Top 10 Bài tóm tắt tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi hay nhất
"Những đứa con trong gia đình" là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi tác giả công tác ở ... xem thêm...tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu quốc. Toplist sưu tầm và xin giới thiệu với các bạn các bài tóm tắt tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi hay nhất
-
Bài tham khảo số 1
Chiến và Việt là hai chị em được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng và yêu nước. Bố mẹ và những người thân của hai em điều bị giặc giết chết. Để tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình nên dù chưa đủ tuổi, Chiến và Việt đã dành nhau để được đi ra chiến trường. Với sự đồng ý của chú Năm, hai chị em thu vén việc nhà để yên tâm ra đi. Trước đêm ra trận, chị Chiến tính toán cẩn thận việc nhà cửa vô cùng đảm đang và tươm tất; còn Việt vẫn trẻ con, hồn nhiên vui đùa.
Khi ở chiến trường, Chiến vẫn ra dáng một cô gái thục nữ, điệu đà khi lúc nào cũng mang theo chiếc gương để soi. Còn Việt thì luôn mang theo cái ná thun để bắn chim và cũng rất sợ con ma cụt đầu.
Một lần bị bắn trọng thương, trong đêm tối nằm lại nơi chiến trường, Việt thấy sợ cái bầu trời đêm lạnh lẽo, sau nhiều lần ngất đi tỉnh lại, những hồi ức tốt đẹp về quá khứ, về cha mẹ, về chú Năm và chị Chiến lần lượt hiện lên trong đầu Việt. Tuy đau đớn là thế nhưng lúc nào Việt cũng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xuất hiện.
Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.
-
Bài tham khảo số 2
Chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.
Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, chú Năm, chị Chiến… .
Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân đau buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”.
Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.
Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.
Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.
-
Bài tham khảo số 3
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân trẻ. Anh xuất thân từ một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống cách mạng vẻ vang nhưng chịu nhiều tổn thất nặng nề do tội ác của Mỹ – ngụy: ông nội, bố và mẹ Việt đều bị giặc giết. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm và một người chị nuôi lấy chồng xa.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân giết giặc. Anh chiến đấu ngoan cường, quyết lập nhiều chiến công để cùng chị trả thù cho ba má.
Trong một trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã diệt được một xe bọc thép của địch, nhưng anh bị thương nặng, phải nằm lại chiến trường và bị lạc đồng đội. Khắp người đau nhức nhưng Việt vẫn cố bò đi tìm đồng đội và lúc nào cũng ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Anh ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại ấy, dòng hồi ức đã đưa anh trở lại với những kỉ niệm thân thiết về người thân: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh, đặc biệt là kỉ niệm về đêm hai chị em xung phong tòng quân.
Anh Tánh và tiểu đội đã gặp được Việt sau ba ngày tìm kiếm và đưa Việt về điều trị tại một bệnh viện dã chiến. Sức khỏe Việt dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến nhưng Việt còn chần chừ vì thấy chiến công của mình chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và chưa đáp ứng được nguyện vọng của má
-
Bài tham khảo số 4
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội, cha mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ - Ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt - Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
-
Bài tham khảo số 5
Những đứa con trong gia đình là câu chuyện kể về hai chị em Chiến và Việt, họ sống trong một gia đình chứa đựng nhiều mất mát và đau thương: cha thì bị Pháp chặt đầu hồi chín tuổi, mẹ thì vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Hai chị em trở thành mồ côi, cả hai đùm bọc nhau mà sống. Họ trưởng thành và cả Chiến - Việt đều tòng quân dưới sự ủng hộ của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ trở thành những chiến sĩ sẵn sàng ra trận chống giặc.
Tham gia trận đánh tại một khu rừng cao su, Việt đã không sợ hi sinh, không ngại sự ác liệt, anh dũng chiến đấu dù đã lạc mất đồng đội và đã diệt được một xe bọc thép và sáu tên lính Mỹ, nhưng anh đã bị thương nặng, một mình tại chiến trường đầy bom đạn và chết chóc. Anh lúc đó nửa tỉnh, nửa mê, nhiều lần ngất đi. Trong đầu Việt hồi tưởng lại về gia đình, về mẹ, chú Năm, chị Chiến,…những người thân yêu của anh.
Lần tỉnh lại thứ tư của Việt, tuy mắt anh không thấy gì, chân tay tê cứng, đau buốt vì vết thương, nhưng niềm tin và vì phải sống, vì phải chiến đấu, Việt cố gắng lê từng tí từng tí một về phía tiếng súng của quân ta.
Anh cứ chầm chậm như thế, trong đầu anh lại nhớ về ngày má mất, nhớ lại ngày cả hai chị em đăng kí tòng quân, lúc đó chị Chiến giành đi trước vì cho rằng Việt chưa tròn 18 tuổi. Nhưng đến hôm đăng kí, Việt đã nhanh nhảu ghi tên mình trước, nhưng chị Chiến cố tình bật mí chuyện Việt chưa tròn 18 tuổi. Và phải nhờ đến chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được đi. Đêm trước ngày nhập ngũ, hai chị em ngồi bàn bạc mọi chuyện trong nhà, Việt nghe theo mọi sự sắp đặt của chị và thấy hình ảnh chị Chiến và lời nói sao giống má quá. Sáng hôm sau, cả hai chị em khiêng bàn thơ má sang gửi nhà chú Nam. Trong lòng Việt lúc đó cảm thấy thương chị thấy lạ.
Sau ba ngày đêm sống cùng vết thương, Việt đã được đồng đội tìm thấy, được điều trị tại bệnh viện dã chiến, sức khỏe Việt ngày càng phục hồi và tốt hơn. Lúc đó, anh Tánh giục Việt viết thư kể cho chị nghe. Dù rất nhớ chị nhưng Việt không biết viết như thế nào, bắt đầu từ đâu. Và thật sự Việt cảm thấy chiến công của mình không đáng gì so với những thành tích của đơn vị và chưa thấm gì so với mong ước của má.
-
Bài tham khảo số 6
Nhân vật chính trong truyện đó là Việt một người con miền Nam yêu nước và căm thù giặc. Những người thân trong gia đình anh đều lần lượt bị giết hại. Mối thù sâu sắc với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ và mong muốn nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại độc lập tự do.
Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Việt khi tham gia trận chiến trong rừng cao su thì bị thương, lạc đồng đội. Việt mê man và lúc tỉnh lúc mê nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại Việt nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù bị thương nhưng Việt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em giành tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.
-
Bài tham khảo số 7
“Những đứa con trong gia đình” kể về cuộc sống chiến đấu của hai chị em Chiến và Việt - người dân Nam Bộ chất phác, thật thà. Họ sinh ra trong một gia đình đầy những mất mát, đau thương: cha bị giặc bắn từ hồi hai chị em còn nhỏ, mẹ bị đại bác của Mĩ bắn chết. Chiến, Việt đều nhờ chú Năm chăm lo, dạy dỗ đến khi trưởng thành với lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm trả thù sục sôi trong lòng những đứa con mất cha mẹ từ tay giặc. Chiến và Việt đều xin đi tòng quân chiến đấu để báo thù cho gia đình, đất nước. Nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của chú Năm cả hai chị em đều được tham gia kháng chiến mặc dù Việt chưa đủ 18 tuổi.
Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” của sách giáo khoa Ngữ văn 12 thuật lại lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Lúc này anh đang bị thương trong một lần đối đầu với giặc ở rừng cao su. Anh đã tiêu diệt được một xe bọc thép có sáu tên lính Mĩ nhưng bản thân cũng bị thương rất nặng, lạc đồng đội một mình nằm lại chiến trường luôn trong tình trạng hôn mê nhưng mỗi lần tỉnh dậy anh đều nghĩ về gia đình có những người thân yêu là cha mẹ, chú Năm và chị Chiến. Việt hồi tưởng lại lúc mẹ mất hai chị em giành nhau đi tòng quân, chị Chiến không đồng ý nhưng nhờ có chú Năm Việt vẫn được lên đường chiến đấu. Hôm ấy khi thu xếp công việc ở nhà Việt răm rắp nghe theo lời chị và anh thấy chị Chiến rất giống má trong lòng ngập tràn tình yêu thương và niềm hân hoan chiến đấu. Đó là quá khứ còn giờ đây Việt ngất đi rồi lại tỉnh không biết bao nhiêu lần, dù sức lực không còn nhưng trong anh luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu cố gắng lê từng chút một về nơi có tiếng súng của quân ta. Chính tình cảm gia đình là động lực để anh cố gắng, chính lòng căm thù giặc đã thôi thúc anh vươn lên phía trước, tìm về nơi có sự sống.
Sau ba ngày đêm đơn vị cũng tìm được anh và đưa về chữa trị, may mắn sức khỏe Việt đã dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể về chiến công của mình nhưng anh cảm thấy những điều đó chưa có gì lớn lao so với thành tích của đơn vị và mong ước của má bấy lâu.
-
Bài tham khảo số 8
Đoạn trích kể về lần thứ tư tỉnh dậy của nhận vật Việt trong đêm thứ hai bị thương ở chiến trường. Khi ấy, Việt nhớ về chị Chiến. Sau khi ba má mất, hai chị em tranh nhau đi tòng quân, nhưng chị Chiến đủ 18 tuổi nên được đi, còn Việt khi ấy chưa đủ tuổi nhưng cũng nhanh nhảu ghi tên mình vào sổ. Chị Chiến biết chuyện, nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, sau đó thì Việt cũng được tòng quân.
Trước khi đi, hai chị em bàn bạc mọi chuyện trong nhà, cùng khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm, Việt thấy rất thương chị Chiến. Dù Việt đang bị thương nhưng những kí ức về chị Chiến vẫn hiện rõ mồn một, Việt vẫn luôn cầm cây súng sẵn sàng chiến đấu mặc cho hai mắt không nhìn thấy gì. Cuối cùng, Việt được đơn vị tìm thấy và đưa vào bệnh viện chăm sóc. Khi sức khỏe Việt dần hồi phục, Việt định viết thư cho chị nhưng không biết viết gì vì Việt thấy công lao của mình chưa thấm tháp gì so với kì vọng của má.
-
Bài tham khảo số 9
Việt sinh ra và lớn lên trong gia đình yêu nước ở Nam Bộ, đây là thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt. Chiến tranh đã cướp đi nhiều người thân trong gia đình nên Việt rất căm ghét kẻ thù.
Hai chị em Chiến và Việt cùng tham gia nhập ngũ. Việt nhỏ tuổi nhưng lại rất gan dạ, dũng cảm. Trong một trận đánh Việt tiêu diệt nhiều xe bọc thép Mĩ nhưng Việt bị thương, vết thương nặng khiến Việt ngất đi trên chiến trường, thời gian này Việt lúc tình lúc mơ, khi mơ anh nhớ lại những kỉ niệm vui, buồn với ba má và gia đình mình. Anh Tánh cùng những đồng đội tìm Việt trong tình cảnh hiểm nghèo, họ đưa Việt về bệnh viện quân y chữa trị vết thương.
-
Bài tham khảo số 10
Đoạn trích Những đứa con trong gia đình kể về lần thứ tư tỉnh dậy của nhận vật Việt trong đêm thứ hai bị thương ở chiến trường. Khi ấy, Việt nhớ về chị Chiến. Sau khi ba má mất, hai chị em tranh nhau đi tòng quân, nhưng chị Chiến đủ 18 tuổi nên được đi, còn Việt khi ấy chưa đủ tuổi nhưng cũng nhanh nhảu ghi tên mình vào sổ. Chị Chiến biết chuyện, nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, sau đó thì Việt cũng được tòng quân.
Trước khi đi, hai chị em bàn bạc mọi chuyện trong nhà, cùng khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm, Việt thấy rất thương chị Chiến. Dù Việt đang bị thương nhưng những kí ức về chị Chiến vẫn hiện rõ mồn một, Việt vẫn luôn cầm cây súng sẵn sàng chiến đấu mặc cho hai mắt không nhìn thấy gì. Cuối cùng, Việt được đơn vị tìm thấy và đưa vào bệnh viện chăm sóc. Khi sức khỏe Việt dần hồi phục, Việt định viết thư cho chị nhưng không biết viết gì vì Việt thấy công lao của mình chưa thấm tháp gì so với kì vọng của má.