cho cơ thể suy kiệt, tinh thần không sáng suốt nên không tìm ra chân lý. Trải qua 6 năm tu khổ hạnh, Tất Đạt Đa xét thấy rằng việc tu khổ hạnh và cực đoan của họ đã làm chướng ngại cho việc chứng đạo. Người quyết định chọn cho mình lối tu không tham đắm dục lạc và không khổ hạnh ép xác, tức là hướng thực hành Trung Đạo với con đường Thánh có tám làn xe chạy: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ,, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định.

    Ngài từ bỏ ngai vàng, vợ con, cuộc sống xa hoa nơi cung điện để đi tìm con đường riêng cho sự giác ngộ
    Ngài từ bỏ ngai vàng, vợ con, cuộc sống xa hoa nơi cung điện để đi tìm con đường riêng cho sự giác ngộ
    Trải qua 6 năm tu khổ hạnh, Tất Đạt Đa xét thấy rằng việc tu khổ hạnh và cực đoan của họ đã làm chướng ngại cho việc chứng đạo
    Trải qua 6 năm tu khổ hạnh, Tất Đạt Đa xét thấy rằng việc tu khổ hạnh và cực đoan của họ đã làm chướng ngại cho việc chứng đạo
  7. Nhận thấy hành khổ hạnh không kết quả, Ngài đã thọ dụng bát cháo sữa của cô bé Su - da - ta, trở lại con đường trung đạo để tu hành. Sau khi dùng bát cháo sữa do nàng Su - Da -Ta cúng dường, nhận bó cỏ Kiết tường của người nông phu, đến Bồ Đề Đạo Tràng, Bồ tát Tất Đạt Đa kiên quyết ngồi thiền định dưới cội Bồ đề 49 ngày đêm cho tới khi thành chánh quả.


    Thái tử đã ngồi nhập định suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ đề. Phương pháp hành thiền đưa đến giác ngộ gồm bốn giai đoạn nhập định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền.


    Đêm thứ 49, canh đầu, Bồ Tát chứng Túc Mạng Minh, biết rõ nhân quả nhiều đời trước của Ngài; canh giữa, Ngài chứng Thiên Nhãn Minh, biết rõ nghiệp báo nhiều đời trước của chúng sanh; canh cuối, khi sao mai vừa mọc, Ngài chứng Lậu Tận Minh, giác ngộ viên mãn – phát hiện ra bốn sự thật: Khổ, Khổ tập, Khổ diệt, Con đường đưa đến khổ diệt. Cuối cùng, Bồ tát thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Đề Đạo Tràng.


    Trong hiệu của Ngài Thích Ca: nghĩa là phát khởi lòng từ bi, thương người bình đẳng, Mâu Ni: Nghĩa là tâm hồn luôn trong sáng và yên tĩnh và Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người luôn có lòng từ bi cứu người giúp vật, mà không thấy ai là kẻ thù nên an nhiên tự tại giải thoát.


    Ngài quán chiếu lại hai phương pháp đã hành trì: Tu mà còn hưởng thụ dục lạc thế gian giống như nấu cát mà muốn thành cơm thì không thể được. Tu mà khổ hạnh ép xác càng làm cho thân thể suy kiệt, không thể thành tựu đạo quả. Ngài tìm ra phương pháp trung đạo ăn uống vừa đủ để nuôi thân này mà dễ dàng buông xả mọi dính mắc ràng buộc.

    Sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc bồ đề, Ngài chính thức  thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Đề Đạo Tràng khi đó 35 tuổi
    Sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc bồ đề, Ngài chính thức thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Đề Đạo Tràng khi đó 35 tuổi
    Phương pháp hành thiền đưa đến giác ngộ gồm bốn giai đoạn nhập định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền
    Phương pháp hành thiền đưa đến giác ngộ gồm bốn giai đoạn nhập định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền
  8. Sau khi thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, đức Phật bắt đầu truyền đạo. Buổi thuyết pháp đầu tiên diễn ra tại vườn Lộc Uyển với 5 anh em Kiều Trần Như là bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia.

    Bài pháp đầu tiên đức Phật thuyết giảng là bài Tứ Diệu Đế tức là bốn chân lý sống trong cuộc đời. Trong 49 năm thuyết pháp, đức Phật đã hóa độ tất cả các hạng người, từ vua quan, quý tộc cho đến ngoại đạo, nô lệ, kỹ nữ, tướng cướp, những người thuộc giai cấp hạ tiện.v.v... với tinh thần bình đẳng không phân biệt.

    Những ai có đủ duyên tu, học, hiểu, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình một cách chánh niệm và tỉnh giác, thì họ có thể đem lại an lạc và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.


    Các đệ tử của đức Phật chủ yếu bao gồm hai Chúng: xuất gia và tại gia. Cả hai chúng này đều hỗ trợ với nhau như hình với bóng làm yếu tố then chốt để cùng nhau đem đạo Phật đi vào cuộc đời và giúp đời thêm vui bớt khổ.


    Hoằng dương chánh pháp trong 49 năm, tất cả những gì đức Phật dạy như nắm lá cây trong lòng bàn tay nhằm giúp con người nhận diện và chuyển hóa khổ đau, và giúp họ sống đời sống an vui và hạnh phúc ngay tại thế gian này.

