Bí đao
Theo Đông y, bí đao được gọi là đông qua, có vị ngọt, tính hàn, không có độc tính. Có tác dụng lợi phế, giải nhiệt, nhuận tràng, có lợi cho chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. Theo y học cổ truyền, bí đao có tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu). Bí đao có nhiều tác dụng cho bà bầu như chống khát nước, lợi tiểu, giảm nhẹ chứng sưng phù chân khi ăn canh bí đao với thịt hoặc cá chép. Vì vậy, ở những tháng cuối thai kỳ, bí đao rất có lợi cho cơ thể của bà bầu.
Bí đao có khả năng làm no bụng mà không chứa năng lượng nhiều. Trong bí đao, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể. Ngoài ra loại rau quả này cũng được chứng minh có tác dụng làm sáng da rõ rệt nhờ hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ hàng ngày, các chị em nên uống từ 200 - 500ml nước ép bí đao để giữ sáng và da sáng hơn nhé! Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, một số người nghỉ ngơi thì khỏi nhưng có người lại không. Bí đao khi nấu với thịt hoặc cá chép có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân.