Top 10 Điều phụ huynh cần làm để giúp trẻ em tránh bị xâm hại cơ thể

Nguyễn Thu Uyên 291 0 Báo lỗi

Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ ... xem thêm...

  1. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thì hãy luôn trò chuyện với chúng mỗi tối hay đơn giản là mỗi khi bạn rảnh. Đôi khi vì công việc, những bận bịu trong cuộc sống, cha mẹ luôn thiếu thời gian để quan tâm con của mình. Nhưng hãy tập làm quen bỏ ra 30 phút mỗi ngày để nghe bé dãi bày những tâm sự của trẻ, cũng như việc bỏ ra 30 phút mỗi ngày tập thể dục để có một vóc dáng chuẩn. Kể cho bé nghe về những câu chuyện trẻ nhỏ bị xâm hại tình dục, hay gợi ý là cha mẹ hãy mua sách nói về những giải đáp về tình dục cho bé biết sơ qua nó.


    Hãy bắt đầu bằng việc trò chuyện với trẻ về cơ thể, về các vùng kín trên cơ thể và những gì mà chúng có thể làm hoặc không được làm với cơ thể của người khác. Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ trẻ còn quá nhỏ để có thể hiểu những vấn đề về cơ thể và chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân nên trò chuyện với trẻ là việc làm mất thời gian vô ích. Nhưng không phải vậy. Lời khuyên của các chuyên gia Tổ chức Cứu trợ Trẻ em là dù con bạn còn nhỏ hay đã đến tuổi vị thành niên, bạn đều cần phải nói chuyện với con về những vấn đề này.

    Trò chuyện với bé
    Trò chuyện với bé
    Trò chuyện với bé
    Trò chuyện với bé

  2. Nhiều bé bị kẻ xấu xâm hại trong trạng thái không tự nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề do bé quá ngây thơ và chưa có nhiều kiến thức về cơ thể của chính mình. Thế nên việc đầu tiên bố mẹ cần làm để dạy trẻ phòng chống xâm hại chính là hướng dẫn cho con biết về cơ thể của mình, đặc biệt là vùng kín của trẻ. Bố mẹ nên bắt đầu việc này càng sớm càng tốt, khi trẻ được 3 tuổi cho tới khi trẻ lớn hơn. Với trẻ con nhỏ, bố mẹ chưa cần giải thích quá kỹ mà nên bắt đầu dạy trẻ nhớ tên các bộ phận trên cơ thể. Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể dạy chuyên sâu về khu vực vùng kín, hướng dẫn cho trẻ bảo vệ khu vực này cũng như cách vệ sinh cá nhân.


    Nói cho trẻ biết tầm quan trọng của từng bộ phận, rằng trẻ cần phải biết giữ gìn, khi có trường hợp nào xấu xảy ra thì phải báo ngay cho bố mẹ biết bất kể trong hoàn cảnh nào. Đau đớn hay sây sát, trấn thương ở đâu đều phải báo ngay cho mẹ hoặc ba. Không để những ảnh hưởng xấu tiêu cực đến bé trong mọi hoàn cảnh. Cha mẹ nên dành thời gian dạy trẻ một vài cách nhận biết, đối phó với những tên tội phạm xâm hại tình dục đang rình rập ngoài kia nhằm tấn công trẻ bằng nhiều thủ đoạn. Không ít trường hợp phụ huynh đợi đến khi trẻ lớn tuổi hơn, thậm chí là sau khi trẻ bị xâm hại, mới dám thẳng thắn trò chuyện và giáo dục giới tính cho trẻ.

    Dạy cho con biết tên các bộ phận trên cơ thể
    Dạy cho con biết tên các bộ phận trên cơ thể
    Dạy cho con biết tên các bộ phận trên cơ thể
    Dạy cho con biết tên các bộ phận trên cơ thể
  3. Cha mẹ phải luôn nhắc nhở con em rằng không ai được phép chạm vào phần riêng tư trừ cha mẹ, hoặc bác sĩ nếu cha mẹ có mặt ở đó. Dạy cho trẻ hiểu không ai có quyền chạm vào cơ thể người khác, nếu chưa cho phép, cho dù là ôm hôn hay cầm tay. Chỉ những người thân yêu trong gia đình mới được thể hiện tình cảm vậy. Tránh tiếp xúc với người lạ khi không có mặt bố mẹ và người thân. Hãy nói với trẻ rằng không ai có quyền được chạm vào các bộ phận riêng tư của chúng, và không một ai được phép mời hoặc ép buộc trẻ chạm vào bộ phận riêng tư của người đó ngoại trừ bố mẹ khi tắm cho trẻ và bác sĩ khi khám bệnh với sự có mặt của bố mẹ.


    Nhiều cha mẹ quên mất rằng những kẻ bạo hành thường bắt đầu tội ác của chúng bằng cách yêu cầu trẻ đụng chạm vào những vùng riêng tư trên cơ thể. Trẻ cần được biết tại sao những bộ phận riêng tư lại được gọi như vậy, vì những bộ phận đó không thể để tất cả mọi người nhìn thấy. Bạn hãy nói với con rằng, không ai có quyền đụng chạm vào cơ thể con, kể cả người trong gia đình. Vì đây là sự riêng tư và con có thể làm bất cứ điều gì để bảo vệ nó. Khi cha mẹ cho trẻ tắm, họ có thể chỉ ra các bộ phận trên cơ thể trẻ, dạy chúng hiểu biết toàn diện hơn về giới tính. Cần lưu ý rằng, để làm tốt công tác giáo dục giới tính cho trẻ trước hết cha mẹ phải cởi mở, không nên cảm thấy ngại khi tắm cho con.

    Dạy cho trẻ vùng riêng tư là quan trọng
    Dạy cho trẻ vùng riêng tư là quan trọng
    Dạy cho trẻ vùng riêng tư là quan trọng
    Dạy cho trẻ vùng riêng tư là quan trọng
  4. Đặt ra các tình huống giả định, những câu hỏi để trẻ học cách giải quyết. Sẽ làm gì nếu ai đó chạm vào người bé, khi bị vậy bé sẽ nói với ai? Sẽ làm gì nếu người đó dặn đó là bí mật chỉ hai người biết? Sẽ làm gì nếu họ đe dọa như đánh, quát mắng? Hay là sẽ làm gì khi họ dụ dỗ sẽ cho kẹo nếu đồng ý? Bố mẹ sẽ trả lời cho trẻ những gợi ý đưa ra và dặn trẻ hãy luôn nhắc nhớ điều đó trong đầu. Bạn cần giải thích cho con rằng: Nếu ai đó đụng chạm vào vùng kín trên cơ thể con và yêu cầu con giữ bí mật, con phải báo cho bố mẹ hoặc người mà con tin tưởng ngay lập tức. Ở đây, điều quan trọng là cung cấp cho con các ví dụ cụ thể. Bạn cũng có thể cùng con đóng màn kịch nhỏ, qua màn kịch, con sẽ hiểu rõ vấn đề này.


    Theo một nghiên cứu, khoảng 70% vụ việc lạm dụng mà kẻ xâm hại là người trẻ biết và tin tưởng. Đây là lý do tại sao bạn nên nói với con bạn rằng chúng có quyền nói và la hét KHÔNG! đối với bất kỳ kiểu chạm không an toàn nào. "Con có quyền nói không khi bị ai đó đụng chạm vào người. Con hãy bỏ chạy ngay lập tức khỏi kẻ đã và đang có hành vi đụng chạm vào con. Con không bao giờ được ở một mình với người đó nữa. Con hãy kêu gọi sự giúp đỡ hay thậm chí la hét để thu hút sự chú ý của mọi người. Con hãy tin vào bản thân, đó không phải là lỗi của con và con không làm gì sai". Bạn hãy yêu cầu con kể tên ít nhất 5 người mà con nghĩ chúng có thể tin tưởng trong trường hợp bị lạm dụng. Ngoài ra, bạn hãy nhắc con rằng chúng nên tiếp tục nói với mọi người về tình huống này cho đến khi ai đó giúp đỡ chúng và đừng bao giờ bỏ cuộc.

    Luôn nhắc nhớ bé những tình huống xấu xảy ra thì phải làm gì?
    Luôn nhắc nhớ bé những tình huống xấu xảy ra thì phải làm gì?
    Luôn nhắc nhớ bé những tình huống xấu xảy ra thì phải làm gì?
    Luôn nhắc nhớ bé những tình huống xấu xảy ra thì phải làm gì?
  5. Khi có người khác ngoài ba mẹ nói :"Đây sẽ là bí mật của chúng ta" kể cả những người lớn tuổi, ông bà cũng vậy thì phải luôn trả lời lịch sự rằng: "Trong nhà con không có bí mật nào được dấu cả". Cha mẹ nên lặp đi lặp lại để trẻ luôn nhớ và không quên. Nói cho trẻ hiểu dấu bí mật với ba mẹ là một tật xấu, không ngoan, là lừa dối bố mẹ, là đôi khi có những bất ngờ nhưng không có bí mật. Tất cả những gì trẻ biết cần nên kể hết với bố mẹ. Vì điều đó là có ích cho trẻ. Hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc.


    Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và con cần nói ra. Hãy nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo... Một người nào đó mà con có thể chạy đến hoặc tâm sự khi có kẻ đang thực hiện hành vi đụng chạm không an toàn với con. Nếu con không thể nghĩ về ai đó, bạn hãy giúp con liệt kê. Trẻ em là thiên sứ kỳ lạ, trong đầυ chúng có rất nhiều suy nghĩ và bí mật, bao gồm những chuyện gặp phải trong cuộc sống. Cho dù bạn là người thân nhất của chúng thì chúng cũng không nhất định nói ra cách nghĩ của bản thân cho bạn, có thể bởi vì sợ hãi hoặc sợ bạn không hiểu được.

    Dạy trẻ cấm bí mật
    Dạy trẻ cấm bí mật
    Dạy trẻ cấm bí mật
    Dạy trẻ cấm bí mật
  6. Tất cả những hành vi của trẻ phần lớn đều do giáo dục mà nên. Vì thế người làm cha mẹ cần có phương pháp giáo dục con phù hợp. Nói rõ cho trẻ hiểu quy tắc cơ bản khi muốn chạm vào cơ thể người khác, đó là xin phép. Và nếu họ nói “không được phép” thì mình phải dừng lại, không được tùy tiện chạm vào người khác. Khi phải được sự cho phép của chính bản thân người sở hữu thì mới được làm. Kể cả những điều nhỏ nhặt nhất. Chính bản thân cha mẹ cần phải hành xử trước bé để khiến bé quen với việc này. Ví dụ mỗi tối trước khi đi ngủ hôn bé thì càn xin phép : "Bố hôn con được chứ?"


    Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu. Khi trẻ trước 6 tuổi, thì cần dạy trẻ học cách lịch sự với người khác, nuôi dưỡng thói quen tự phản tỉnh bản thân. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần khích lệ trẻ dũng cảm nhận lỗi, đồng thời cũng cần duy trì quyền lợi của bản thân, khi người khác làm hại đến mình, cũng phải có quyền yêu cầu người khác xin lỗi. Cha mẹ nến dạy trẻ tin vào cảm nhận của chính mình.

    Dạy cho trẻ quy tắc xin phép trước khi làm
    Dạy cho trẻ quy tắc xin phép trước khi làm
    Dạy cho trẻ quy tắc xin phép trước khi làm
    Dạy cho trẻ quy tắc xin phép trước khi làm
  7. Đôi khi có những điều đã xảy ra khiến trẻ sợ hãi, buồn hoặc không thoải mái. Lắng nghe trẻ nói, đồng cảm và ôm trẻ là cách cha mẹ trấn an trẻ nhỏ, rằng cha mẹ vẫn luôn ở bên bảo vệ con. Bất kì khi nào đi chăng nữa sẽ không khiến con phải khó chịu không vui. Nói chuyện thường xuyên với trẻ về những cảm xúc thường gặp như vui vẻ, phấn khích, buồn phiền, lo sợ, tức giận hay ghen tị. Gọi tên những cảm xúc của trẻ, ví dụ “Mẹ thấy rằng con đang buồn”. Điều này sẽ giúp trẻ học cách tự gọi tên cảm xúc của mình.


    Hoặc ví dụ khi bạn và trẻ ở một sự kiện, nếu trẻ cảm thấy sợ tiếp xúc với ai đó trong phòng, mặc dù người đó vô hại, bạn nên cho phép trẻ bộc lộ cảm xúc thật và rời khỏi căn phòng ấy sau khi nói rõ cảm xúc với bạn. Nhiều phụ huynh sẽ cho rằng đang tiếp khách mà như thế thật thô lỗ. Họ coi trọng việc giữ thể diện khi con mình cư xử lễ phép hơn là để con thẳng thắn bộc lộ cảm xúc & cư xử theo cách riêng. Thậm chí có người sẽ trừng phạt trẻ nếu chúng bỏ ra khỏi phòng. Điều đó chỉ làm trẻ thêm phụ thuộc vào bạn, và trở nên ngoan như “cừu” khi rơi vào tay kẻ xấu. Hãy để trẻ hiểu rằng bạn không trừng phạt chúng nếu chuyện xấu xảy ra, rằng nói ra mọi chuyện với cha mẹ là điều rất đúng và bạn sẽ tự hào về trẻ.

    Khuyến khích trẻ luôn tâm sự nói cho bố mẹ biết những gì con buồn, làm con không vui
    Khuyến khích trẻ luôn tâm sự nói cho bố mẹ biết những gì con buồn, làm con không vui
    Khuyến khích trẻ luôn tâm sự nói cho bố mẹ biết những gì con buồn, làm con không vui
    Khuyến khích trẻ luôn tâm sự nói cho bố mẹ biết những gì con buồn, làm con không vui
  8. Làm cha mẹ là hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con bạn. Làm cha mẹ không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bên cạnh niềm vui từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những khoảng thời gian khó khăn có thể mang đến cho bạn cơ hội học hỏi và trưởng thành trong vai trò làm cha mẹ. Nhờ đến sự giúp đỡ là điều bình thường bởi không ai trong chúng ta là người hoàn hảo. Không có cha mẹ hoàn hảo, con cái hoàn hảo hay người hoàn hảo. Chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất trong khả năng của mình và bất kỳ ai cũng có thể cần sự giúp đỡ trong một lúc nào đó. Nhưng cha mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ khi thật sự tin tưởng ai đó thì mới để tiếp xúc với trẻ.


    Ngoài ra cô giáo, hàng xóm, bạn bè, họ hàng... bất kì ai cũng phải đề phòng kể cả ông bà, trừ khi phải thực sự có lòng tin rằng họ sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho con mình, không khiến bé sợ hãi thì mới an tâm để việc đó diễn ra. Hầu hết phạm nhân trong những vụ lạm dụng tình dục đều có quen biết với gia đình nạn nhân: như hàng xóm, giáo viên, người thân hoặc bạn bè của cha mẹ - những người hầu như chúng ta không đề phòng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ tin vào bản năng, tin vào linh cảm và chú ý đến con của mình thì hoàn toàn có thể phòng tránh được những đối tượng này.

    Không để trẻ một mình với bất kì ai cha mẹ không tin tưởng
    Không để trẻ một mình với bất kì ai cha mẹ không tin tưởng
    Không để trẻ một mình với bất kì ai cha mẹ không tin tưởng
    Không để trẻ một mình với bất kì ai cha mẹ không tin tưởng
  9. Quan điểm “vấp ngã là điều cần thiết để trẻ rèn luyện sự tự tin và tính kiên trì” đã trở nên quá quen thuộc khi nói đến cách nuôi dạy con. Thế nhưng, việc để trẻ gặp phải thất bại nhiều lần mà không có sự khích lệ từ phụ huynh sẽ khiến chúng bất mãn về bản thân, từ đó luôn cảm thấy tự ti thay vì tự tin. Rèn luyện sự tự tin, kiên trì không đến từ việc gặp nhiều thất bại, mà đến từ việc giúp trẻ hiểu được rằng mình có thể đứng dậy, làm lại từ đầu và sẽ đạt được thành công. Để đạt được điều này, trẻ cần phải trải qua cảm giác thành công và sự động viên to lớn từ cha mẹ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tin tưởng vào cảm giác của mình. Nếu cảm thấy có điều gì đó không an toàn, trẻ nên bỏ đi ngay và thông báo cho cha mẹ biết điều đó càng sớm càng tốt. Phải luôn đề phòng để giữ an toàn cho bản thân.


    Bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng vượt qua các tình huống khó khăn nhưng chính trẻ phải là người tự giải quyết vấn đề. Bố mẹ chỉ nên là bạn đồng hành để trẻ có được sự tự do và chủ động phát triển. Ví dụ khi nhìn thấy trẻ đang leo cầu thang cao hoặc chạy nhanh trong sân chơi sẽ khiến bạn có cảm giác lo lắng. Bạn muốn bảo vệ trẻ nên cứ liên tục nhắc trẻ cần phải làm gì nhưng đó là lúc bạn đang giới hạn khả năng của trẻ. Điều bạn nên làm lúc này là quan sát, đảm bảo bảo con mình được an toàn và động viên “Mẹ biết con làm được nhưng hãy cẩn thận nhé!”. Hãy mách nhỏ cho trẻ câu “thần chú” để tự nhắc nhở mình không nản chí trong những tình huống khó khăn.

    Nói với bé phải tin tưởng vào chính mình
    Nói với bé phải tin tưởng vào chính mình
    Nói với bé phải tin tưởng vào chính mình
    Nói với bé phải tin tưởng vào chính mình
  10. Đụng chạm an toàn là những đụng chạm của người thân tạo nên yêu thương cho trẻ như ôm hôn, vuốt tóc nhưng chúng sẽ biến thành không an toàn khi đi kèm với hành vi sờ mó, đụng chạm vào những vùng riêng tư của trẻ trên cơ thể. Không bao giờ ép trẻ ôm hôn ai, kể cả người thân. Bé có quyền được từ chối ôm hoặc hôn bất kỳ ai nếu bé không muốn, kể cả cha mẹ và ông bà. Trẻ có toàn quyền với cơ thể của mình. Vì tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em không phải chỉ có người lạ, mà đối tượng còn có thể chính là những người thân quen và trong gia đình.

    Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho người bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu. Hãy cho trẻ biết rằng bất cứ nơi đâu cũng đều có thể xảy ra nguy hiểm: tại sân chơi, ở trường học, công viên,... và bất cứ ai cũng có thể là kẻ xấu như: hàng xóm, họ hàng xa, bạn bè… Vì vậy, con cần cảnh giác với những người có biểu hiện, hành vi không đứng đắn và không tôn trọng con.


    Nói cho trẻ rằng bé có quyền được từ chối
    Nói cho trẻ rằng bé có quyền được từ chối
    Nói cho trẻ rằng bé có quyền được từ chối
    Nói cho trẻ rằng bé có quyền được từ chối




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy