Top 10 Loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho phụ nữ trong thời kì mang thai
Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ trong giai đoạn này, nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên rất nhiều. ... xem thêm...Cùng Toplist tìm hiểu những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt nhất cho phụ nữ mang thai nhé!
-
Dưa hấu có tính bình, giúp giải nhiệt lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đối với bà bầu, việc ăn dưa hấu thường xuyên giúp tăng bài tiết, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu trừ sưng phù chân. Với thành phần dinh dưỡng của mình, dưa hấu hoàn toàn xứng đáng được xếp vào danh sách “vàng” những loại trái cây tốt cho bà bầu. Dưa hấu chứa một lượng phong phú các khoáng chất như: kali, magiê, các vitamin như A, B1 và B6. Không chỉ cung cấp năng lượng, những dưỡng chất này còn rất tốt cho sự phát triển thị lực, hệ miễn dịch và thần kinh của thai nhi. Hơn nữa, dưa hấu lại ít cholesterol, calorie và chất béo nên mẹ bầu sẽ không cần lo lắng quá nhiều về cân nặng
Mang thai gây ra những thay đổi nội tiết tố lớn trong cơ thể, gây một số vấn đề khó chịu nhất định, chẳng hạn như ợ nóng. Dưa hấu được biết là có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa và giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ợ nóng, khó tiêu nhanh chóng. Vì vậy, nếu lần sau dạ dày bạn có cảm giác bồn chồn nhưng không phải do cơn đói gây ra, hãy thử tìm đến món trái cây thơm ngon, đẹp mắt này nhé. Bên cạnh ợ nóng, khó tiêu thì mẹ bầu cũng thường phải đối phó với những vết sưng bất thường ở tay và chân. Tình trạng này còn được gọi là phù nề. Tình trạng bà bầu bị phù chân, tay xuất hiện do sự tích tụ bất thường của chất lỏng tại một số mô trong cơ thể dẫn đến cảm giác đau nhức. Mặt khác, hàm lượng nước cao của dưa hấu giúp ngăn chặn sự tắc nghẽn và giảm phù nề ở bà bầu.
-
Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tất cả các sản phẩm thu từ cây bí đỏ như quả, lá, hoa, thân đều cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai. Việc chế biến cũng rất đơn giản, dễ làm, có thể xào, luộc, nấu canh bí, nấu cháo bí với gạo tẻ,... Bí đỏ giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, phòng và trị cao huyết áp, chữa chứng phù chân, thúc đẩy máu đông, hạn chế chảy máu sau sinh,... Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua món ăn có các thành phần từ bí đỏ nhé.
Bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác nhau không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn có lợi cho thai nhi đang phát triển, chẳng hạn như: protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Bà bầu ăn bí ngô rất có hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai. Do đó, nếu bạn đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ hoặc muốn điều hòa chỉ số đường huyết thì hãy tìm đến bí ngô nhé. Chàm và bị tiêu chảy là hai trong số những tình trạng phổ biến khi mang thai. Để ngăn ngừa, bạn có thể cân nhắc thêm bí ngô vào thực đơn dinh dưỡng nhằm loại bỏ giun đang ẩn nấp trong khu vực lá lách, ruột, từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm trùng dạ dày.
-
Theo Đông y, bí đao được gọi là đông qua, có vị ngọt, tính hàn, không có độc tính. Có tác dụng lợi phế, giải nhiệt, nhuận tràng, có lợi cho chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. Theo y học cổ truyền, bí đao có tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu). Bí đao có nhiều tác dụng cho bà bầu như chống khát nước, lợi tiểu, giảm nhẹ chứng sưng phù chân khi ăn canh bí đao với thịt hoặc cá chép. Vì vậy, ở những tháng cuối thai kỳ, bí đao rất có lợi cho cơ thể của bà bầu.
Bí đao có khả năng làm no bụng mà không chứa năng lượng nhiều. Trong bí đao, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể. Ngoài ra loại rau quả này cũng được chứng minh có tác dụng làm sáng da rõ rệt nhờ hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ hàng ngày, các chị em nên uống từ 200 - 500ml nước ép bí đao để giữ sáng và da sáng hơn nhé! Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, một số người nghỉ ngơi thì khỏi nhưng có người lại không. Bí đao khi nấu với thịt hoặc cá chép có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân.
-
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng là điều mà bạn cần lưu ý bởi đây là thời gian mà cơ thể cần rất nhiều dưỡng chất để giúp bé tăng trưởng và phát triển. Khoai lang là một trong những thực phẩm mà bạn có thể cân nhắc thêm vào chế độ ăn khi mang thai. Khoai lang có tác dụng nhuận tràng. Trong khoai lang chứa nhiều vitamin B6. Cả củ khoai và lá khoai lang đều đều mang lại lợi ích cho bà bầu như phòng ngừa chứng cao huyết áp, giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai nghén.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 800 microgam vitamin A mỗi ngày. Mỗi ngày, nếu bà bầu ăn khoảng nửa cốc khoai lang nướng thì sẽ đáp ứng được điều này. Vitamin A là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ sự phát triển các cơ quan của thai nhi như: tim, phổi, gan, thận,…Táo bón là vấn đề khiến rất nhiều bà bầu cảm thấy đau đầu trong thời gian mang thai và ăn khoai lang thường xuyên sẽ giúp bạn “đánh bay” nỗi lo này. Khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ, các axit amin, giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Mỗi ngày, bà bầu cần tiêu thụ khoảng 30g chất xơ và khoảng 1/3 trong số đó có thể được hấp thu từ một chén khoai lang.
-
Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: vitamin C, nicotinic acid, carotene. Các chất dinh dưỡng có nhiều trong lá rau cần hơn là thân của rau cần. Cách chế biến rau cần cũng rất đơn giản, có thể xào hoặc nấu canh hoặc trộn gỏi. Một số tác dụng của rau cần cho bà bầu như: phòng tiền sản giật, thanh nhiệt, giúp mát máu, lợi tiểu, giảm huyết áp và có tác dụng an thần. Rau cần hay còn gọi là rau hồ cần, cần cơm, hương cần,... là loại rau phổ biến ở các miền quê Việt Nam. Rau cần chứa tinh dầu, giàu các loại vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt và photpho. Bên cạnh đó, loại rau này cũng chứa nhiều carotene và acid hữu cơ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rau cần có tác dụng trị ho, giảm đường và mỡ thừa trong máu, giúp kháng viêm, long đờm và hạ huyết áp. Trong Đông y, rau cần là vị thuốc có tính mát, vị ngọt giúp thanh nhiệt, bình can, trừ phong lợi thấp, giảm áp suất máu và giúp sáng mắt, nhuận phế. Tất cả bộ phận của cây rau cần đều được điều chế thành những bài thuốc Đông Y. Với hàm lượng chất xơ cao, rau cần còn rất tốt cho những người bị táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, rau cần còn được dùng để giảm tuyến mồ hôi. Dù tốt là thế, nhưng không ít người thắc mắc liệu bà bầu ăn rau cần có tốt không. Theo các chuyên gia, rau cần có công dụng phòng tiền sản giật, đặc biệt đối với bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
-
Bà bầu ăn cá hồi khi mang thai được các chuyên gia dinh dưỡng rất khuyến khích. Cùng với cá chép, cá hồi là loại cá rất tốt cho các mẹ bầu bởi nguồn dinh dưỡng giàu có của nó. Cá hồi đã được biết đến là một trong những thực phẩm dồi dào axit béo omega-3. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà các loại chất béo này mang lại, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cá hồi còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện của cơ thể. Nó đặc biệt rất tốt cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai.
Một khẩu phần 120g cá hồi chứa 168 calo và 4g chất béo omega-3. Trong cá hồi không có carbonhydrat và rất giàu protein, 120g cá hồi có chứa 28g protein. Protein có trong cá hồi giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, từ đó giúp giảm cân và ngừa viêm đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: viatmin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như: canxi, li, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic,...
-
Hạnh nhân là thành viên được “săn đón” trong gia đình các loạt hạt sấy khô dinh dưỡng dành cho bà bầu. Hạt hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, đó là chất béo lành mạnh như a-xit béo omega-3, vitamin, khoáng vi lượng, calo,…Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 28gr hạnh nhân cung cấp 1milligram sắt, 75 mg canxi, 14 g microgram a-xit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thường có ở thai nhi, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung hạt hạnh nhân vào thực đơn ăn vặt trong suốt thời gian thai kỳ nhé.
Hạnh nhân có hàm lượng protein cao, có lợi cho sự phát triển cơ bắp của thai nhi. Ngoài ra, protein cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn có đủ sức mạnh và sự chịu đựng để vượt qua giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho bé khỏe mạnh và có cân nặng tốt khi chào đời. Hàm lượng chất xơ trong hạnh nhân giúp tiêu hóa dễ dàng và điều hòa ruột. Điều này giúp bà bầu tránh khỏi các nguy cơ về táo bón. Bạn nên ăn đủ chất xơ trong khi mang thai và hạnh nhân là một sự lựa chọn tuyệt vời.
-
Quả óc chó là một đáp án nằm trong danh sách trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn gì để con thông minh sáng dạ. Lý do là hạt của loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt và có ích trong quá trình thai nhi phát triển não bộ. Các chuyên gia cho rằng danh sách các loại hạt tốt cho bà bầu sẽ không thể thiếu hạt quả óc chó. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh và đem đến giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với nhu cầu của phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn quả óc chó cũng hỗ trợ giảm dị ứng hạt ở trẻ em trong tương lai.
Hạt của quả óc chó chứa axit béo omega-3, một loại chất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Các axit béo kích thích hoạt động của những tế bào não và giúp phát triển thị lực của thai nhi, bên cạnh đó hạt óc chó tốt cho tim mạch, chống oxy hoá và ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Phụ nữ mang thai thiếu chất béo hoặc không thích ăn dầu mỡ động vật, thì hạt óc chó là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Bổ sung chất béo mà không gây tăng cân cho bà bầu nếu ăn đủ lượng vì trong 100g hạt óc chó Mỹ chứa khoảng 65g chất béo, 15g protein, 654 kcal. Về lâu dài giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu bằng cách cung cấp một lượng lớn HDL trong máu (một loại cholesterol tốt), giúp bà bầu bổ sung những dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ.
-
Việt quất tươi là loại trái cây luôn được ưa chuộng trong những mùa hè nóng bức không chỉ do chúng có vị ngọt, mọng nước, nhiều chất dinh dưỡng mà còn vì bạn có thể ăn được ngay khi vừa hái xuống. Không những thế, bạn còn có thể kết hợp chúng với những thực phẩm khác để chế biến những món ăn bổ dưỡng. Quả việt quất có chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Chỉ cần ăn 2 quả việt quất mỗi ngày, mẹ bầu đã nạp đủ vitamin C bằng với 20 quả táo. Không chỉ có thế, việt quất còn giàu anthocyanidin giúp cải thiện thị lực, làm cho mắt sáng hơn.
Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, quả việt quất chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, axit béo omega–3 trong loại trái cây này còn giúp cải thiện não bộ, giúp em bé trong bụng thông minh hơn. Bà bầu ăn việt quất sẽ giúp cải thiện trí nhớ, duy trì thị lực, ngăn ngừa táo bón, ngừa bệnh tim, ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại nhiều bệnh tật. Ngoài ra, việt quất còn tốt cho thai nhi trong bụng khi tốt cho não bộ và mắt thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều loại quả này. Bạn chỉ nên ăn khoảng 50g việt quất mỗi ngày, hoặc ít hơn nếu như ăn mỗi ngày. Khi sử dụng, bạn cần lựa chọn những quả tươi, không bị hư hỏng và chọn mua quả ở những cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. -
Mang thai khiến bạn dễ bị cạn kiệt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Hạt chia giúp tăng năng lượng và bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết để cả bạn và bé đều khỏe mạnh. Do hạt chia có chứa một lượng lớn protein nên khi ăn bạn sẽ có cảm giác no lâu, tránh thói quen ăn vặt, từ đó giúp duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ. Hạt chia có chứa một lượng lớn axit folic, giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể lực. Ngoài ra, hạt chia còn có chứa axit béo omega-3, một dưỡng chất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành não bộ và hệ thần kinh của bé.
Hạt chia có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2. Hạt chia có chứa hàm lượng canxi cao. Vì vậy, bà bầu sử dụng hạt chia không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp thai nhi phát triển xương rất tốt ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Táo bón là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ do sự thay đổi của hormone, chế độ ăn trong quá trình mang thai. Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng thêm hạt chia để hỗ trợ bởi trong hạt chia có hàm lượng chất xơ cao. Do đó, bà bầu có thể sử dụng mà không lo tăng cân hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Nguyễn Hoàng Chương 2020-02-13 14:07:52
bài viết được chọn làm video của toplist.vn cảm ơn tác giả