Top 10 Điều thú vị và hạnh phúc nhất khi được về quê ăn Tết
Bao người con xa xứ, khi đi xa ai cũng trông ngóng ngày về, nhất là những ngày Tết. Phút giây đoàn viên sao mà hạnh phúc, con cái được gặp lại cha mẹ, anh em ... xem thêm...được gặp lại nhau, tay trong tay mừng mừng, tủi tủi. Hân hoan vui vẻ trong cái không khí Tết đầm ấm, và những điều thú vị, hạnh phúc ấy luôn được lưu giữ trong tim mỗi người.
-
Đoàn tụ với gia đình
Mỗi con người sinh ra đều có một mái ấm của riêng mình - đó chính là gia đình. Hai tiếng “gia đình” đối với người sống xa quê, mỗi khi nhắc tới sao mà thân thương xốn xang, rạo rực đến vậy. Dù ở xa cách mấy dù vất vả, khổ cực bao nhiêu đi nữa, thì chỉ nghe thấy hai tiếng ấy thôi cũng đủ để lòng mình thấy nhẹ nhõm, ấm áp đến lạ kỳ.
Ai xa quê cũng mong ngóng ngày về bởi nơi đó có gia đình. Tết đến xuân về là dịp để những người con xa xứ về với tổ ấm yêu thương nơi quê hương yêu dấu. Cảnh người thân gặp lại nhau trong những cái ôm nồng ấm và những giọt nước mắt hạnh phúc. Rồi những bữa cơm đoàn viên sum vầy cùng bạn bè, nhiều cảm xúc, rộn rã tiếng cười.
Với bản thân mỗi người Tết thiêng liêng hơn cả vì đó chính là dịp đoàn viên của mỗi gia đình, dịp để chúng ta trở về cội nguồn. Mỗi khi Tết đến dù mọi người có làm bất cứ nghề gì, dù có ở nơi đâu thì được để trở về với gia đình của mình là khao khát của biết bao đứa trẻ được mặc quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhận bao lì xì, cũng là dịp gắn kết mọi người gần nhau hơn.
-
Thăm lại quê hương
Tết không chỉ thể hiện sự giao thoa giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người Phương Đông, mà còn là thời khắc thiêng liêng, trang trọng để đưa tiễn năm cũ và chào đón năm mới.
Khi trở về được đi trên con đường làng ngày xưa yêu dấu, nhìn lại lũy tre xơ xác đầu, cánh đồng mênh mông xanh ngát, ngõ nhà đơn sơ, dòng sông quê gắn liền bao kỉ niệm thời thơ ấu, trong lòng cảm thấy hạnh phúc, hân hoan, một niềm vui thực sự khó tả, chỉ có những ai đã trải qua cái cảm giác đó mới thấy được điều vui sướng vô bờ bến gói gọn trong hai tiếng quê hương.
-
Đi thăm cô, dì, chú, bác và bà con lối xóm
Đi xa quê đã lâu khi có dịp trở về chắc hẳn ai cũng muốn đi thăm người thân, bà con chòm xóm. Có người nhớ cũng có người không nhưng đó là điều thú vị khi được gặp lại nhau, người thì tròn xoe mắt vì ngạc nhiên, người thì ngơ ngác vì không nhớ con nhà ai, cháu nhà ai, cũng có người nhớ gọi tên ríu rít, nắm tay hỏi thăm.
Đi đến nhà nào cũng vậy sự tiếp đón luôn nồng nhiệt và tình cảm đó có lẽ là nét đẹp không bao giờ phai trong lòng mỗi người con xa xứ, quê có thể nghèo đói về tiền bạc nhưng tình cảm thì luôn đong đầy. Mỗi lần về quê dịp Tết, được đi thăm chúc năm mới mọi người quả thực đó là những điều tuyệt vời nhất.
-
Đi chợ Tết
Ai lớn lên ở quê mà không một lần theo mẹ đi chợ Tết. Đó là kỉ niệm khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Ngày xưa Tôi cũng vậy chỉ mong Tết đến để được theo mẹ đi chợ, mẹ mua cho bộ quần áo mới mặc, ba ngày xuân đi khoe xóm làng.
Cái cảnh ồn ào, náo nhiệt của những phiên chợ ngày Tết quê chẳng dễ gì quên trong tim người xa xứ vì vậy khi về quê ăn Tết thì ai cũng muốn sống lại thời khắc của kỉ niệm ngày nào.
-
Gói và luộc bánh chưng tết
Câu hát “Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ, cành mai vàng bên cành đào tươi” từ lâu như một thước đo vô hình mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tròn trịa của đất trời và sự may mắn an lành của cả năm mới. Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng, trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên.
Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống "uống nước nhớ nguồn" là món ăn đặc trưng của dân tộc ta. Do đó, không khí tết chính là nhà nhà gói bánh luộc bánh. Còn gì hạnh phúc bằng việc cả gia đình tập trung gói bánh và thức trực nồi bánh chưng bên bếp lửa, cảnh ấy thích thú biết nhường nào. Nếu xa quê quá lâu thì chắc hẳn khi về nhà ai ai cũng muốn tìm lại niềm vui nho nhỏ mà rất ý nghĩa này. -
Thắp nhang bàn thờ Tổ Tiên
Cùng với mâm cơm cúng giao thừa những nén nhang mùi hương thơm ngát trên bàn thờ Tổ Tiên. Cảnh tượng ấy sao mà khó tả. Một điều gì đó mang ý nghĩa linh thiêng tôn kính luôn được giữ gìn lưu truyền.
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là khoảng thời gian thiêng liêng. Các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa, thắp nhang (hương) để cầu bình an, tài lộc. Mỗi nén nhang mang sự kính trọng, thiêng liêng mà người thắp muốn gửi gắm. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, khoảng khắc thắp nhang bàn thờ tổ tiên khiến bạn nhớ về tổ tiên và những người đã khuất. Đây chắc chắn là việc làm mang lại niềm hạnh phúc khó tả. -
Được ăn những món ăn truyền thống
Tết đến gia đình nào cũng vậy dù sang hay khó cũng chuẩn bị mâm cơm truyền thống ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và đặc biệt mà ngày thường không có trước là để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu 1 năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình vui vầy sum họp.
Các món ăn cổ truyền ngày tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày với các loại bát đĩa, cao thấp, đầy vơi và màu sắc của món ăn. Còn gì hạnh phúc hơn là được thưởng thức những món ăn truyền thống cùng người thân khi được về quê ăn tết.
-
Được tham gia các trò chơi dân gian truyền thống
So với những dịp khác trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười. Những trò chơi này đã ăn sâu vào tiềm thức tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt ở nhiều miền quê khác nhau trên mảnh đất thân thương hình chữ “S.” Trong đó có những trò chơi hiện vẫn còn sức hút mỗi dịp Tết đến xuân về, như trò: đánh đu, kéo co, chọi gà…
Tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X, chắc hẳn đã một lần được nhìn thấy các đàn anh, đàn chị xúng xính quần áo đẹp cùng nhau tham gia đánh đu, chơi cờ người, bắt trạch trong chum... Đó chính là những trò chơi dân gian truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân sang mà ngày nay những trò chơi thú vị đó đang dần bị lãng quên. Bởi vậy về quê ăn tết được tham gia các trò chơi dân gian truyền thống là một điều rất thú vị.
-
Được đi tảo mộ cho tổ tiên
Đi tảo mộ ông bà tổ tiên là sự thể hiện lòng biết ơn và tôn kính của mỗi người con cháu. Như một quy luật tự nhiên cứ mỗi khi Tết đến, Xuân về thì những người con xa quê lòng lại xốn xang nghĩ về quê hương, gia đình, làng xóm…. như lá rụng về cội. Người đi xa mong muốn về nhà trong dịp này để được sum vầy, về nhà để được tỉ tê tâm sự, về nhà để tìm cho mình một góc bình yên nhất thế gian.
Về để ôn lại tình cảm, để hoài niệm lại cuộc sống ngày xưa thời thơ bé….; về nhà để anh em, con cháu sum vầy, để được ngắm mảnh vườn xưa, để được đến thăm bà con lối xóm; nhất là về là để được thắp hương, tảo mộ cho tổ tiên, để tưởng nhớ hương hồn ông bà, cha mẹ…Đó là một điều vô cùng thiêng liêng nhưng cũng đầy thú vị và hạnh phúc khi được về quê cùng người thân đi tảo mộ tổ tiên ngày tết.
-
Dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón tết
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về là chúng ta lại thấy những cô, chú, ông, bà,… trong gia đình hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hoàng lại nhà cửa để đón Tết. Đơn giản điều đó đã trở thành tập tục của mỗi gia đình Việt.
Tết đến, là khoảng thời gian thảnh thơi và dành cho gia đình, tổ ấm. Có thể nói cả năm mãi lo tập trung vào công việc kiếm tiền không có nhiều thời gian, hay làm ăn xa quê mà nhiều người cảm thấy việc dọn nhà đón tết là hành động rất ý nghĩa. Việc dọn dẹp nhà cửa đón tiếp có rất nghĩa trong đó là sự trân trọng yêu thương tổ ấm, gia đình, là cơ hội để cả nhà cùng nhau chung tay dọn dẹp nhà cửa, cùng chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm cũ, gắn kết tình yêu thương sau khoảng thời gian dài xa cách.