Top 13 Lời dạy hay và ý nghĩa nhất của Đức Phật về cuộc sống

  1. Top 1 "Khi bắt đầu làm đừng cầu mong dễ thành công, vì việc dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo"
  2. Top 2 "Chinh phục ngàn người trên chiến trường không bằng thu phục chính mình"
  3. Top 3 "Khi bắt đầu một công việc, hãy làm nó bằng cả trái tim"
  4. Top 4 "Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
  5. Top 5 "Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ"
  6. Top 6 "Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não"
  7. Top 7 "Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ"
  8. Top 8 "Ở đời đừng cầu không hoạn nạn vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy"
  9. Top 9 "Đừng mưu cầu không khúc mắc vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo"
  10. Top 10 “Tự dũng mãnh thắp đuốc lên mà đi”
  11. Top 11 "Tự ta là chỗ nương tựa cho ta, không còn ai khác có thể làm nơi nương tựa?"
  12. Top 12 "Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây"
  13. Top 13 "Hạnh phúc hay đau khổ đều do chính bản thân mình quyết định"

Top 13 Lời dạy hay và ý nghĩa nhất của Đức Phật về cuộc sống

Thuận Phong 1004 0 Báo lỗi

Đức Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế, những bài học về làm người. Vậy, nếu các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp ... xem thêm...

  1. Lời Phật dạy hay và ý nghĩa: thành công dễ dàng thường sẽ khiến người tham gia không biết quý trọng tất sinh kiêu ngạo. Kiêu ngạo, háo thắng ắt hỏng việc lớn. Vì vậy, ngay khi bắt đầu công việc đừng mong thành công dễ dàng mà hãy cố gắng 100% khả năng, nhiệt huyết và tâm trí vào. Bạn đã nỗ lực toàn bộ tâm trí chưa cần quan tâm đến kết quả bạn cũng đã chiến thắng bản thân mình rồi.


    Đức Phật dạy rằng: cuộc sống có trải qua gian truân, thử thách giúp con người trưởng thành, bản lĩnh thì thành công mới đến được. Trải qua khó khăn, gian nan thử thách thì khi giành được thắng lợi mới cảm nhận được vinh quang, hiển hách.

    Lòng kiêu ngạo sẽ giết chết sự thành công của bạn
    Lòng kiêu ngạo sẽ giết chết sự thành công của bạn
    Đừng mong cầu việc gì quá dễ dàng
    Đừng mong cầu việc gì quá dễ dàng

  2. Bạn có thể chinh phục được hàng nghìn người bằng sức mạnh mà không thể chinh phục, chế ngự bản thân thì bạn chẳng thể thành công nổi. Người làm chủ được bản thân thì dù trong bất cứ việc gì thắng cũng không kiêu căng, bại không nản chí. Chinh phục bản thân mình cần có thời gian tu tâm rèn tính, như lời đức Phật dạy cần lấy chữ tâm đức lên hàng đầu thì trong cuộc sống luôn luôn có được hạnh phúc, an lạc.

    Biết được chính mình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời
    Biết được chính mình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời
    Ta thật sự hạnh phúc khi chính ta đang là, ta làm việc gì biết việc đó mà không cần toan tính nghĩ suy, vì trước khi làm việc gì ta đã nghĩ đến hậu quả của nó
    Ta thật sự hạnh phúc khi chính ta đang là, ta làm việc gì biết việc đó mà không cần toan tính nghĩ suy, vì trước khi làm việc gì ta đã nghĩ đến hậu quả của nó
  3. Mọi việc xuất phát từ tâm đều sẽ mang đến nhiều trái ngọt nhất. Một người cố gắng làm tốt việc họ đã chọn lựa mà không màng tới lợi ích của bản thân thì điều nhận lại cũng bằng giá trị mà họ đã cho đi. Hay như cha ông ta từng răn dạy rằng: gieo nhân nào gặt quả đó. Khi ta cho đi nhân tốt gieo trồng thì chắc chắn sẽ nhận lại được trái ngọt. Bạn gieo một hạt chanh thì quả bạn nhận sẽ là quả chua chứ không thể là trái táo được.


    Vì vậy, cố gắng gieo nhân tốt để nhận quả tốt. Những người ích kỉ, tính toán sẽ nhận lại sự toán tính, nghi ngờ mà thôi. Chắc chắn rằng người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng khi làm việc bằng sự nhiệt huyết, đam mê.

