Google +FacebookTwitterTumblrPinterestInstagramLinkedInFlickrEmailWhatsAppPrint

Top 10 Đệ tử xuất chúng nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thuận Phong 1107 0 Báo lỗi

Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Đặc biệt nhất có 10 ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputra – Sariputa) – Trí tuệ đệ nhất

    Ngài còn có tên là Upatissa, con của một gia đình Bà-la-môn danh vọng ở vùng Upatissa, gần Ràjagaha (Vương Xá). Tôn giả rất thông tuệ, học giỏi, rất được trọng vọng. Tôn giả có người bạn chí thân, sinh cùng ngày, là Tôn giả Moggallàna (Mục-kiền-liên). Cả hai cùng thọ học với vị thầy nổi danh là Sanjaya, và đều đạt được những thành quả cao vời, nhưng vẫn chưa được những thành quả cao vời, nhưng vẫn chưa thỏa mãn về các sở đắc của mình.


    Một hôm Sàriputta gặp Tôn giả Assaji (Át-bệ hay Mã Thắng, hoặc Thuyết Thị) thuộc nhóm Tôn giả Kodanna (Kiều-trần-như) đang đi khất thực, và được Tôn giả Assaji giảng pháp cho nghe. Tôn giả vô cùng sung sướng được gặp Phật pháp, vội đến gặp Tôn giả Moggallàna thuật lại sự việc và cả hai cùng đến đảnh lễ đức Phật (bấy giờ cả hai Tôn giả đắc Tu-đà-hoàn, sau khi nghe phần giáo lý Duyên khởi mà Tôn giả Assaji nói tóm tắt) xin gia nhập giáo đoàn.


    Bốn tuần lễ sau (có tài liệu ghi chỉ hai tuần sau), Tôn giả đắc A-la-hán. Tôn giả được đức Phật khen là vị đệ tử Trí tuệ đệ nhất (ngang bằng Thế Tôn về mặt hiểu rõ Pháp giới), được xem là Trưởng tử của đức Phật, là Tướng quân Chánh pháp. Chính Tôn giả đã thay đức Phật điều hành, sắp xếp, giảng dạy Tăng chúng. Tôn giả thường tiếp tục buổi giảng của đức Phật khi đức Phật cảm thấy mệt mỏi thân, Tôn giả cũng thường thuyết pháp cho cả hội chúng. Tôn giả hướng dẫn và độ cho nhiều vị đắc A-la-hán. Tôn giả luôn luôn tỏ ra trí tuệ, tận tụy, nhiệt tâm, và khiêm tốn, được đức Phật và chư Tăng ca ngợi, xứng đáng là người kế vị đức Phật. Khi đã già, Tôn giả xin phép đức Phật được về quê nhà độ cho mẹ và nhập Niết-bàn tại đấy, trước ngày Phật nhập diệt vài tháng.

    Xá Lợi Phất được ngưỡng mộ với Uy đức của một vị Thượng Thủ đầy trí tuệ, bản lĩnh đã khiến Chư Tăng nể phục
    Xá Lợi Phất được ngưỡng mộ với Uy đức của một vị Thượng Thủ đầy trí tuệ, bản lĩnh đã khiến Chư Tăng nể phục
    Mỗi khi Đức Thế Tôn giảng một bài Kinh, Tôn giả Xá Lợi Phất sẽ là người hệ thống hóa, đúc kết những tinh hoa rồi giải thích lại chi tiết, cụ thể cho những vị Tỳ kheo hoặc cư sĩ còn chưa hiểu
    Mỗi khi Đức Thế Tôn giảng một bài Kinh, Tôn giả Xá Lợi Phất sẽ là người hệ thống hóa, đúc kết những tinh hoa rồi giải thích lại chi tiết, cụ thể cho những vị Tỳ kheo hoặc cư sĩ còn chưa hiểu

  2. Top 2

    Tôn giả Mục Kiền Liên (Maha Moggallàna) - Thần thông đệ nhất

    Cũng giống như Tôn giả Xá Lợi Phất, Tôn giả Mục Kiền Liên xuất thân trong một gia đình Bà La Môn danh tiếng. Theo Tôn giả Xá Lợi Phất quy y cửa Phật, chỉ sau 7 ngày, Ngài đã đắc quả A La Hán dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định. Lúc này Đức Phật đang sống một mình ở trong rừng.


    Nếu Tôn giả Xá Lợi Phất được Phật xem là người có “Trí tuệ đệ nhất” thì Tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật khen ngợi, đại chúng công nhận là có “Thần thông đệ nhất”. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa, cứu độ cho mọi người. Nhiều tài liệu ghi rằng Tôn giả đã thi triển thần thông nhiều lần, quy phục rất nhiều ngoại đạo.


    Bên cạnh đó, Ngài cùng với Tôn giả Xá Lợi Phất điều hành, hướng dẫn Tăng chúng và độ cho nhiều người được chứng đắc thành quả. Tuy nhiên, sau đó Tôn giả Mục Kiền Liên bị phái Ni Kiền Tử hãm hại rồi mất. Đức Phật đã xác nhận ngay tại chỗ thọ nạn, Mục Kiền Liên đã gia nhập Niết Bàn.


    Theo truyền thuyết Phật giáo Bắc Tông, Mục-kiền-liên được cho là đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông qua đó biết mẹ mình đang lâm kiếp ngạ quỷ; ông hỏi Phật tổ về cách cứu mẹ.


    Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".


    Theo lời Phật, mẹ ngài được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

    Tôn giả Moggallàna được đức Phật khen là vị đệ tử Thần thông đệ nhất (ngang bằng Thế Tôn về mặt thần thông)
    Tôn giả Moggallàna được đức Phật khen là vị đệ tử Thần thông đệ nhất (ngang bằng Thế Tôn về mặt thần thông)
    Tranh vẽ Nhật Bản diễn tả lại câu chuyện Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ đnag chịu tội khổ
    Tranh vẽ Nhật Bản diễn tả lại câu chuyện Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ đnag chịu tội khổ
  3. Top 3

    Tôn giả A Nâu Đà La (Aniruddha – Anurauddha)- Thiên nhãn đệ nhất

    Tôn giả cùng quê và là con người cậu của đức Phật, được thọ hưởng giàu sang, quyền quý của gia đình. Xuất gia cùng lúc với các hoàng thích khác như Ananda... Tôn giả được Tôn giả Sàriputta hướng dẫn đề tài thiền quán, sau đó được đức Phật chỉ dạy thêm, Tôn giả đắc quả A-la-hán cùng với năng lực thần thông và trí tuệ vô ngại, được đức Phật khen là đệ tử Thiên nhãn đệ nhất.


    Tôn giả A Nâu Đà La được coi là một nhà tu hành rất thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ. Do đó, được mọi người vô cùng tôn trọng và kính ngưỡng. Tuy nhiên, Ngài lại có một tật nhỏ là thường hay ngủ gật mỗi khi nghe Phật thuyết pháp. Do đó, ông đã bị vài ba lần bị Phật quở trách. Kể từ đó, Ngài lập hạnh “không ngủ” mà chỉ ngồi mở to mắt của mình nhìn vào khoảng không, cũng không chớp mắt. Ngài cứ như vậy nhiều ngày cho đến khi hai mắt bị sưng phù rồi mù lòa. Sau đó, Đức Phật tự mình cầm tay chỉ dạy Tôn giả A Nâu Đà La may áo và phương pháp tu định để giúp mắt được sáng ra. Chính vì được thực hành một cách nghiêm túc và triệt để nên mắt sáng trở lại. Đồng thời, chứng được Thiên nhãn thông, dù là ở xa hay gần, bên trong hay bên ngoài, Ngài có thể nhìn thấu được hết.

    Sau đó, nhờ có sự chỉ dạy của Đức Phật, Ngài chứng đắc pháp thể nhập tánh thây viên dung, thấy được 3 cõi như một quả Amla được cầm trên tay. Vì thế được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.
    Lời nói của tôn giả A Na Luật đã đánh thức lương tâm của bọn cướp. Chúng liền vứt khí giới, bỏ lòng hung ác, bản chất thuần thiện hiện bày. Bọn họ sám hối sửa đổi, và lãnh thọ lời chỉ dạy của Tôn giả, đều phát nguyện quy y Phật, thay lòng đổi mặt để làm người tử tế. Ảnh minh họa
    Lời nói của tôn giả A Na Luật đã đánh thức lương tâm của bọn cướp. Chúng liền vứt khí giới, bỏ lòng hung ác, bản chất thuần thiện hiện bày. Bọn họ sám hối sửa đổi, và lãnh thọ lời chỉ dạy của Tôn giả, đều phát nguyện quy y Phật, thay lòng đổi mặt để làm người tử tế. Ảnh minh họa
    Tôn giả A Na Luật là con người đoan chính lại rất ý chí, nên đã không bị nữ sắc lung lạc, lại giữ ý chí đến như cực đoan, trong vấn đề ma ngủ đến mù cả hai mắt. Ảnh minh họa
    Tôn giả A Na Luật là con người đoan chính lại rất ý chí, nên đã không bị nữ sắc lung lạc, lại giữ ý chí đến như cực đoan, trong vấn đề ma ngủ đến mù cả hai mắt. Ảnh minh họa
  4. Top 4

    Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa-Mahakassapa) – Đầu Đà đệ nhất

    Tôn giả vốn tên là Pippali Mavana, sinh tại Mahatittha, gần Ràjagaha, gia đình Bà-la-môn rất giàu có, nổi danh. Do cha mẹ nài ép, Tôn giả kết hôn với một thiếu nữ xinh đẹp, nết hạnh. Hai người cùng giao ước sống với nhau như bạn, chờ cha mẹ mất sẽ xuất gia. Sau đó, cả hai đều sống đời Sa-môn không nhà, rồi trở thành đệ tử đức Phật. Được thọ giới Tỳ-kheo với Thế Tôn, Tôn giả trở về Ràjagaha và đắc A-la-hán tám ngày sau đó.


    Tôn giả tinh cần tu lập mười ba hạnh đầu đà, được Thế Tôn khen là đệ tử Đầu đà đệ nhất. Khi đức Phật nhập diệt, Tôn giả đang ở Uruvela, vội về đến Kusinagara, kịp châm lửa vào Kim quan của bậc Đạo sư, chứng kiến lễ hỏa táng (thiếu xá-lợi). Tôn giả kế thừa đức Phật, lãnh đạo Giáo hội, đứng ra tổ chức kỳ kiết tập thứ nhất, ghi lại những gì đức Phật đã dạy, làm cơ sở cho Tam Tạng giáo điển (Kinh, Luật, Luận). Rất lâu sau Tôn giả mới nhập diệt, khi tuổi đã quá già. Có truyền thuyết cho rằng Tôn giả còn nhập đại định tại một nơi nào đó ở Bodhi Gaya (hay ở núi Kê Túc thuộc Linh Thứu Sơn) chờ khi đức Phật Di Lặc ra đời.


    Với mục đích tịnh hóa tâm hồn nên lối sinh hoạt của hạnh đầu đà vô cùng đơn giản. Ngài thường sống một mình trong rừng dù tuổi tác đã lớn. Lối sống này rất thích hợp cho những người thích tu phạn hạnh như ngài.

    Mahakasyapa được gọi là
    Mahakasyapa được gọi là "cha của tăng đoàn
    Ma Ha Ca Diếp là người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh, nên được Phật và Thánh chúng tôn xưng là bậc “Đầu đà đệ nhất”
    Ma Ha Ca Diếp là người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh, nên được Phật và Thánh chúng tôn xưng là bậc “Đầu đà đệ nhất”
  5. Top 5

    Tôn giả Ananda (A-nan) - Đa Văn đệ nhất

    Tôn giả sinh ở Kapilavatthu, thuộc hoàng tộc dòng Sakya, anh em họ sinh cùng ngày với đức Phật nhưng nhỏ tuổi hơn nhiều. Xuất gia lúc Thế Tôn trở về thăm hoàng cung lần đầu tiên. Về sau Tôn giả được Thế Tôn chọn làm thị giả (lúc Thế Tôn năm mươi sáu tuổi thọ). Suốt hai mươi lăm năm Tôn giả tận tụy hầu hạ đức Phật. Chính nhờ Tôn giả cầu xin phụ thêm, đức Phật mới cho phép bà Mahapajapati (Ma-ha Ba-xà-ba-đề) thành lập Ni đoàn Tỳ-kheo. Tôn giả nổi danh là vị đệ tử Đa văn đệ nhất, tế nhị, nhu hòa thuyết pháp hay, thu hút người nghe.


    Ngài là vị tỳ kheo đệ nhất về 5 phương diện là: Đa văn, cảnh giác, sức khỏe đi bộ, lòng kiên trì, hầu hạ chu đáo. Khi Đức Phật 56 tuổi, thánh chúng đề nghị Ngài làm thị giả Đức Phật. Lúc này, Tôn giả A Nan chấp nhận với điều kiện Thế tôn từ chối 4 việc, chấp nhận 4 việc: Ngài từ chối: Không cho tôn giả y, phòng ở, đồ ăn, mời ăn riêng. Chấp thuận: Thế tôn cho phép nếu Tôn giả được thí chủ mời đi thọ trai. Trường hợp có người ở phương xa tới để xin ý kiến, Thế tôn sẽ cho phép khi A Nan giới thiệu. Ngoài ra, Thế tôn sẽ cho A Nan yết kiến khi Ngài gặp chuyện khó xử. Đồng thời, Thế Tôn giảng lại các giáo lý cho trong lúc A Nan không có mặt.


    Khi đức Phật nhập Đại Niết-bàn, Tôn giả chứng A-na-hàm (Tam thánh quả). Tôn giả bị Tôn giả Maha Kassapa phê phán nghiêm khắc về nhiều điều, và không được phép tham dự kỳ kiết tập vì Tôn giả chưa đắc quả A-la-hán. Tôn giả buồn bã vô cùng. Trong đêm trước ngày Kiết tập, Tôn giả nỗ lực phát triển thiền quán suốt đêm. Đến tảng sáng, khi Tôn giả chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế nằm, đầu chưa đặt đến gối thì Tôn giả bỗng chứng đắc A-la-hán. Được tham dự kỳ Kiết tập, tôn giả là vị đọc lại tất cả các Kinh đức Phật đã dạy mà Tôn giả đã nghe và ghi nhớ. Tiêu ngữ ở đầu mỗi Kinh mà ta luôn gặp: "Tôi nghe như vầy...", chính là lời của Tôn giả vậy.

    Ananda là em họ của Đức Phật trong lịch sử và cũng là thị giả của Ngài trong suốt phần sau của cuộc đời
    Ananda là em họ của Đức Phật trong lịch sử và cũng là thị giả của Ngài trong suốt phần sau của cuộc đời
    Ananda cũng được nhớ đến như một đệ tử đã đọc các bài giảng của Đức Phật từ trí nhớ tại Hội đồng Phật giáo đầu tiên , sau khi Đức Phật nhập diệt
    Ananda cũng được nhớ đến như một đệ tử đã đọc các bài giảng của Đức Phật từ trí nhớ tại Hội đồng Phật giáo đầu tiên , sau khi Đức Phật nhập diệt
  6. Top 6

    Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti) – Giải Không đệ nhất

    Tôn giả sinh tại Sàvatthi, em trai của Trưởng giả Cấp Cô Độc (Ànthapindika). Tôn giả chứng kiến sự việc người anh tận tụy thành tín, hiến dâng tinh xá Jetavana cho đức Phật và chư Tỳ-kheo mà phát tâm hoan hỷ đến đảnh lễ Thế Tốn, nghe Thế Tôn thuyết pháp, và liền xin xuất gia. Tôn giả nỗ lực thiền quán về lòng từ; sau đó đắc A-la-hán.


    Tôn giả Tu Bồ Đề là một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật, được mệnh danh là Giải Không đệ nhất. Kinh sách Đại thừa có kể lại, lúc Ngài mới sinh, trong gia đình đều hiện ra những triệu chứng “không”. Bởi lúc Tôn giả Tu Bồ Đề được sinh ra, mọi đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi… đều biến mất. Chỉ duy có mùi hương chiên đàn và hào quang soi sáng cả 3 cõi. Khi lần hỏi về điềm lạ này, thầy tướng có phán đây là điềm lành. Cũng chính vì điềm lạ mấy mà cha mẹ Ngài đặt tên Ngài là Tu Bồ Đề, có nghĩa là Không Sanh. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa là Thiện Hiện (hiện điềm tốt), Thiện Cát (tốt lành).


    Tôn giả hành thiền cả khi đang đi khất thực, mở rộng lòng từ ái đối với mọi người. Đức Thế Tôn khen Tôn giả là đệ tử Thanh tịnh và vô tránh đệ nhất. Tài liệu kể rằng một lần vua Bimbisara hứa tặng Tôn giả một lều trú, nhưng rồi vua quên mất; Tôn giả vẫn tọa thiền ngoài trời. Từ đó trời không mưa, đe dọa hạn hán. Vua tìm hiểu sự việc, chợt nhớ đến lời hứa của mình, vội sai làm lều trú cho Tôn giả. Khi Tôn giả vào lều tọa thiền thì bên ngoài trời bắt đầu đổ mưa, dân chúng rất vui mừng.

    Tôn giả Tu Bồ Đề được xem là vị chứng tính không đệ nhất trong thập đại đệ tử của Đức Phật
    Tôn giả Tu Bồ Đề được xem là vị chứng tính không đệ nhất trong thập đại đệ tử của Đức Phật
    Năng lực chứng tính Không của tôn giả Tu Bồ Đề rất mạnh bởi vì ngay từ khi còn trong thai mẹ, khi còn bé, trưởng thành và ngay cả khi gia nhập vào tăng đoàn
    Năng lực chứng tính Không của tôn giả Tu Bồ Đề rất mạnh bởi vì ngay từ khi còn trong thai mẹ, khi còn bé, trưởng thành và ngay cả khi gia nhập vào tăng đoàn
  7. Top 7

    Tôn giả Ca Chiên Diên (Katyayana – Kaccayana, Kaccana) – Luận Nghị đệ nhất

    Ca Chiên Diên là con của một vị quốc sư của nước A Bàn Đề (Avanti) thuộc miền Nam nước Ấn Độ. Tên của Ngài là Na La Đà còn Ca Chiên Diên là họ của Ngài. Nhớ lời khuyên của cha, nên sau khi Ðức Phật đến Lộc Uyển chuyển pháp luân, Ca Chiên Diên đI tìm Phật cầu sư học đạo. Tôn giả, cùng bảy người khác, nghe đức Phật thuyết pháp và tất cả đều đắc A-la-hán; liền đó xin thọ Tỳ-kheo, gia nhập Giáo đoàn.


    Trong hàng đệ tử của Phật, có hai nhân vật biện luận tài tình đó là Ngài Phú Lâu Na và Ngài Ca Chiên Diên, nhưng khi thuyết pháp Phú Lâu Na thiên về số đông còn Ca Chiên Diên lại thích lý luận với từng người một. Tôn giả là Tỳ-kheo giỏi về phân tích pháp lý, được đức Phật khen là vị đệ tử Luận nghĩa đệ nhất.


    Có lần, Vua nước Ma Thâu có thỉnh cầu được nghe đức Phật thuyết pháp, đức Phật ủy nhiệm Tôn giả đến với vua, vua được nghe pháp khởi lòng tin và xin quy y Tam Bảo. Với tài luận nghị Ngài đã thao thao thuyết phục vua Ma thâu, một cách biện chứng, lôgic, bởi thế nhà vua đã thể hội giáo pháp bình đẳng của Phật, qua lần gặp Ca Chiên Diên nhà vua cũng thừa nhận Ngài là bậc biện luận đại tài, và yêu cầu được giới thiệu để quy y Phật.


    Khi nhắc đến vị đại đệ tử này, chúng ta sẽ phải nhắc đến cái biệt tài sử dụng lời nói đơn giản đế khiến những người vấn nạn Ngài đều phải nể phục. Suốt cả cuộc đời hành hóa của mình, nhờ biệt tài nghị luận xảo diệu, Tôn giả Ca Chiên Diên đã cảm hóa được nhiều người. Khiến cho họ tỉnh ngộ để trở về với Tam bảo và sống một cuộc sống thanh thản, yên vui.


    Ngài Ca Chiên Diên rất giỏi biện luận, khi gặp một vị Bà-la-môn, dẫu quyền uy tới đâu đến vấn nạn ngài, ngài chỉ cần dùng một vài câu ngắn gọn và đơn giản, thế là vị Bà-la-môn nọ cuối cùng cũng phải vui vẻ mà thuần phục
    Ngài Ca Chiên Diên rất giỏi biện luận, khi gặp một vị Bà-la-môn, dẫu quyền uy tới đâu đến vấn nạn ngài, ngài chỉ cần dùng một vài câu ngắn gọn và đơn giản, thế là vị Bà-la-môn nọ cuối cùng cũng phải vui vẻ mà thuần phục
    Những cuộc tranh biện hết sức ly kỳ của Tôn giả Ca Chiên Chiên vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay. Ảnh minh họa
    Những cuộc tranh biện hết sức ly kỳ của Tôn giả Ca Chiên Chiên vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay. Ảnh minh họa
  8. Top 8

    Tôn giả Phú Lâu Na (Purna – Punna) -Thuyết pháp đệ nhất

    Tôn giả sinh tại Donavatthu, gần Kapilavatthu, trong một gia đình Bà-la-môn. Tôn giả sanh ra trong gia đình Bà la môn giàu sang ở gần thành Ca tỳ la vệ. Khuôn mặt tròn, đôi mắt từ ái. Dù cha mẹ rất mực thương yêu, nhưng lòng mến đạo lại sâu nặng hơn, nên Ngài cắt ái ly gia, quy y với đức Thế Tôn, nguyện suốt đời đem ngọn đèn chánh pháp soi sáng khắp nơi, dù xóm làng xa xôi hay mọi miền núi sông cách trở. Với lòng tin sâu Phật pháp, tài biện luận tuyệt vời và hùng khí ngất trời, sau khi đắc quả A la hán, Ngài bắt đầu lên đường thuyết giáo.


    Tôn giả xuất gia khi còn trẻ, nỗ lực tu tập và đắc A-la-hán. Tôn giả có biệt tài thuyết pháp, hướng dẫn cho năm trăm người trong gia tộc xuất gia, tu tập và đắc A-la-hán. Đức Phật khen Tôn giả là đệ tử Thuyết giảng đệ nhất. Phú Lâu Na chỉ là tên gọi tắt của từ “Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử”. Sở dĩ Tôn giả Phú Lâu Na có cái tên dài như vậy cũng chính là biểu hiện cho thuyết pháp trường mãn vô cùng của ngài. Nếu dịch sang tiếng Trung Hoa, tên của Ngài được dịch thành “Mãn Từ Tử”.


    Biệt tài ngôn luận của Tôn giả Phú Lâu Na thường được Đức Phật khen ngợi trước các Phật tử khác. Theo Người, Tôn giả Phú Lâu Na thường thâm nhập biển Phật pháp hay làm lợi ích cho mọi người cùng tu đạo. Trừ Đức Phật, không ai có thể biện bác ngôn luận được với ông.


    Phú Lâu Na đã thâm nhập biển pháp mênh mông của Như Lai, có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng bạn cùng tu học; có thể nói rằng, trong pháp hội, trừ Như Lai ra, không ai có thể so sánh được với Phú Lâu Na về biện tài ngôn luận xảo diệu
    Phú Lâu Na đã thâm nhập biển pháp mênh mông của Như Lai, có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng bạn cùng tu học; có thể nói rằng, trong pháp hội, trừ Như Lai ra, không ai có thể so sánh được với Phú Lâu Na về biện tài ngôn luận xảo diệu
    Một lần nọ, trong một buổi pháp thoại, đức Phật đã thuật rất nhiều chuyện về những nhân duyên của nhiều tiền kiếp xa xưa. Những câu chuyện này đã làm cho Phú Lâu Na vô cùng xúc động. Tôn giả liền đứng dậy, sửa áo lại cho ngay ngắn, đến trước Phật, đảnh lễ, rồi với tâm lòng đầy thành kính, tôn giả đứng yên lặng chiêm ngưỡng từ nhan của Phật
    Một lần nọ, trong một buổi pháp thoại, đức Phật đã thuật rất nhiều chuyện về những nhân duyên của nhiều tiền kiếp xa xưa. Những câu chuyện này đã làm cho Phú Lâu Na vô cùng xúc động. Tôn giả liền đứng dậy, sửa áo lại cho ngay ngắn, đến trước Phật, đảnh lễ, rồi với tâm lòng đầy thành kính, tôn giả đứng yên lặng chiêm ngưỡng từ nhan của Phật
  9. Top 9

    Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) – Trì giới đệ nhất

    Xuất thân từ giai cấp nô lệ Thủ Đà La, Tôn giả Ưu Ba Ly là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật từng làm nghề thợ cạo tóc hầu hạ trong vương cung. Một ngày Đức Phật về thăm Ca Tỳ La, chấp thuận cho các vương tử xuất gia. Ưu Ba Ly vô cùng tủi hổ cho số phận của mình, vừa không được sinh ra trong một gia đình danh giá, giờ muốn rời xa nhân thế để đi tu cũng không được phép. Thấy vậy, Đức Phật đã chấp thuận cho Ưu Ba Ly được xuất gia, thu nhập vào tăng đoàn. Từ đó, Ngài là người đầu tiên của giai cấp nô lệ được xuất gia tu hành.


    Sau một thời gian ngắn, Tôn giả Ưu Ba Ly chứng quả A La Hán và được Đức Phật cho là đệ nhất Trì giới. Ngài được đảm nhiệm việc giao và xử lý tuyên luật.


    Có thể nói Tôn giả là một trong những vị đầu tiên mở rộng phong trào truyền bá Phật giáo ra các vùng xa xôi, qua đường biển theo các thương nhân. Người ta kể rằng Tôn giả thích sống độc cư ở các sườn núi ven biển; có lần Tôn giả đã dùng thần thông cứu người anh ruột và cả đoàn người trên một chiếc thuyền khỏi đắm. Tôn giả mất tại quê nhà, giáo hóa hơn một nghìn nam nữ cư sĩ.

    Upali là một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp, người đã gặp Đức Phật khi Ngài được kêu gọi cắt tóc cho Đức Phật. Ngài đến gặp Đức Phật để xin được xuất gia cùng với một nhóm thân tộc cao tăng của Đức Phật
    Upali là một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp, người đã gặp Đức Phật khi Ngài được kêu gọi cắt tóc cho Đức Phật. Ngài đến gặp Đức Phật để xin được xuất gia cùng với một nhóm thân tộc cao tăng của Đức Phật
    Tượng Đại thánh tăng Upali (Ưu Bà Ly) tại chùa Nam Tông ở quận Bình Tân
    Tượng Đại thánh tăng Upali (Ưu Bà Ly) tại chùa Nam Tông ở quận Bình Tân
  10. Top 10

    Tôn giả La Hầu La (Rahula) – Mật hạnh đệ nhất

    Khác với Tôn giả Ưu Ba Ly, Tôn giả La Hầu La lại xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Tôn giả Rāhula sinh ra và lớn lên tại kinh đô Kapilavatthu của tộc Sākya thuộc vương quốc Kosala, trên vùng biên giới Nepal và Bắc Ấn; là cháu nội của của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng dõi Gotama và hoàng hậu Mahāmāyā (Ma Da). Tôn giả là đứa con trai duy nhất của thái tử Siddhattha (Tất-đạt-đa) và công chúa Yasodharā (Da-du-đà-la).. Trong lần đầu tiên về thăm quê, Đức Phật tìm cách đưa La Hầu La đi xuất gia, sau đó giao cho Xá Lợi Phất dạy bảo.


    La Hầu La xuất gia năm lên 7 tuổi, từ vị Sa di nhỏ tuổi nhất trải qua 13 năm thực tập lời Phật dạy đến năm 20 tuổi cầu thọ Cụ túc giới. Ở lứa tuổi ấy, những phẩm hạnh đáng kính của Tôn giả Rahula được Đức Phật tán thán: “Trong các vị đệ tử Tỳ-kheo của Ta ưa thích học tập, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Rahula”.


    Chính nhờ Đức Phật và Xá Lợi Phất từ mẫn giáo hóa, dòng máu vương giả trong bản thân La Hầu La ngày càng bị nhạt phai. Tính tình cũng trở nên ôn hòa nhu thuận. Trong cả quá trình tu hành, Ngài nghiêm trì giới luật, tinh tấn đạo tâm, quyết luyện mật hạnh. Sau một thời gian chăm chú tu hạnh, đồng thời luôn học theo câu nói đơn giản của Đức Phật nên Ngài đã chứng được tận cùng của Mật hạnh. Được Phật khen là Mật hạnh đệ nhất.

    Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay
    Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay
    Trong “Đại kinh Giáo Giới Rāhula” (M.i,62), Đức Thế Tôn nhân buổi đi khất thực tại Sāvatthi (Xá-vệ) cùng Tôn giả Rāhula (khi ấy đã được 18 tuổi), đã dạy Rāhula đối với Năm uẩn, Bốn đại… “Phải quán sát như thật với chánh trí tuệ: cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta” [10]. Tôn giả quyết tâm nỗ lực tu tập, thực hành các thiện pháp ngõ hầu thăng tiến trên con đường tâm linh
    Trong “Đại kinh Giáo Giới Rāhula” (M.i,62), Đức Thế Tôn nhân buổi đi khất thực tại Sāvatthi (Xá-vệ) cùng Tôn giả Rāhula (khi ấy đã được 18 tuổi), đã dạy Rāhula đối với Năm uẩn, Bốn đại… “Phải quán sát như thật với chánh trí tuệ: cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta” [10]. Tôn giả quyết tâm nỗ lực tu tập, thực hành các thiện pháp ngõ hầu thăng tiến trên con đường tâm linh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy