Top 10 Kiểm tra, xét nghiệm nên làm khi phụ nữ ở độ 20 - 30 tuổi

Phương Kem 11 0 Báo lỗi

Là phụ nữ, bạn nên chủ động tiến hành thực hiện các xét nghiệm quan trọng dưới đây để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, dù có dấu hiệu bệnh hay không ... xem thêm...

  1. Cân nặng là chỉ số kg (hay đơn vị khác) đo được khi đưa một người lên cân đo. Cân nặng chuẩn, cân nặng lý tưởng là cân nặng nên có của một người để có được sức khỏe tốt nhất. Chắc hẳn không ít chị em khá khó chịu khi phải bước lên bàn cân thường xuyên vì số cân luôn vượt quá sự mong muốn. Nhưng đây là một điều cần thiết nếu bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh.

    Cân nặng là một chỉ số sức khỏe quan trọng, nhưng nó cũng là một trong những yếu tố phức tạp nhất. Tần suất kiểm tra cân nặng của bạn phụ thuộc vào mục tiêu và mức ảnh hưởng của cân nặng đối với bạn. Khi bạn đang cố gắng giảm cân hoặc ngăn chặn tình trạng tăng cân, tốt nhất bạn nên kiểm tra cân nặng ít nhất một lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện thể thao kịp thời. Nhiều người đã nhận thấy việc kiểm tra cân nặng từ 3 đến 7 lần mỗi tuần đem lại cho họ hiệu quả giảm cân cao hơn.


    Nguyên nhân là do cân nặng vượt tiêu chuẩn khiến bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý, đặc biệt trong đó có béo phì, huyết áp cao, bệnh tim… Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên để có chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với sức khỏe của bạn.

    Theo dõi cân nặng
    Theo dõi cân nặng
    Theo dõi cân nặng
    Theo dõi cân nặng

  2. Huyết áp là một trong nhiều chỉ số thể hiện chức năng hoạt động của tim. Đó là áp lực tác động lên thành mạch cần thiết để đưa máu đến nuôi tim và các cơ quan trong cơ thể. Chỉ số huyết áp tối ưu hoặc bình thường trong ngưỡng cho phép sẽ giúp tim bơm máu hiệu quả. Huyết áp tăng hay giảm bất thường đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Mỗi độ tuổi có một chỉ số huyết áp chuẩn riêng mà mọi người cần duy trì để ổn định sức khỏe. Ai cũng cần biết chỉ số huyết áp cùng giới hạn an toàn của mình để chủ động phòng tránh rủi ro do bệnh tăng huyết áp gây ra.


    Đo huyết áp sẽ giúp bạn có được một chỉ số sức khỏe quan trọng. Huyết áp ảnh hưởng tới hoạt động trung chuyển máu đi khắp cơ thể do đó tác động tới hầu hết các bộ phận. Phương pháp này giúp tầm soát chứng tăng huyết áp (chỉ số huyết áp lành mạnh là dưới 130/80 mmHg).


    Đo huyết áp cũng là một việc đơn giản, tiến hành nhanh gọn và không tốn nhiều chi phí. Vậy tội gì bạn không làm?

    Đo huyết áp
    Đo huyết áp
    Đo huyết áp
    Đo huyết áp
  3. Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh, giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát… Xét nghiệm máu sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về sức khỏe của bạn, đặc biệt là lượng cholesterol trong máu. Mọi người, không riêng gì nữ giới, từ 20 tuổi trở lên nên biết nồng độ cholesterol trong máu của mình và tiến hành kiểm tra ít nhất 4 đến 6 năm một lần.


    Mục đích là tầm soát tiểu đường và tăng lipid máu với mức đường huyết và cholesterol lành mạnh khi đói gồm:

    • Mức glucose: Dưới 6,1 mmol/L.
    • Cholesterol toàn phần từ 200 mg/dL trở xuống; Triglyceride dưới 149mg/dL; Cholesterol “xấu” LDL dưới 100mg/dL, Cholesterol “tốt” HDL từ 50 mg/dL trở lên.


    Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra hoạt động của các bộ phân khác của cơ thể như gan, thận và tuyến giáp, xác định nguy cơ thiếu máu hoặc lượng hemoglobin thấp, cũng như kiểm soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

    Xét nghiệm máu
    Xét nghiệm máu
    Xét nghiệm máu
    Xét nghiệm máu
  4. Thăm khám định kỳ vùng chậu, nơi có hệ thống cơ quan sinh sản của nữ giới và thực hiện xét nghiệm Pap sàng lọc ung thư cổ tử cung là hai việc làm vô cùng cần thiết đối với nữ giới từ 21 tuổi.


    Việc thăm khám vùng chậu, khám phụ khoa có thể chỉ gói gọn trong 10 phút nhưng sẽ giúp chị em phát hiện các bệnh lý nguy hiểm, từ đó bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản cũng như ngăn ngừa các nguy cơ gây vô sinh. Còn đối với xét nghiệm Pap, bạn nên kiểm tra định kỳ ba năm một lần đối với phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi có xét nghiệm Pap bình thường và xét nghiệm HPV âm tính thì việc sàng lọc có thể thực hiện định kỳ năm năm một lần.


    Phụ nữ từ 24 tuổi trở xuống, đã quan hệ tình dục cũng cần phải thăm khám các bệnh lậu, chlamydia và sàng lọc HIV. Cho nên hầu hết phụ nữ, đặc biệt là những người có nhu cầu chăm sóc dự phòng sức khoẻ chung, đòi hỏi khai thác tiền sử đầy đủ và thăm khám thể chất cũng như khám phụ khoa.

    Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
    Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
    Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
    Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
  5. Có thể bạn còn đang xem thường điều này nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trước khi 40 tuổi, bạn nên đi khám thị lực và đi thường xuyên hơn nếu trước đó bạn đã có vấn đề về thị lực.


    Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo bắt đầu từ tuổi 18 đến 60 tuổi nhiều nhất là 2 năm cần kiểm tra mắt 1 lần. Điều này có thể giúp phát hiện các vấn đề không chỉ dừng lại ở thị lực.

    "Bằng cách xác định những vấn đề về mắt và thị lực, hay các dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi những tổn thương không hồi phục có thể xảy ra về sau", Chủ tịch Hiệp hội Samuel Pierce cho hay.


    Lý do cần phải duy trì việc khám mắt định kỳ bởi thị lực thường bị giảm sút rất nhanh theo thời gian khi mắc các bệnh về mắt cũng như do việc sử dụng các thiết bị điện tử hàng ngày. Nhiều bệnh về mắt thường không có triệu chứng cụ thể, đôi khi âm thầm nhưng lại gây ảnh hưởng đến thị lực, chỉ có thể phát hiện khi đi thăm khám, chẳng hạn như:

    • Bệnh Glaucoma (cườm nước)
    • Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác
    • Đục thủy tinh thể
    • Bệnh võng mạc tiểu đường
    Kiểm tra thị lực
    Kiểm tra thị lực
    Kiểm tra thị lực
    Kiểm tra thị lực
  6. Kiểm tra chức năng gan là một phương pháp cần thiết để đánh giá hoạt động của hệ thống gan trong cơ thể, gan có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh tồn và chức năng cơ bản của cơ thể.


    Kiểm tra chức năng gan có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan, nhiễm độc gan, ung thư gan và các bệnh gan khác. Những bệnh này không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn ban đầu, nhưng khi được phát hiện sớm, có thể điều trị và quản lý hiệu quả. Kiểm tra chức năng gan cũng cần thiết để theo dõi hiệu quả việc điều trị những người mắc bệnh liên quan đến gan. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá liệu phương pháp điều trị đã làm giảm được mức độ tổn thương gan hay không và có cần điều chỉnh phương pháp điều trị hay không.


    Kiểm tra chức năng gan định kỳ là một phương pháp tích cực để duy trì sức khỏe tổng quát của gan. Bảo vệ và bảo quản sự hoạt động bình thường của gan giúp tăng cường chức năng miễn dịch, hấp thụ dinh dưỡng tối ưu và duy trì cân bằng chất lượng cuộc sống.

    Kiểm tra chức năng gan
    Kiểm tra chức năng gan
    Kiểm tra chức năng gan
    Kiểm tra chức năng gan
  7. Khám sức khỏe tổng quát là quá trình đánh giá và kiểm tra tình trạng sức khỏe chung của một người. Đây là một bước quan trọng trong việc duy trì, nâng cao, phòng ngừa và phát hiện các vấn đề về sức khỏe.


    Khám sức khỏe tổng quát thường tiến hành thu thập thông tin về tiền sử y tế, cảm nhận triệu chứng và kiểm tra cơ bản. Sau đó, các xét nghiệm được yêu cầu để xác định rõ hơn về tình trạng cơ thể. Một số kiểm tra: đo huyết áp, đo nhiệt độ cơ thể, kiểm tra tim mạch… giúp xác định các chỉ số quan trọng về sức khỏe tổng quát của người được khám. Ngoài ra, các xét nghiệm máu có thể được yêu cầu để kiểm tra các chỉ số sinh hóa quan trọng: mức glucose (đường trong máu), cholesterol, chức năng gan,… giúp phát hiện vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc tình trạng bất thường trong cơ thể.


    Khám sức khỏe tổng quát không chỉ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, mà còn cho phép xây dựng một kế hoạch chăm sóc cá nhân nâng cao sức khỏe tổng thể, tốt nhất bạn nên khám sức khỏe tổng quát ít nhất 2 lần/năm. Việc thực hiện kiểm tra định kỳ này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.

    Khám sức khỏe tổng quát
    Khám sức khỏe tổng quát
    Khám sức khỏe tổng quát
    Khám sức khỏe tổng quát
  8. Xét nghiệm HPV là một quy trình y tế quan trọng được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của virus HPV (Human Papillomavirus) trong cơ thể. Đây là một loại xét nghiệm quan trọng đối với phụ nữ, bởi vì HPV có thể gây ra các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung và các vấn đề khác liên quan đến hệ sinh sản.


    Có đến 11-12% dân số thế giới (tương đương 700-800 triệu người) hiện đang nhiễm HPV ở cả nam và nữ. Quá trình xét nghiệm HPV thông thường bao gồm việc thu lấy mẫu từ khu vực âm đạo hoặc từ cổ tử cung. Mẫu này sau đó được chuyển đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định sự hiện diện của virus HPV.


    Xét nghiệm HPV là công cụ quan trọng trong việc phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh liên quan đến virus HPV. Nó cho phép các chuyên gia y tế xác định nguy cơ cá nhân và lựa chọn các biện pháp điều trị hoặc theo dõi thích hợp. Việc thực hiện xét nghiệm này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV và tăng khả năng phát hiện sớm, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống những người được kiểm tra.

    Xét nghiệm HPV
    Xét nghiệm HPV
    Xét nghiệm HPV
    Xét nghiệm HPV
  9. Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng cho cơ thể, giúp sản xuất hồng cầu và duy trì chức năng miễn dịch. Xét nghiệm nồng độ sắt là một trong những xét nghiệm quan trọng để đánh giá sự cân bằng sắt trong cơ thể.


    Nồng độ sắt không cân bằng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Quá ít sắt trong cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu sắt thường có triệu chứng mệt mỏi, sốt rét, da nhợt nhạt, tóc rụng, suy nhược, gặp khó khăn trong việc tập trung, giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Quá nhiều sắt trong cơ thể cũng gây ra nguy cơ sức khỏe, tích tụ sắt quá mức trong các cơ quan và mô, gây ra hư hỏng tế bào và vi khuẩn phát triển.


    Xét nghiệm nồng độ sắt là một công cụ quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sự cân bằng sắt trong cơ thể, giúp cho việc xác định và điều chỉnh các rối loạn trong cung cấp sắt, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe tiềm tàng.

    Xét nghiệm nồng độ sắt
    Xét nghiệm nồng độ sắt
    Xét nghiệm nồng độ sắt
    Xét nghiệm nồng độ sắt
  10. Vitamin D là một vitamin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ xương, hệ miễn dịch và các hệ thống khác trong cơ thể. Xét nghiệm nồng độ vitamin D là một phương pháp chẩn đoán quan trọng để đánh giá mức độ dưỡng chất này trong cơ thể.


    Hình thành chủ yếu từ tia tử ngoại khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vitamin D cũng có thể được hấp thụ thông qua một số thực phẩm như cá, trứng và sữa bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như thiếu ánh sáng mặt trời, lối sống trong nhà hoặc khẩu phần ăn không đầy đủ, nồng độ vitamin D trong cơ thể có thể không đủ. Khi nồng độ vitamin D không đủ, cơ thể có thể gặp một số vấn đề sức khỏe. Thiếu vitamin D gây ra loãng xương, suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh lý khác. Do đó, xét nghiệm nồng độ vitamin D có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe và xác định liệu cơ thể có đủ vitamin D hay không.


    Xét nghiệm nồng độ vitamin D giúp cho việc xác định và điều chỉnh tình trạng cung cấp vitamin D, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe tiềm tàng.

    Xét nghiệm nồng độ vitamin D
    Xét nghiệm nồng độ vitamin D
    Xét nghiệm nồng độ vitamin D
    Xét nghiệm nồng độ vitamin D



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy