Top 15 Kỹ năng cần có để trở thành một leader
Leader không còn là một khái niệm quá mới mẻ với tất cả chúng ta, nhưng để trở thành một leader tuyệt vời không phải ai cũng làm được. Sau đây mình xin giới ... xem thêm...thiệu đến các bạn top 15 kỹ năng cần có để trở thành một leader tuyệt vời. Hi vọng bài viết của mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
-
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trực tiếp hữu hiệu nhất mà chúng ta nên sử dụng đầu tiên. Có những vấn đề nếu bạn không nói thì không ai có thể hiểu được bạn đang nghĩ gì, vì vậy có vấn đề gì chúng ta phải trực tiếp trao đổi với nhau để đôi bên hiểu nhau hơn. Nếu có vấn đề phát sinh trong team, leader cần trực tiếp trao đổi luôn với các member để giải quyết hay khắc phục vấn đề ngay, tránh để member của teammate rơi vào tình trạng “mù mờ lối đi”. Kỹ năng giao tiếp không chỉ quan trọng trong teammate mà còn rất quan trọng trong giao tiếp xã hội, một leader giao tiếp thông minh, khéo léo được lòng tất cả mọi người thì lợi nhuận và hiệu suất công việc mang đến rất lớn. Đây là một trong những kỹ năng “sống còn” của một leader.
-
Khi làm việc tập thể không cần tất cả chúng ta đều phải quá tốt, có thể trong team có một số member sẽ biểu hiện nổi trội hơn một số member khác. Không vì điều đó mà chúng ta loại bỏ những member yếu hơn, mỗi người đều có một ưu điểm của riêng mình, các member sẽ hỗ trợ, bù trừ cho nhau để team cùng đi lên và phát triển. Leader phải liên kết được mọi người với nhau để công việc đạt hiệu quả nhất.
-
Nếu không liên tục trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng thì làm sao chúng ta có thể trở thành một leader tuyệt vời có thể dẫn dắt các member trong teammate được. Kiến thức là vô hạn mà sự hiểu biết của chúng ta là hữu hạn vì vậy phải trau dồi để bồi dưỡng mình ưu tú hơn, hiểu biết hơn, giả sử các member có thắc mắc vấn đề gì đó với mình hoặc nhờ mình hỗ trợ mà chúng ta không biết thì mình nghĩ quả thực không được hay cho lắm các bạn ạ, vì mình là người dẫn đầu, đứng đầu mà.
-
Thái độ tích cực trong công việc cũng như trong cuộc sống giúp bạn thư thái hơn, sống thoải mái hơn, một leader “truyền lửa” đam mê cho các member trong teammate lại có thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, chểnh mảng, thái độ sống “tiêu cực”, thường xuyên biểu hiện các thói xấu của mình trước mặt các member thử hỏi lấy gì để member học hỏi và tôn trọng mình?
-
“Liều lĩnh” không phải lúc nào cũng tốt và quá “an toàn” không phải lúc nào cũng tốt. Cơ hội là thứ trôi qua không quá nhiều lần, đôi khi chúng ta phải “thử” và “cần” liều lĩnh để xem thử liệu sự thay đổi hay liều lĩnh của mình có mang lại cho mình những thứ tốt hơn hiện tại không, không thử sao các bạn có thể biết và cảm giác chiến thắng sau sự liều lĩnh quả thực rất tuyệt vời đó các bạn ạ.
-
Nếu member trong teammate mắc lỗi, vấn đề không quá lớn các bạn có thể cho qua hoặc nhắc nhở nhẹ, vấn đề quá nhỏ mà chúng ta làm “ầm ĩ” lên thì sẽ chẳng có lợi cho ai cả, ngược lại tạo nên khoảng cách giữa member và leader đó. Là một leader thông minh trong các tình huống này chúng ta nên cư xử khôn khéo để không làm mất lòng các member, để họ không quá thất vọng về bản thân hay có suy nghĩ tiêu cực hoặc ác cảm với mình. Giải quyết được vấn đề mà vẫn hài hòa được tất cả mọi người và thuận lợi cho công việc đó mới là cách xử trí thông minh của một leader.
-
Liên tục ‘training” cho các member trong teammate để nâng cao hiệu quả công việc cũng là thời gian để chúng ta “gần gũi” nhau hơn. Kiến thức là vô hạn, các bạn nên thường xuyên cập nhật thêm những kỹ năng mới và đưa ra vấn đề cho tất cả mọi người cùng nhau thảo luận. Mọi người sẽ hiểu nhau hơn, và tăng sự hiểu biết, trao đổi thông tin với nhau. Như vậy rất tốt cho sự phát triển teammate phải không các bạn.
-
Nắm rõ vấn đề này leader sẽ phân công công việc phù hợp cho từng member để hiệu quả công việc tốt nhất. Muốn làm được bất cứ một việc gì leader cần nắm rõ và hiểu rõ nhất “người của mình” đầu tiên, có làm gì cũng sẽ thành công và hiệu quả hơn đó các bạn ạ. Sự phân công công việc đúng với sở trường và sở thích của các member sẽ tạo ra hiệu quả công việc cao, không những thế còn tạo tâm lí thoải mái cho các member trong công việc mà không làm khó ai cả. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta cũng nên có những thử thách cho các member trong công việc mới để xem mọi người có khả năng làm những công việc đó không, biết đâu chúng ta lại phát hiện được một nhân tố bí ẩn thì sao.
-
Khi các vấn đề chồng chất lên nhau, chúng ta không biết phải nên bắt đầu từ đâu, làm “loạn” hết các vấn đề lên với nhau, vậy giải quyết các vấn đề sẽ gặp rắc rối. Một leader cần phải có kỹ năng lập kế hoạch, lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề theo trình tự, hợp lí, sáng suốt và chi tiết nhất, hạn chế được các sai sót hơn rất nhiều khi chúng ta không có một kế hoạch hay dự định gì phải không các bạn.
-
Sống không có lí tưởng, không có mục tiêu để chúng ta phấn đấu hướng đến mọi thứ sẽ rất mù mờ đó các bạn ạ. Một công việc nếu không có hứa hẹn hoặc cơ hội, mục tiêu cho bạn thăng tiến thì đó chắc hẳn là một công việc kém thú vị. Leader hãy hướng cho các member những điểm đến, những mục tiêu để họ có cơ sở phấn đấu, làm sao cho các member thấy được họ có cơ hội thăng tiến hơn, phát triển hơn nếu đặt ra mục tiêu để cố gắng. Lấy mục tiêu làm động lực để hoàn thành tốt công việc và trí hướng phấn đấu.
-
Ý tưởng mới mẻ là điều cực kì cần thiết trong tất cả mọi công việc, mà nhất là những ý tưởng “táo bạo” được đánh giá rất cao. Một leader phải luôn là người dồi dào ý tưởng. Một người đứng đầu cần những ý tưởng mới mẻ, đầy tính bứt phá. Nhưng không phải ý tưởng lúc nào cũng "xuất hiện" trước mặt chúng ta, chúng ta cần quá trình tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề để tìm ra những ý tưởng tuyệt vời nhất. Là một leader chúng ta phải luôn luôn cố gắng hơn trong tất cả mọi việc các bạn ạ.
-
Không phải mình là leader rồi, mình làm gì cũng đúng, làm gì cũng tốt, kì thực không một ai hoàn hảo cả nên chúng ta cần phải biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân mình hơn. Tất nhiên không phải ai nói vấn đề gì chúng ta cũng phải tiếp thu và lắng nghe, cần có chọn lọc và phù hợp với bản thân mình.
-
Nhìn nhận ra được những ưu, nhược điểm của mình để sửa chữa hoặc cải thiện chúng theo hướng tích cực cũng là một điều nên có của một leader. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận được ra những mặt hạn chế của mình và sửa đổi nó được. Vậy nên chúng ta cần những người bên cạnh, những người xung quanh ta chỉ ra cho ta biết những mặt hạn chế của mình, để ta nhìn nhận lại bản thân và cải thiện chúng cho phù hợp.