    Hiểu thấu những Lời Phật dạy về chữ Tâm ắt hưởng phúc lành
    Hiểu thấu những Lời Phật dạy về chữ Tâm ắt hưởng phúc lành
    “Nhất thiết duy tân tạo” – mọi việc đều từ tâm mà ra
    “Nhất thiết duy tân tạo” – mọi việc đều từ tâm mà ra
  4. Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận.


    Người ta thường nói: “Giận quá mất khôn”. Điều đó rất đúng, bởi mọi sự nóng giận đều dẫn đến những chuyện tiêu cực. Có thể bạn sẽ đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm ta vừa ý. Lúc đó, ta làm tổn thương người ấy để bây giờ hai người đánh mất một mối quan hệ mãi mãi.

    Nuôi tức giận giống như uống thuốc độc mà trông chờ người khác chết
    Nuôi tức giận giống như uống thuốc độc mà trông chờ người khác chết
    Không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối?
    Không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối?
  5. Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua.


    Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Để làm được điều đó, mỗi người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới. Hiểu chính mình sẽ quản lý được việc làm, cảm xúc của bản thân một cách tốt nhất.

    Bạn đã bao giờ tự hỏi mình rằng mình đã thực sự hiểu mình?
    Bạn đã bao giờ tự hỏi mình rằng mình đã thực sự hiểu mình?
    Đức Phật dạy rằng việc “Quán chiếu tự thân” là khởi đầu cho một hành động đạo đức.
    Đức Phật dạy rằng việc “Quán chiếu tự thân” là khởi đầu cho một hành động đạo đức.
  6. Nóng giận sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy kể cả trong cuộc sống, công việc, tình yêu. Bớt nóng giận thì tâm mới an yên, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió, mối quan hệ xung quanh cũng được cải thiện nhiều bạn ít kẻ thù hơn. Tất nhiên, phiền não là tâm mà ra, kiểm soát được cái tâm của bạn thì phiền não cũng theo đó mà tiêu tan. Khi bạn luyến ái, ham muốn dục vọng mãnh liệt chừng nào thì khó có hạnh phúc chừng ấy.

    Biết dằn cơn giận đang lúc nổi lên, giống như người lái xe biết xe đang chạy quá mau thì bớt tốc độ lại. Như vậy mới là người lái xe giỏi
    Biết dằn cơn giận đang lúc nổi lên, giống như người lái xe biết xe đang chạy quá mau thì bớt tốc độ lại. Như vậy mới là người lái xe giỏi
    Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”
    Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”
  7. Điều này không chỉ đúng đối với lời Phật dạy mà còn đúng đối với khoa học. Ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ hút về mình những điều như thế ấy. Bạn suy nghĩ tốt đẹp và tích cực thì cuộc sống, tương lai của bạn sẽ vận hành theo hướng như vậy. Vì vậy, mọi chuyện trong cuộc sống, dù tốt hay xấu đều hình thành bởi suy nghĩ và ý thức của chúng ta. Nếu ta suy nghĩ tiêu cực, những chuyện xấu sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nếu bản thân tích cực, cuộc sống sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp.

    Mọi sự thiện ác lành dữ đều từ Tâm biểu hiện ra ngoài
    Mọi sự thiện ác lành dữ đều từ Tâm biểu hiện ra ngoài
    Tâm sinh tướng, nếu tâm trí tốt sẽ tạo ra được phước lành, nghiệp lành, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, giản đơn và luôn luôn hạnh phúc
    Tâm sinh tướng, nếu tâm trí tốt sẽ tạo ra được phước lành, nghiệp lành, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, giản đơn và luôn luôn hạnh phúc
  8. Đức Phật dạy rằng: phàm những việc thành công đến dễ dàng thì người ta thường kiêu căng, tự phụ. Còn những việc phải nỗ lực mới có thể thành công giúp ta rèn luyện bản thân, trưởng thành trong từng giai đoạn. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta luyện bản thân trở nên bản lĩnh, không còn kiêu căng, lòng tham cũng giảm bớt, sân si hận đi nhẹ nhàng.


    Chính vì vậy, thay vì mưu cầu không gặp khó khăn hoạn nạn ta nên sống bình tâm trước mọi khó khăn trong cuộc sống. Làm được như vậy chưa màng tới kết quả nhưng ta đã chiến thắng chính bản thân ta rồi.

    Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy
    Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy
    Cuộc đời con người có nhân – quả, cái chính là nhân quả đến sớm hay muộn trong cuộc đời mà thôi
    Cuộc đời con người có nhân – quả, cái chính là nhân quả đến sớm hay muộn trong cuộc đời mà thôi
  9. Tâm tính con người được chuyển đổi qua từng tính chất sự việc. Gặp chuyện tốt sẽ vui vẻ, hồ hơi, nhưng khi gặp nghịch cảnh thường buồn đau, bi lụy. Tồi tệ hơn sẽ nói những lời độc địa, tức tối, cay nghiệt với người khác để trút giận cho bản thân.


    Bản thân mỗi chúng ta cần rèn giũa tâm tính sao cho mọi sự việc vui buồn đều luôn giữ được “cái đầu lạnh” để suy xét mọi việc cho thấu đáo. Thay vì dùng lời nói và hành động để trút giận lên người khác, ta bình tâm suy xét tìm phương án tốt nhất cho cả hai bên. Như vậy, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và bản thân mỗi chúng ta cũng được rèn cái tôi bản lĩnh.

    Lời phật dạy về chữ Tâm giúp chúng ta thức tỉnh cuộc đời: bạn gieo một tâm tốt đẹp, chắc chắn bạn sẽ nhận trái ngọt, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đơn giản, bình dị nhưng không kém hạnh phúc
    Lời phật dạy về chữ Tâm giúp chúng ta thức tỉnh cuộc đời: bạn gieo một tâm tốt đẹp, chắc chắn bạn sẽ nhận trái ngọt, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đơn giản, bình dị nhưng không kém hạnh phúc
    Chỉ khi con người ta chịu sự khổ đau, dằn vặt, vấp ngã cuộc đời thì mới tỉnh ngộ, giác ngộ tâm theo hướng thiện lành
    Chỉ khi con người ta chịu sự khổ đau, dằn vặt, vấp ngã cuộc đời thì mới tỉnh ngộ, giác ngộ tâm theo hướng thiện lành
  10. Đạo Phật là “con đường”. Chúng ta đi theo con đường của Như Lai thì phải hành theo hạnh Như Lai. Thao thức đem giáo pháp vào đời là tâm nguyện của bất cứ ai dấn thân theo con đường mà Đức Phật đã khai mở. Muốn thực hiện tâm nguyện đó, chúng ta phải có có đủ ba đức tính cốt lõi của Đạo là “Bi, Trí, Dũng”.


    Tất cả chúng ta đều hiểu Đạo Phật là Đạo của Từ bi, của Trí tuệ, của Dũng mãnh; nên người ta vẫn thường nói Đạo Phật là “Đạo Từ Bi”, lấy câu “Duy tuệ thị nghiệp” làm phương châm, đưa vào huấn dụ “Tự dũng mãnh thắp đuốc lên mà đi” làm nền tảng, trong quá trình tu tập và hoằng dương chánh pháp!

    Đức Phật dạy: “Tự dũng mãnh thắp đuốc lên mà đi”
    Đức Phật dạy: “Tự dũng mãnh thắp đuốc lên mà đi”
    Phật giáo cho rằng, tu là một tiến trình thay đổi và chuyển hóa; có thể làm thay đổi điều chưa tốt thành tốt, chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc.
    Phật giáo cho rằng, tu là một tiến trình thay đổi và chuyển hóa; có thể làm thay đổi điều chưa tốt thành tốt, chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc.
  11. Ngài khuyên các môn đệ hãy "nương tựa nơi chính mình," không bao giờ nên tìm nơi nương tựa hay sự giúp đở của bất cứ người nào khác. Ngài giảng dạy, khuyến khích mỗi người tự mở mang và tìm sự giải thoát cho chính mình, vì con người vốn có năng lực tự giải thoát khỏi mọi ràng buộc bằng trí tuệ và nỗ lực của chính mình.


    Ðức Phật dạy: "Các đức Như Lai giảng dạy Chánh đạo, nhưng chính các ngươi phải làm việc của mình."Nếu người ta gọi đức Phật là một "đấng Cứu thế " thì cũng chỉ vì Ngài đã tìm ra và chỉ con đường đi đến giải thoát, Niết-bàn. Nhưng tự chúng ta, ta phải bước trên đường ấy.Phật dạy chúng ta, hãy hành động theo những chứng nghiệm của chính chúng ta. Duy chỉ có trau dồi trí tuệ con người mới có thể đạt đến giác ngộ. Khi đó chúng ta mới chứng quả.

    Đức Phật dạy: “Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác.
    Đức Phật dạy: “Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác."
    Khi trong tâm không còn những lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, tâm không còn bị tham muốn thúc giục, sai sử, thì đó mới là bình an thật sự. Khi tâm không còn khổ não thì đó mới thật sự an vui
    Khi trong tâm không còn những lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, tâm không còn bị tham muốn thúc giục, sai sử, thì đó mới là bình an thật sự. Khi tâm không còn khổ não thì đó mới thật sự an vui
  12. Đức Phật dạy: "Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại". Nếu ta quá ưu tư tiếc nuối về quá khứ, hay lo nghĩ mơ mộng về tương lai rồi luôn hoang mang, lo sợ thì sẽ đánh mất mình trong hiện tại bởi được mất, hơn thua, thành công hay thất bại. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào mọi diễn biến đang xảy ra như một thực tại nhiệm mầu. Hãy sống cho những giờ phút ngày hôm nay vì cái gì đến sẽ đến, dù ta không muốn chúng cũng xảy ra.


    Quá khứ đã qua rồi, chúng ta có muốn quay lại để nắm bắt nó cũng không được nên suy nghĩ, tiếc nuối về nó chỉ thêm phiền muộn. Tương lai thì còn ở chân trời xa tít, có ai biết nó sẽ ra sao mà mơ tưởng viễn vông. Ta chỉ nên tin nhân quả, biết buông xả những ý niệm đã qua để sống ngay với giây phút hiện tại. Khi ta tham, ta giận, ta si mê mình đều biết rõ, nhờ vậy ta sẽ cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng.

    Khi cảm thọ vô thường, bạn không níu được cái đã qua, cả ba thời quá-hiện-vị lai đều biến mất trên thân tâm bạn. Từng khoảnh khắc hãy thọ nhận vô thường trôi chảy trên thân tâm
    Khi cảm thọ vô thường, bạn không níu được cái đã qua, cả ba thời quá-hiện-vị lai đều biến mất trên thân tâm bạn. Từng khoảnh khắc hãy thọ nhận vô thường trôi chảy trên thân tâm
    Đức Phật nơi đây gọi cảm thọ dòng chảy vô thường là an trú vô ngã, là an trú Niết Bàn ở đây và bây giờ, tiếng Anh còn gọi là Nibbana here and now
    Đức Phật nơi đây gọi cảm thọ dòng chảy vô thường là an trú vô ngã, là an trú Niết Bàn ở đây và bây giờ, tiếng Anh còn gọi là Nibbana here and now
  13. Cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chính bản thân chúng ta chọn lựa, không làm bạn với niềm vui, mà chỉ làm bạn với gánh nặng tinh thần. Chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui.


    Hạnh phúc đâu phải điều xa la, đôi khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười. Ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn thật ra rất mong manh, tiến lên một bước là niềm vui đón chờ, lùi lại một bước lại là cảm giác đau khổ bao chùm và nhấn chìm. Hạnh phúc hay đau khổ là do ta lựa chọn, chính vì khó khăn nên bản thân ta mới trở nên quan trọng như thế.

    “Nếu Bồ Tát muốn đến được tịnh thổ, phải làm tịnh tâm này, tùy theo tâm tịnh thì Phật thổ tịnh”. Tịnh thổ  (niết bàn, cực lạc) thực sự không phải ở phương nào, cũng không phải quá xa xôi mà chính là một tâm kiền tịnh, sạch sẽ
    “Nếu Bồ Tát muốn đến được tịnh thổ, phải làm tịnh tâm này, tùy theo tâm tịnh thì Phật thổ tịnh”. Tịnh thổ (niết bàn, cực lạc) thực sự không phải ở phương nào, cũng không phải quá xa xôi mà chính là một tâm kiền tịnh, sạch sẽ
    Đừng đổ lỗi cho người khác, cũng đừng đổ thừa cho số phận. Việc bạn sống sung sướng, hạnh phúc hay khổ đau đều do bản thân bạn chọn lựa
    Đừng đổ lỗi cho người khác, cũng đừng đổ thừa cho số phận. Việc bạn sống sung sướng, hạnh phúc hay khổ đau đều do bản thân bạn chọn lựa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy