Top 7 Điều cần biết và cách phòng tránh virus Zika

Mai Gạo 154 0 Báo lỗi

Virus Zika là một bệnh nhiễm virus chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ ... xem thêm...

  1. Theo một số chuyên gia, triệu chứng nhiễm virus zika có nhiều tương đồng với các triệu chứng sốt xuất huyết dengue. Dấu hiệu giúp bạn phân biệt được hai bệnh này là sốt do virus Zika thường không quá cao, tối đa là 38oC. Trong hầu hết trường hợp, những người bị nhiễm virus Zika có thể phục hồi sức khỏe và các triệu chứng sẽ được cải thiện trong vòng 7 - 12 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện do xuất hiện rối loạn thần kinh và bệnh tự miễn ở người bị nhiễm virus Zika.


    Một số bệnh nhân khi nhiễm virus Zika không có những biểu hiện lâm sàng nhưng các chuyên gia y tế khuyên bạn cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của bệnh này như sốt nhẹ từ 37,8 - 38,5 độ C, người mệt mỏi, phát ban, đau các khớp nhỏ ở bàn tay bàn chân. Viêm kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược. Một số ít bệnh nhân có thể buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

    Các triệu chứng nhận biết bệnh virut Zika
    Các triệu chứng nhận biết bệnh virut Zika
    Các triệu chứng nhận biết bệnh virut Zika
    Các triệu chứng nhận biết bệnh virut Zika

  2. Virus Zika là loại virus được phát hiện lần đầu tiên trên một loài khỉ ở Uganda năm 1947. Tên của virus được đặt theo tên khu rừng Zika - nơi đầu tiên phát hiện. Cơ chế gây bệnh trên cơ thể người, virus Zika chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ người nhiễm bệnh và chuyển vào người bình thường. Muỗi gây bệnh Zika: Virus Zika truyền sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh thuộc họ Aedes, chủ yếu là Aedes Aegypti (muỗi vằn). Đây cũng là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và sốt vàng. Khi muỗi hút máu người hay động vật đang bị nhiễm virus Zika, virus sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi và ủ bệnh sau 10 ngày. Sau đó, nó có thể truyền virus cho người hoặc động vật khác qua các vết đốt. Một cá thể muỗi nhiễm virus Zika cũng có thể truyền virus cho các thế hệ muỗi con cháu.


    Truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai có thể truyền virus Zika sang thai nhi. Hiện vẫn chưa có báo cáo về việc virus Zika truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ nên tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo phụ nữ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Truyền qua đường tình dục: Virus Zika được phát hiện có trong tinh dịch. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng virus Zika có thể truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục không an toàn. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền virus trước, trong và sau khi có triệu chứng mắc bệnh. Truyền máu: Virus Zika được phát hiện có trong máu của bệnh nhân nhiễm virus. Về mặt lý thuyết, virus Zika có thể lây lan qua đường truyền máu nhưng cho tới nay chưa có báo cáo nào về trường hợp này.

    Con đường lây truyền virut Zika
    Con đường lây truyền virut Zika
    Con đường lây truyền virut Zika
    Con đường lây truyền virut Zika
  3. Hầu hết những người bệnh nhiễm Zika không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ từ 37.8 - 38.5 độ C, đau đầu, phát ban, ngứa, mệt mỏi. Một số người có thể bị viêm kết mạc mắt và đau xương khớp (thường là khớp nhỏ ở tay chân). Các triệu chứng zika ở bà bầu không khác biệt so với các đối tượng khác. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, uống thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol nếu cần. Các triệu chứng thường hết trong khoảng 2-7 ngày.


    Vi-rút Zika có thể lây từ mẹ sang thai nhi, khả năng lây cao nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ, nhưng vi-rút Zika có thể gây các dị tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Trong đó, tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là dị tật đáng lo ngại nhất. Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh xuất hiện 1-10% số trẻ được sinh ra bởi bà bầu bị zika ba tháng đầu thai kỳ. Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Trẻ mắc bệnh cần được theo dõi chặt chẽ trong những năm đầu đời. Chụp ảnh sọ não sẽ được thực hiện thường xuyên để đánh giá sự phát triển của não bộ. Các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện nếu não còn phát triển, ngoài ra trẻ cần được tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng để cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Vi-rút Zika có thể lây từ mẹ sang thai nhi
    Vi-rút Zika có thể lây từ mẹ sang thai nhi
    Phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika gặp nguy hiểm gì?
    Phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika gặp nguy hiểm gì?
  4. Bệnh do virus Zika gây ra chủ yếu lây sang người qua vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh, đó là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus. Phụ nữ có thể lây truyền virus Zika cho thai nhi hoặc lúc sinh nở. Mặc dù thường nhẹ và không phổ biến, virus Zika lại gây ra biến chứng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), virus Zika thường được biết là loại virus gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nếu phụ nữ mang thai nhiễm bệnh. Đây là dị tật bẩm sinh ở một em bé có kích thước đầu nhỏ hơn so với nhiều trẻ em cùng giới tính và tuổi.


    Căn bệnh này gây chậm phát triển thần kinh, nói năng, vận động và tăng trưởng. Ngoài ra, virus Zika còn gây ra nhiều vấn đề khuyết tật khác ở trẻ sơ sinh, như vấn đề về mắt, mất thính giác, chậm phát triển. Bên cạnh đó, virus Zika có thể gây ra hội chứng Guillain-Barré, tổn thương thần kinh có thể gây liệt. Đây là tình trạng mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần của hệ thần kinh, gây yếu cơ, tê liệt thần kinh. Đó chính là lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại với cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của nó mà do biến chứng nguy hiểm của bệnh này.

    Căn bệnh này gây chậm phát triển thần kinh, nói năng, vận động và tăng trưởng
    Căn bệnh này gây chậm phát triển thần kinh, nói năng, vận động và tăng trưởng
    Hậu quả của nhiễm virus Zika
    Hậu quả của nhiễm virus Zika
  5. Với phụ nữ có thai, khoảng thời gian virus có nguy cơ ảnh hưởng cao nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi nhiều người còn chưa nhận ra mình đang mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện vẫn chưa rõ virus xâm nhập nhau thai và gây tổn thương não bộ của thai nhi như thế nào. Còn đối với trẻ sơ sinh cần được làm xét nghiệm virus ZIKA nếu người mẹ từng tới thăm hay sống tại bất cứ quốc gia nào đang trong vùng dịch. Lý do là bởi khi nhiễm virus, trẻ có thể bị suy giảm thị lực và thính lực cùng nhiều dấu hiệu bất thường khác dù không mắc tật đầu nhỏ.N hững dị tật này cần được xét nghiệm và đánh giá kỹ càng hơn.


    Khuyến cáo này hiện đang được áp dụng cho những trẻ sơ sinh có mẹ có các biểu hiện triệu chứng của nhiễm virus - phát ban, đau khớp, đỏ mắt hay sốt - khi đang sống tại các nước có dịch hay trong vòng 2 tuần sau khi tới du lịch tại các khu vực này. Hiện chưa có thuốc điều trị cũng như vắc xin đặc trị cho virus ZIKA. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo các thai phụ cần tránh tới những vùng có dịch, và những phụ nữ nghi mình đã có thai cần đi khám bác sỹ trước khi đến các khu vực nói trên. Những người tới du lịch hay công tác ở vùng có dịch cần giảm thiểu tối đa nguy cơ bị muỗi đốt bằng cách ở trong phòng lắp lưới chống muỗi hay bật điều hòa, hoặc ngủ trong màn, bôi thuốc chống côn trùng mọi lúc mọi nơi, và mặc quần dài, áo dài tay, đội mũ và đi giày kín.

    Xét nghiệm bệnh virut Zika
    Xét nghiệm bệnh virut Zika
    Xét nghiệm bệnh virut Zika
    Xét nghiệm bệnh virut Zika
  6. Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là hạn chế tối đa di chuyển tới các vùng đang có dịch Zika. Người đang sinh sống ở khu vực có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có các biểu hiện của bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền bệnh qua đường tình dục. Virus Zika lây truyền chủ yếu qua con đường muỗi đốt, do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa và chống lại căn bệnh này chính là tránh bị muỗi đốt. Thực hiện các biện pháp phòng muỗi đốt cũng chính là cách bảo vệ bạn trước Zika.


    Các biện pháp phòng chống muỗi đốt như mặc quần áo dài, kín, và sáng màu vì muỗi thường bị thu hút bởi màu tối. Tránh dùng các loại mỹ phẩm có mùi hương, dùng kem xua muỗi, mắc màn khi đi ngủ. Cách ly trẻ em khỏi nơi ẩm thấp, diệt muỗi, xịt thuốc diệt muỗi theo hướng dẫn , dùng vợt bắt muỗi…Loại bỏ loăng quăng bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá diệt loăng quăng, thu dọn các vật dụng, lật úp các vật dụng không chứa nước, thay nước bình hoa, loại bỏ các vật dụng đọng nước như vũng nước đọng, các vỏ lon, lốp xe…

    Các biện pháp phòng bệnh virut Zika
    Các biện pháp phòng bệnh virut Zika
    Các biện pháp phòng bệnh virut Zika
    Các biện pháp phòng bệnh virut Zika
  7. Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu nào cho bệnh do virus Zika gây ra. Các triệu chứng bệnh khi xuất hiện cũng không quá mức nghiêm trọng, do đó, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, bồi bổ cơ thể và một số chăm sóc hỗ trợ khác. Người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue. Chú ý theo dõi các biểu hiện như yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử lý sớm hội chứng Guillain-Barré nếu có.


    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ bởi cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. Một số cách có thể giúp bạn giảm các triệu chứng phát sinh của bệnh tại nhà như nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh mất nước, dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và sốt. Không được dùng bất kì loại thuốc aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

    Cách chữa trị bệnh virut Zika
    Cách chữa trị bệnh virut Zika
    Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu nào cho bệnh do virus Zika gây ra
    Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu nào cho bệnh do virus Zika gây ra



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy