Top 5 Giải Nobel hài hước nhất bị trao nhầm trong lịch sử
Giải thưởng Nobel là một giải thưởng cao quý hàng đầu thế giới, chỉ trao cho những tổ chức hoặc cá nhân đem lại tầm ảnh hưởng lớn đến toàn thế giới bằng những ... xem thêm...phát minh, chứng minh... của mình tại các lĩnh vực kinh tế, hóa học, văn học, vật lý, y học, hòa bình. Dù cao quý là vậy, nhưng trong lịch sử vẫn có những trường hợp hài hước đến khó hiểu, khi mà giải Nobel bị trao nhầm.
-
Bệnh ung thư "nhầm" - Nobel Y học hài hước nhất
Johannes Andreas Grib Fibiger (tắt Johannes Fibiger) - một giáo sư, bác sĩ tài ba đóng góp khá nhiều thành công trong lĩnh vực y học, là người được dẫn dắt bởi giáo sư Emil Adolf von Behring (giải Nobel y học 1901) và giáo sư Robert Koch (giải Nobel y học 1905). Có lẽ chính vì vậy mà việc ông là người đạt giải Nobel y học tiếp theo không có gì là lạ. Năm 1926, ông chính thức nhận giải Nobel cho ngành sinh lý học và ngành y học, vì đã phát hiện ra nguyên nhân gây nên bệnh ung thư ở chuột là do kí sinh trùng giun tròn, khi chuột ăn gián thì đã đưa vào cơ thể loại ấu trùng kí sinh giun tròn này. Ông đã đánh một dấu mốc quan trọng trong nền y học với việc tìm và nghiên cứu các tác nhân gây ung thư.
Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu, thì người ta phát hiện ra rằng lý do con chuột trong nghiên cứu của Johannes Fibiger bị chết không phải là do ung thư, mà là do thiếu vitamin A, ung thư mà đã được phát hiện có lẽ là ung thư "nhầm". Giải Nobel đó bị thu hồi lại.
-
Lobotomy (Phẫu thuật mở thùy não) - Nobel Y học nguy hiểm nhất
Antonio Egas Moniz, một nhà khoa học cũng là một nhà y học, đã phát hiện ra phương pháp trị dứt điểm bệnh tâm thần của bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật mở thùy não (Lobotomy). Năm 1949, ông được trao giải Nobel cao quý cho phát hiện mang tính chất quy mô toàn cầu, là hi vọng sống trong lĩnh vực điều trị bệnh tâm thần.
Nhưng khi phương pháp này bắt đầu được đem vào sử dụng, một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong đã trở nên sống thực vật, không có bất cứ phản ứng cơ thể hay biểu hiện cảm xúc nào. Tệ hơn là có một số bệnh nhân tử vong ngay lập tức do tổn thương não nghiêm trọng. Có lẽ giải Nobel này có ý nghĩa giúp bệnh nhân tâm thần được hết bệnh trong sự thanh thản. Giải Nobel đã bị đánh giá và thu hồi lại.
-
Chiến tranh hóa học - Nobel Hóa học kinh khủng nhất
Fritz Haber, một nhà hóa học nổi tiếng người Đức, mệnh danh là "cha đẻ của vũ khí hóa học", ông đạt rất nhiều thành tựu của mình trong việc nghiên cứu chế tạo bom và phân bón. Ông khá nổi tiếng trong Thế chiến thứ I trong việc sử dụng vũ khí hóa học.
Năm 1918, ông đạt giải Nobel Hóa học do phát minh ra phương pháp điều chế khí Amoniac từ khí Hydro và khí Nito. Phương pháp này rất hữu hiệu và có ứng dụng rất cao trong ngành thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng và chế tạo phân bón. Tuy nhiên, cũng vì do ông đã giết chết hàng ngàn quân đồng minh trong Thế chiến I bằng khí Clo nên giải Nobel này bị thu hồi lại.
-
Vừa có lợi, vừa có hại - Nobel Y học đáng nghi nhất
DDT (dichloro diphenyl trichlorothane) là một chất hữu cơ có màu trắng dạng bột, một trong các hợp chất hữu cơ cao phân tử có mùi đặc trưng và không hề tan trong nước. Có tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh của động vật lẫn con người, gây ra chứng tê liệt.
Tuy nhiên thì vào năm 1948, giải thưởng Nobel Hóa học được trao cho Paul Mueller - một nhà khoa học người Thụy Sĩ vì đã phát hiện được công dụng của DDT trong việc làm thuốc trừ sâu vô cùng hiệu quả. Nhưng thật không may, do Ủy ban Nobel không xem xét kĩ lưỡng vì mức độ gây hủy hoại môi trường và con người của DDT lên tới mức báo động, DDT đã bị cấm sử dụng, giải Nobel vì thế mà bị thu hồi lại.
-
Nobel hòa bình - Nobel muộn màng nhất
Mahatma Gandhi - một nhà đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại, được coi là thánh sống của người dân Ấn Độ. Nhờ ông mà đất nước Ấn Độ mới giành lại được độc lập và phát triển như ngày hôm nay. Ông được đề cử trao giải Nobel tới tận 5 lần nhưng cả 5 lần đều thất bại.
Vào năm 1989, sau lễ kỉ niệm 41 năm ngày mất của Gandhi do bị ám sát, Ủy ban Nobel hòa bình đã xin lỗi trước những sai sót trong việc nghiên cứu và tìm hiểu những đóng góp của ông M.Gandhi với đất nước Ấn Độ và ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cuối cùng thì M.Gandhi cũng đạt được giải Nobel Hòa bình sau 41 năm đã mất. Đây là giải Nobel được trao muộn màng nhất thế giới.