Top 10 Kiệt tác hội họa để đời trong thời kì Phục Hưng

Hoài Thu 7271 0 Báo lỗi

Thời kỳ Phục Hưng là thời kì đánh dấu sự thành công vang dội của lịch sử hội họa ở phương Tây. Góp phần làm nên lịch sử vàng son đó phải kể các các kiệt tác ... xem thêm...

  1. Đám cưới tại Cana (The Wedding at Cana) là kiệt tác tranh sơn dầu của danh họa Ý - Paolo Veronese, được vẽ năm 1563 cho tu viện Benedectine San Giorgio Maggiore ở Venice. Bức tranh mô tả lại Đám cưới theo Kinh thánh tại Cana, về phép lạ đầu tiên mà chúa Jesus thực hiện cho loài người. Cụ thể, chúa Jesus và các môn đệ được mời đến dự một tiệc cưới tại Cana (địa danh này ở đâu thì vẫn còn đang gây tranh cãi). Tuy nhiên, khi tiệc đang ở cao trào thì rượu hết. Trước sự bối rối của gia chủ, chúa Jesus yêu cầu gia nhân đổ đầy nước vào các chum, rồi sau đó biến tất cả thành rượu mới.


    Bức tranh thể hiện một bữa tiệc có 130 thực khách, với chúa Jesus là trung tâm. Tuy nhiên kỳ lạ thay, 130 con người ấy làm đủ thứ chuyện có thể xảy ra ở một con người, chỉ trừ việc nói chuyện. Điều này, theo phân tích của một số nhà mỹ thuật, là một sáng tạo của Veronese khi thể hiện truyền thống của tu viện Benedectine - giữ im lặng trong phòng ăn. Phía trên là một bầu trời xanh, sáng với những đám mây trắng, như muốn thắp sáng và làm sâu sắc thêm quan điểm của người xem về thời gian, địa điểm và bản thân những người được mời đến đám cưới. Nhưng sâu xa hơn, Veronese còn muốn nhấn mạnh đến vấn đề khoái lạc trong yến tiệc, về sự xa hoa phi lý của xã hội đương thời, qua đó phản biện công khai những gì được cho là nhạy cảm của Venice thời kỳ cuối Phục Hưng.


    Người ta nói rằng Veronese đã vẽ chính mình là một trong số 130 khách mời tham dự bữa tiệc cưới này (người mặc áo trắng cầm chiếc đàn Viol ngồi cạnh Titian và Bassano). Bức tranh với kích thước 666 cm x 990cm hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris.

    Đám cưới tại Cana
    Đám cưới tại Cana

  2. Trường học Athens (School of Athens) là một trong bộ tứ tranh tường của Raphael, ra đời vào khoảng giữa giai đoạn 1509 - 1511. Trường học Athens thể hiện cách hiểu triết học của Raphael như một kiến thức về hiện thân của Thiên Chúa, với Plato và Aristotle đặt ở trung tâm của khung cảnh, giống như Chúa Giêsu là trung tâm trong bức tranh “Tiệc cưới ở Cana” của Paolo Veronese.


    Tổng cộng, bức tranh có 21 triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, như Pythagoras, Heraclitus... trong đó Plato và Aristotle được đặt ở trung tâm. Hai người này, một già - một trẻ, một giản dị, chân chất - một hào nhoáng, như đang tranh luận về một vấn đề nào đó, mà đa phần giới chuyên môn cho rằng đó là sự khác biệt về 2 trường phái triết học. Đối với Plato, đó là thuyết Hình thức (theory of Forms) - nơi sự "tồn tại" là cái phi vật chất, là cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu nhiên, còn "không tồn tại" là vật chất. Còn Aristotle, ông coi sự tồn tại vật lý là thực và hiện thực là chân lý.

    Đó là 2 trục tư tưởng triết học mà nhiều triết gia khác nương theo. Raphael không đứng về bên nào, mà cách thể hiện của ông dường như cho thấy ngôi trường của các triết gia không phải để họ ganh đua, mà vì một nhu cầu chung nhằm tìm kiếm tri thức và sự thật của cuộc sống.

    Kiệt tác Trường học Athens của Raphael. Trung tâm là Plato (trái) và Aristotle (phải), xung quanh là 19 triết gia nổi tiếng khác của Hy Lạp cổ.
    Kiệt tác Trường học Athens của Raphael. Trung tâm là Plato (trái) và Aristotle (phải), xung quanh là 19 triết gia nổi tiếng khác của Hy Lạp cổ.
  3. Danh họa Michelangelo đã tạo ra bức tranh để đời của mình - The creation of Adam. Bức tranh treo tường này nằm trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican City được vẽ từ năm 1511 đến năm 1512. Bức tranh mô tả về một giai thoại trong Sách Sáng thế, khi Chúa thổi hồn và tạo ra Adam - con người đầu tiên trên thế giới. Bên cạnh những giá trị về mặt hội họa, ý nghĩa của bức tranh cũng gây ra khá nhiều tranh cãi trong giới nghệ thuật. Nổi bật trong số đó là ý tưởng về việc Michelangelo đã dựa trên nền tảng cấu trúc giải phẫu của con người để làm nên bức tranh này.

    Năm 1990, Frank Meshberger đã công bố một nghiên cứu, cho rằng hình mẫu Chúa trong bức họa của Michelangelo thể hiện một cách chính xác cấu trúc giải phẫu của não người, với những đường nét đầy đủ về bề mặt trong và ngoài não bộ, gồm thân não, thùy trước trán, động mạch thân nền, tuyến yên. Ngoài ra, còn một ý tưởng khác, đó là miếng vải đỏ xung quanh Chúa là hiện thân của tử cung con người, còn dây xanh chính là dây rốn. Người đưa ra lý thuyết này là một nhóm chuyên gia Ý và theo họ, điều đó thể hiện việc lý tưởng hóa sự ra đời của một người đàn ông, dựa trên chính hiện thực trong cuộc sống.

    Thật không may, kiệt tác của Michelangelo và một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong đỉnh cao của thời kỳ Phục hưng và nghệ thuật tôn giáo bị thiệt hại do khói nến liên tiếp trong nhiều thế kỷ, đã làm cho bức tranh bị tối đi và trở thành một cái bóng ảm đạm. Trong những năm 1980, trần nhà nguyện Sistine đã trải qua một đợt phục hồi quy mô lớn đã tiết lộ màu sắc thật và các chi tiết được ẩn trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, việc phục hồi cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các nhà sử học nghệ thuật.

    Chúa tạo ra Adam
    Chúa tạo ra Adam
  4. Ra đời trong giai đoạn 1495 - 1498, bức tranh tường The Last Supper của Leonardo da Vinci được xem là một trong những kiệt tác về Thiên chúa trong giai đoạn Phục Hưng. Bức tranh treo tường này nằm trên tường sau phòng ăn tu viện Dominica Santa Maria delle Grazie ở Milan, Ý, được vẽ vào thời gian 1495 – 1498. Nó khác biệt với các bức bích họa khác cùng thời đại vì ông Da Vinci đã tạo ra nó bằng cách sử dụng các sắc tố thực nghiệm trực tiếp trên tường thạch cao khô. Nhưng ngay cả trước khi nó được hoàn thành, sơn vẽ đã bị bong tróc ra khỏi bức tường. Ý tưởng của bức họa dựa trên bối cảnh bữa ăn cuối của chúa Jesus cùng 12 môn đệ, thời điểm Chúa tuyên bố rằng 1 trong số những môn đệ sẽ phản bội người.


    Bức tranh thể hiện phản ứng rất sắc nét của 12 môn đệ. Bartholomew, James bé (James Minor), Andrew, cả 3 rất ngạc nhiên. Judas ngỡ ngàng, Peter nắm chặt dao phẫn nộ, còn John - môn đồ trẻ nhất - ngất đi. Đó là nhóm bên trái. Bên phải là Thomas trông có vẻ buồn bã, James lớn (James Major) choáng váng, Philip thể hiện gương mặt muốn một lời giải thích. Còn Jude Thaddeus và Matthew đưa mắt nhìn Simon với vẻ mặt... nghìn dấu hỏi.

    Nhìn chung, nội dung bức tranh hướng trực tiếp đến một giai thoại trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, các chuyên gia mỹ thuật đánh giá đây là một công trình cực kỳ phức tạp, thể hiện hệ thống toán học, tâm lý học rất rắc rối, đưa ra quan điểm đa chiều, và xứng đáng là một tác phẩm tiên phong, vượt trội về tính thẩm mỹ trong nghệ thuật Phục Hưng.

    Bữa tối cuối cùng
    Bữa tối cuối cùng
  5. Bức tranh "Pesaro Madonna" được vẽ từ năm 1519 đến năm 1526, bức tranh mô tả Đức Trinh Nữ và Chúa trên đỉnh bục giảng được nâng lên. Những ủy viên của bức tranh, Jacobo Pesaro được thể hiện đang quỳ trước Đức Trinh Nữ và dâng lên Đức Trinh Nữ thông qua Thánh Peter. Titian cho thấy người bảo trợ của mình trong một tư thế sùng kính, quỳ trước mặt Đức Trinh Nữ và được Thánh Phêrô tặng cho bà. Hiển thị nổi bật trên bức là chìa khóa của Thánh Phêrô, mặt phẳng đường chéo của nó, hướng về phía Virgin, tương đương với của Jacopo. Vị trí của Virgin ở trên cùng của các bước ám chỉ đến vai trò thiên thể của cô như Madonna della Scala (Madonna của Cầu thang) và là Cầu thang lên Thiên đàng. Titian thực sự đã sử dụng vợ của mình, người đã chết trong khi sinh con ngay sau đó, như là mô hình cho Đức Trinh Nữ Maria trong công việc này.

    Các biểu ngữ màu đỏ lớn ở phía xa bên trái nổi bật hiển thị cánh tay giáo hoàng ở trung tâm và những người của Jacopo dưới đây. Cũng được hiển thị là một nhánh nguyệt quế, một biểu tượng của chiến thắng. Một hiệp sĩ không xác định có hai tù nhân trong tow, turked Turk và Moor, có lẽ là một tham chiếu đến chiến thắng của Jacopo trên Turks năm 1502. Ở bên phải, Thánh Phanxicô Assisi liên kết năm thành viên gia đình Pesaro quỳ xuống với Chúa Kitô, gợi ý rằng thông qua con đường riêng của mình để nhận diện với sự cứu rỗi của Đấng Christ có thể đạt được. Ngay phía sau Saint Francis là Saint Anthony của Padua - cả hai, giống như Saint Bernardino, là người Phanxicô, cũng như nhà thờ Santa Maria Gloriosa dei Frari.

    Các thành viên trong gia đình của nhà tài trợ là bất động. Tất cả các nhân vật khác đều hoạt động mạnh mẽ và chiếm các mặt phẳng chéo. Các bước, vượt qua bởi các cột lớn bị cắt ở đầu, được đẩy theo đường chéo trở lại vào không gian. Thiên thần trẻ sơ sinh xuất hiện trên đám mây ở trên. Một người nhìn thấy ở phía sau xem Cross. Mặt sau của thiên thần này được đính kèm với Chúa Kitô trẻ sơ sinh, người đã nghịch ngợm trên đùi của Mary và nhìn xuống Saint Francis, người đã quay lại nhìn anh. Các loại vải đặc trưng phong phú và kết cấu, đặc biệt là cờ và trang phục. Sự chú ý đến kết cấu vật liệu này được tăng cường hơn nữa bởi sự thay đổi của đèn sáng và các điểm nhấn tối trên bầu trời. Ánh sáng của Venice, lấp lánh trong dòng sông của nó, dường như chiếu sáng bức tranh này.

    San Zaccaria Altarpiece - Giovanni Bellini
    San Zaccaria Altarpiece - Giovanni Bellini
  6. Bức tranh sơn dầu trên chất liệu vải này được Giovanni Bellini vẽ vào năm 1505. Đây là một trong những hình mẫu tốt nhất của cái gọi là conversazione sacra hoặc “chuyện thiêng liêng” được các nghệ sĩ thời Phục hưng Ý phát triển và thay thế các hình thức polyptych cứng nhắc của giai đoạn trước đó.