    Lần thuyết pháp đầu tiên diễn ra tại Vườn Lộc Uyển, tại đây Đức Phật dạy bài pháp về Tứ Diệu Đế
    Lần thuyết pháp đầu tiên diễn ra tại Vườn Lộc Uyển, tại đây Đức Phật dạy bài pháp về Tứ Diệu Đế
    Đức Phật dành 49 đi thuyết pháp, khai hoá cho chúng sinh hiểu và tìm đến pháp của Ngài mong cầu sự giải thoát và giác ngộ
    Đức Phật dành 49 đi thuyết pháp, khai hoá cho chúng sinh hiểu và tìm đến pháp của Ngài mong cầu sự giải thoát và giác ngộ
  9. Đức Phật đi khắp nơi trong miền Bắc Ấn Độ thuyết pháp được 49 năm mới nhập Niết Bàn ở tuổi 80. Trong Hội Linh Sơn diễn ra trước đó, Đức Phật chọn Ma-Ha Ca-Diếp làm người kế vị cho Ngài điều khiển Giáo Hội. Đức Phật bảo Ma-Ha Ca-Diếp: “Ta có Chính Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay Ta giao phó cho ngươi. Người khéo gìn giữ Chính pháp này, truyền mãi đừng cho dứt, đến sau truyền lại cho A-Nan”.


    Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật khuyên dạy các đệ tử: “Hỡi các đệ tử! Các pháp hữu vi đều vô thường và biến đổi. Các vị hãy tinh tấn tu học và thực hành phật pháp nhiều hơn nữa, để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân. Đây là những lời giáo huấn tối hậu của Ta cho các người.” theo Kinh Đại Bát Niết Bàn.


    Khi phước duyên hoàn mãn, Đức Phật đã 80 tuổi. Ngài quyết định nhập Niết Bàn vào ngày rằm tháng hai âm lịch năm 544. Đức Phật nhập diệt tĩnh lặng, nằm nghiêng mình về hông phải, chân trái duỗi thẳng trên chân phải, đầu quay về hướng Bắc dưới hai cây song thọ tại rừng Sa La tại quận Câu Thi Na, Ấn Độ ngày nay.

    Đức Phật sau khi nhập niết bàn, thi thể được hoả táng. Sau đó xá lợi được chia làm 8 phần thờ ở 8 nơi nổi tiếng như sau: Câu-Thi-Na, Pa-Bà, Giá-La, La-Ma-Già, Ca-Tỳ-La-Vệ, Tỳ-Lưu-Đề, Tỳ-Xá-Ly, Ma- Kiệt- Đà.

    Ngài say mê thiền định và cuối cùng đã nhập Niết bàn. Vào lúc đó, có một trận động đất,
    Ngài say mê thiền định và cuối cùng đã nhập Niết bàn. Vào lúc đó, có một trận động đất, "mặt đất rung chuyển, các ngôi sao bắn từ các tầng trời, và trong mười phần tư của bầu trời có ngọn lửa bùng lên và âm nhạc của thiên nhạc."
    Câu Thi Na một trong 8 nơi hành hương nổi tiếng trên thế giới cho các tín đồ Phật Giáo
    Câu Thi Na một trong 8 nơi hành hương nổi tiếng trên thế giới cho các tín đồ Phật Giáo
  10. TA BÀ có nhiều nghĩa: Kham nhẫn, bứa bách, bất bình, bất mãn, khổ luỵ, bất như ý...Cuộc sống của con người hễ ai thường bị ở trong hoàn cảnh, môi trường phải kham nhẫn, bức bách, bất bình, bất mãn, khổ luỵ, bất như ý...thì ở nơi đó, ở chốn đó gọi là cõi Ta bà. Do nghĩa đó cõi Ta bà mà đức Thích Ca làm giáo chủ không ở phương Đông, phương Nam , phương Bắc hay phương Tây, như cõi Tịnh độ thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà làm giáo chủ. Và cũng do nghĩa đó, cõi Ta bà không có biên cương, không có ranh giới, không địa điểm, không xứ sở, không phương hướng như "của" chư Phật khác trong "mười phương"....!


    Kinh điển chánh thống Phật dạy cõi Ta bà có là do TÂM VỌNG của con người tạo lập kiến thiết ra. Người đệ tử Phật học Phật pháp phải hết sức để ý về tâm. Tâm với thân là hai mặt đối lập để tồn sinh, để hiện hữu một con người. Nhưng, tâm có tâm chân và tâm vọng. Do tâm VỌNG mà TƯỞNG ra có ba cảnh giới ảo : Một là SẮC GIỚI, hai là VÔ SẮC GIỚI và ba là DỤC GIỚI.


    Ngài là giáo chủ cõi để gần gũi với chúng sinh, Đức Phật thành đạo đã minh chứng cho chúng ta thấy rằng: mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Như ngài đã từng tuyên bố: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Bằng chứng cụ thể nhất là những đệ tự của ngài từ những dòng dõi quý tộc cho đến những người căn tính ám độn như ông Bàn Đặc, thấp hèn như Ưu Ba Li - thợ cắt tóc, tàn ác như Vô Não… dưới sự cảm hóa và hướng dẫn tu tập của đức Phật, họ đều được giác ngộ, giải thoát. Điều này chứng minh cho tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có khả năng giác ngộ, giải thoát như nhau, nếu hành trì, tu tập đúng với Chính pháp.

    Cõi Ta Bà – Thế giới quan Phật giáo không phải chỉ có một thế giới ta đang ở, mà nó gồm cả ba nghìn đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni
    Cõi Ta Bà – Thế giới quan Phật giáo không phải chỉ có một thế giới ta đang ở, mà nó gồm cả ba nghìn đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni
    Đức Phật - vị Thầy của chúng ta ở cõi Ta bà này
    Đức Phật - vị Thầy của chúng ta ở cõi Ta bà này




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy