Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti) – Giải Không đệ nhất
Tôn giả sinh tại Sàvatthi, em trai của Trưởng giả Cấp Cô Độc (Ànthapindika). Tôn giả chứng kiến sự việc người anh tận tụy thành tín, hiến dâng tinh xá Jetavana cho đức Phật và chư Tỳ-kheo mà phát tâm hoan hỷ đến đảnh lễ Thế Tốn, nghe Thế Tôn thuyết pháp, và liền xin xuất gia. Tôn giả nỗ lực thiền quán về lòng từ; sau đó đắc A-la-hán.
Tôn giả Tu Bồ Đề là một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật, được mệnh danh là Giải Không đệ nhất. Kinh sách Đại thừa có kể lại, lúc Ngài mới sinh, trong gia đình đều hiện ra những triệu chứng “không”. Bởi lúc Tôn giả Tu Bồ Đề được sinh ra, mọi đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi… đều biến mất. Chỉ duy có mùi hương chiên đàn và hào quang soi sáng cả 3 cõi. Khi lần hỏi về điềm lạ này, thầy tướng có phán đây là điềm lành. Cũng chính vì điềm lạ mấy mà cha mẹ Ngài đặt tên Ngài là Tu Bồ Đề, có nghĩa là Không Sanh. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa là Thiện Hiện (hiện điềm tốt), Thiện Cát (tốt lành).
Tôn giả hành thiền cả khi đang đi khất thực, mở rộng lòng từ ái đối với mọi người. Đức Thế Tôn khen Tôn giả là đệ tử Thanh tịnh và vô tránh đệ nhất. Tài liệu kể rằng một lần vua Bimbisara hứa tặng Tôn giả một lều trú, nhưng rồi vua quên mất; Tôn giả vẫn tọa thiền ngoài trời. Từ đó trời không mưa, đe dọa hạn hán. Vua tìm hiểu sự việc, chợt nhớ đến lời hứa của mình, vội sai làm lều trú cho Tôn giả. Khi Tôn giả vào lều tọa thiền thì bên ngoài trời bắt đầu đổ mưa, dân chúng rất vui mừng.