    Đức Trinh Nữ Maria với Chúa Giêsu bé trong trung tâm được mô tả cùng với bốn vị thánh Kitô giáo – Thánh Peter và Thánh Catherine của Alexandria ở bên trái, và Thánh Gerome và Thánh Lucy ở bên phải – và một thiên thần chơi violin tại chân bàn thờ. Bức tranh được đặt trong nhà thờ San Zaccaria ở Venice, Ý.


    Bức tranh giúp con người mãi thấy được vẻ đẹp và sự vĩ đại của Thần, để luôn tin ‘thiện ác hữu báo’, kẻ làm ác sẽ bị ác báo, người tốt sẽ có phúc báo, người tu sẽ lên thiên đường.

    Pesaro Madonna - Titian.
    Pesaro Madonna - Titian.
  7. Bức tranh bộ ba này được họa sĩ Hà Lan vẽ vào khoảng năm 1505 và 1510, bao gồm ba bức:


    • Bức bên trái mô tả Vườn Địa Đàng khi Adam và Eva bị cám dỗ bởi Con Rắn trên cây.
    • Bức ở giữa mô tả phán xét cuối cùng với Chúa Giêsu trên ngai vàng, là thẩm phán của thế giới.
    • Bức bên phải mô tả địa ngục, bức này có bối cảnh rất giống với bức trung tâm, nhưng thay vì là Chúa Giêsu, nó lại diễn tả quỷ Sa-tan đã nhận được linh hồn của những người bị đày xuống địa ngục.

    Đề tài ‘tội lỗi và trừng phạt’ là trọng tâm trong tất cả các tác phẩm của Bosch. Bức tranh trung tâm đại diện cho tội lỗi thông qua ẩn dụ về cỗ xe ngựa lớn chở cỏ khô, thứ mà thế giới tham lam đang giành giật lấy. Cùng lúc ấy, ma quỷ đang kéo cỗ xe sang bức tranh phía bên tay phải – một trong những mô tả đầu tiên của Bosch về địa ngục.


    Chúa xuất hiện ở phần trên cùng của bức tranh “Vườn địa đàng”, với một khối cầu trong tay biểu tượng cho vũ trụ. Ba cảnh bên dưới thể hiện “Sự sáng tạo ra Eve,” “Ăn trái cấm” và “Adam và Eve bị trục xuất khỏi Vườn địa đàng” theo thứ tự thời gian. Những tác phẩm thời tiền Phục Hưng sử dụng một kỹ thuật điển hình là tả cảnh theo thứ tự thời gian để chúng có thể được ‘đọc’ như một câu chuyện.


    Tại bức tranh trung tâm, những người đàn ông và đàn bà đang xúm quanh cỗ xe chất đầy cỏ khô, tranh giành nhau để lấy một ít cỏ khô với tất cả khả năng và dụng cụ của họ. Họ đi xa tới mức giết hại cả người khác chỉ để lấy một nhúm cỏ. Một nhóm thầy tu và bà xơ ở phía dưới cùng góc bên phải đã lấy được một bao cỏ. Vài người trong số họ đang phân chia và tích trữ cỏ, trong khi những người khác đã thưởng thức cỏ. Thậm chí cả nhà vua, giám mục và nhà quý tộc cũng đang lo lắng đuổi theo ở phía bên phải cỗ xe. Không ai nhận ra rằng ma quỷ đang kéo cỗ xe xuống địa ngục (sang bức tranh bên tay phải). Tranh của Bosch đã minh họa một cách vô cùng xuất sắc câu ngạn ngữ Flemish “Thế giới là một đống cỏ khô, và người ta cố gắng nhổ lấy càng nhiều càng tốt”.

    Ngày phán xét cuối cùng, Hieronymus Bosch
    Ngày phán xét cuối cùng, Hieronymus Bosch
  8. Đây là bức tranh đứng đầu bảng xếp hạng, tác phẩm "Nàng Mona Lisa" đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người yêu hội họa và được biết đến ở hầu hết mọi nơi trên toàn thế giới. Được tạo ra bởi họa sĩ tài ba người Ý thời Phục hưng Leonardo da Vinci, đến nay bức họa nổi tiếng nhất thế giới vẫn còn gây nhiều tranh cãi và có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh tuyệt phẩm này. Leonardo da Vinci đã vẽ nó vào năm 1503 - 1504 cho tới trước khi ông qua đời vào năm 1519. Đặc biệt là nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa, một nụ cười như chứa đựng rất nhiều bí mật mà đến nay vẫn còn rất nhiều nghiên cứu đang nỗ lực giải thích cho nụ cười này. Kiệt tác này hiện được trưng bày rất nghiêm ngặt tại bảo tàng Louvre, Paris, nơi vẫn đón hơn 6 triệu lượt du khách tới thăm và chiêm ngưỡng.


    Tranh Mona Lisa đã 500 tuổi và giờ đây hầu như cả thế giới mặc nhiên coi đó là bức tranh đẹp nhất. Vì sao bức tranh nàng Mona Lisa lại nổi tiếng đến thế?" là một câu hỏi hóc búa. Giả thuyết trước đó đưa ra rằng, nó nổi tiếng vì là sản phẩm của một họa sĩ nổi tiếng, nụ cười bí ẩn của cô, hay những điều huyền bí xảy ra quanh bức tranh. Tuy nhiên, câu trả lời này không làm hài lòng đám đông. Và đáp án: "chẳng có lý do nào" đã được nhiều người chấp nhận nhất, theo Britannica. Theo đó, sự nổi tiếng của bức tranh không phụ thuộc vào một lý do cụ thể, mà nó là sự kết hợp của nhiều lý do, bối cảnh khác nhau. Còn theo CNN, bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng khắp thế giới là nhờ một vụ trộm táo bạo, diễn ra từ hơn 100 năm trước. Khi đánh cắp bức tranh, chính Vincenzo cũng không bao giờ nghĩ rằng hành động này giúp Mona Lisa tỏa sáng.

    Mona Lisa
    Mona Lisa
  9. Nhiều nhà phê bình coi Giotto là thiên tài đầu tiên của hội họa hiện đại và một số người cho rằng không có họa sĩ nào vượt qua ông.


    Bức bích họa của ông trên Nhà nguyện Scrovegni là một trong những kiệt tác quan trọng nhất của nghệ thuật phương Tây và ‘Nụ hôn của Judas’ là bức tranh nổi tiếng nhất.


    Bức tranh ghi lại khoảnh khắc phản bội của Judas khi nhận diện Chúa Giêsu với những người lính bằng cách hôn chúa Giêsu.


    Giotto nắm bắt một cách thuần thục kịch tính và sự nhầm lẫn về việc bắt giữ Chúa Giêsu cũng như sự tương phản của các biểu hiện của Chúa Giêsu và Giuđa khi họ nhìn trực diện.

    Nụ hôn của Giuđa
    Nụ hôn của Giuđa
  10. Nhắc tới Nhà Nguyện Sistine, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bức tranh trên trần nhà được thực hiện bởi Michelangelo. Bức tranh khắc họa các cảnh tượng trong cuốn Sách Sáng Thế. Cuốn sách mở đầu cho Cựu Ước nói chung và Kính Thánh nói riêng. Tuy nhiên, người nghệ sĩ còn có một kiệt tác khác cũng ấn tượng không kém trong cùng căn phòng đó là bức họa “Sự phán xét cuối cùng”. Bức họa bao phủ toàn bộ bức tường sau án thờ, ra đời vài thập kỷ sau.


    Bức tranh: ‘Phán quyết cuối cùng’ là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây. Được vẽ trên bức tường của Nhà nguyện Sistine ở Thành phố Vatican, nó mô tả Sự tái lâm của Chúa Kitô (sự trở lại trong tương lai của Chúa Giêsu với trái đất) và sự phán xét cuối cùng và vĩnh cửu của Thiên Chúa của nhân loại.


    Chúa Giêsu được thể hiện ở trung tâm của bức tranh và được bao quanh bởi các vị thánh nổi bật; trong khi Sự phục sinh của người chết và Hậu duệ của địa ngục bị đày xuống được hiển thị trong khu vực bên dưới.

    Phán quyết cuối cùng - Michelangelo Buonarroti
    Phán quyết cuối cùng - Michelangelo Buonarroti




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy