Top 10 lễ hội Xuân tại Hà Nội được yêu thích nhất dịp Tết Nguyên đán 2021

Vũ Minh Hoàng 696 0 Báo lỗi

Cứ đến dịp đầu năm mới, các lễ hội lớn lại diễn ra với những nét văn hóa vô cùng độc đáo. Người Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung, dù bận rộn đến đâu cũng ... xem thêm...

  1. Hàng năm, khu di tích đền Hai Bà Trưng Mê Linh mở hội chính từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, là ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa. Ngày mồng 6 là chính hội, lễ hội được tổ chức theo nghi thức nhà nước và truyền thống địa phương gồm: Dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống cổ truyền. Đặc biệt cứ 5 năm một lần, vào dịp lễ hội mồng 6 tháng giêng âm lịch (với những năm có số cuối là 0 và 5), Mê Linh tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi và kiệu Thánh Cốt Tung là một danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi. Lễ rước kiệu ở lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh có nét đặc trưng riêng. Sáng mồng 4 tháng Giêng âm lịch, sau khi làm lễ “Tế trình”, đoàn rước hai cỗ kiệu của Hai Bà Trưng đi từ đền về đình làng (đình Hạ Lôi). Đi hộ giá Hai Bà có các đội nghi trương gồm: cờ lệnh, đội cờ ngũ hành, đội cờ tứ linh, đội cờ thần tàn lọng, đội gươm trường bát bửu, đội nữ binh hộ giá, hai voi trắng, ngựa hồng, ngựa bạch… cùng các đội múa xênh tiền, đội múa lân vừa đi vừa múa trong tiếng nhạc lễ cung đình của dàn nhạc bát âm, hòa quyện trong tiếng trống, tiếng chiêng, rộn rã, linh thiêng.


    Sáng ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, đoàn rước kiệu lại rước bốn cỗ kiệu từ đình làng về đền Hai Bà Trưng. Từ trong đình làng, đội nghi trương dẫn đầu đoàn, tiếp đền là kiệu bà Trưng Trắc đi trước. Khi đoàn rước kiệu ra khỏi cổng đình làng, kiệu bà Trưng Trắc dừng lại để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (giao kiệu lần thứ nhất trong ngày mồng 6). Trong quá trình lễ rước kiệu, nhiều lần đội hình rước kiệu dừng lại, thực hiện động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu ba lần cả bốn cỗ kiệu. Động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu của bốn cỗ kiệu được thực hiện không đồng thời mà tiếp nối nhau, nên nếu nhìn tổng thể sẽ thấy hình ảnh các cỗ kiệu nhấp nhô giữa đội hình cờ súy, tựa như thân hình một con rồng đang uốn lượn, hòa quyện trong tiếng trống tiếng chiêng của dàn nhạc bát âm cung đình rộn rã và uy linh. Khi đoàn rước kiệu về đến cổng đền, kiệu bà Trưng Nhị dừng lại để kiệu bà Trưng Trắc vào sân đền trước (giao kiệu lần thứ hai trong ngày mồng 6). Việc “giao kiệu” trong lễ rước kiệu là một nghi thức độc đáo, đặc sắc chỉ riêng có tại lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh. Cùng với người dân địa phương, hàng nghìn du khách trong, ngoài nước đã về đây tụ hội, dâng hương tưởng nhớ công lao chống giặc giữ nước của Hai Bà.

    Hội đền Hai Bà Trưng
    Hội đền Hai Bà Trưng
    Hội đền Hai Bà Trưng
    Hội đền Hai Bà Trưng

  2. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, nhân dân Cổ Loa và khách du lịch trên khắp mọi miền Tổ quốc lại về dâng hương tưởng niệm vua An Dương Vương và tổ chức trọng thể lễ hội đền Cổ Loa với các cuộc thi và trò chơi dân gian. Làng Cổ Loa gồm 12 xóm nhưng hội Cổ Loa là của chung một cụm tám làng (ngày trước gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ Thục Phán nên đều tham gia tổ chức hội. Ngay từ sáng sớm, các chức sắc của 8 làng đến nhà ông tiên chỉ của làng Văn Thượng, là làng có đặc quyền soạn thảo văn tế, để rước văn tế. Tại đây có một cái giá văn dán sẵn bài tế. Tiên chỉ và các chức sắc áo mũ nghiêm chỉnh đến trước giá văn làm lễ rồi đám rước văn gồm có phường bát âm đi đầu, đến các chức sắc và 8 ông tiên chỉ 8 làng cùng các dân đinh khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng đi ra đền An Dương Vương tức đền Thượng. Sân đền được bài trí cờ quạt rực rỡ cho cuộc tế thần.


    Kiệu của tám xã xếp theo thứ tự qui định. Trước đền đặt một hương án lớn, trên để hộp kính đựng đôi hia vàng và các đồ thờ. Trước hương án lớn là một hương án nhỏ hơn trên bày những khí giới của vua Thục như cung, kiếm, tên, nỏ. Tiếp đó trải một hàng chiếu cạp điều để làm chỗ tế thần. Khi đám rước tới, long đình được đặt trước hai hương án. Cuộc tế thần được tiến hành trong nền nhạc của phường bát âm. Tiên chỉ làng Văn Thượng là chủ tế. Sau cuộc tế, đến lượt dân làng vào làm lễ. Cuộc lễ kéo dài đến gần trưa mới xong. Sau đó chuyển sang cuộc rước thần. Ði đầu cũng là cờ quạt rồi đến long đình cùng các lộ bộ bát bửu. Tiếp theo là phường bát âm và các quan viên đội mũ tế áo thụng, đai hia, tay bưng các vũ khí của nhà vua. Liền sau đó là chức sắc và trai đinh xóm Chùa thuộc làng Cổ Loa khiêng long đình trên có bài vị của nhà vua. Rồi đến chức sắc và dân của các làng khác, mỗi làng rước kiệu của mình, với cờ quạt, phường bát âm riêng. Toàn bộ đám rước rất dài, lại đi rất chậm, đàn sáo tưng bừng. Trong những ngày hội Cổ Loa, nhân dân quanh vùng cùng khách thập phương đến xem thật đông, coi đây là dịp vui xuân có ý nghĩa.

    Lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa
  3. Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Vào buổi sáng ngày hội, các vị chức sắc và bô lão trong làng đã tề tựu đông đủ chuẩn bị cho cuộc đại lễ. Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa, người ta tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đám rước dài, rực rỡ sắc màu trông rất đẹp mắt, diễu hành chậm rãi, trật tự để cho dân chúng có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ bức tượng hoành tráng của lễ hội.

    Sau những nghi thức trang trọng là đến các trò chơi và biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa lân, múa rồng, đầu vật, cờ người, chọi gà. Quê hương Của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là ở quận Bình Khê, tỉnh Bình Định. Ở đây, nhân dân cũng xây nhà thờ ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Hàng năm, cũng vào ngày 5 tết Nguyên Đán, nhân dân mọi nơi lại đổ về đây dâng cúng hương hoa để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ và ôn lại những trang sử vẻ vang rất đỗi tự hào của dân tộc. Họ còn tổ chức các cuộc thi đấu võ, côn quyền, đánh trống... rất đặc sắc. Đặc biệt, tham gia các cuộc đấu võ không chỉ có nam giới mà có cả nữ giới nên hội càng thu hút đông khách tham quan. Ngày nay, đi dự hội gò Đống Đa đối với người Hà Nội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.

    Hội gò Đống Đa
    Hội gò Đống Đa
    Hội Gò Đống Đa
    Hội Gò Đống Đa
  4. Hội đền Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày liên tiếp với các nghi lễ truyền thống như lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Theo truyền thuyết xưa, nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.


    Hiện tại, khu di tích gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc. Năm 2011 Hội Gióng (gồm 2 lễ hội chính tại Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.

    Hội đền Gióng
    Hội đền Gióng
    Hội Đền Gióng
    Hội Đền Gióng
  5. Ngày 13 tháng Giêng hằng năm, người dân làng La Phù (Huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại mở hội rước “ông Lợn” thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự. Lễ hội rước “ông Lợn" là nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù, đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc, ông lại mổ lợn, thổi xôi khao quân. Người dân trong làng thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng Làng. Trong ngày 13 tháng Giêng âm lịch, mỗi xóm trong làng lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng.


    Lợn được dâng tế đều được tuyển chọn kỹ càng, nuôi dưỡng cẩn thận, chu đáo từ các năm trước. Sau đó, những con lợn này sẽ được làm thịt, trang trí đẹp mắt và lên kiệu chờ giờ đẹp để làm lễ dâng tế. Đúng 18h, các “ông Lợn” và lễ vật được rước qua các làng, ngõ trong xóm trong tiếng trống rộn ràng sau đó về đình để chuẩn bị cho lễ tế. Từng thôn làng lại có từng phong cách rước khác nhau, có làng hát quan họ, có làng rước cùng điệu múa sinh tiền. Mỗi đám rước gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và “ông Lợn”. 21h ngày 13 tháng Giêng, các “ông Lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các bậc cao niên. 12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế kéo dài đến 1 - 2h sáng hôm sau. Sau khi làm lễ xong, các xóm làng sẽ rước “ông lợn” trở lại nhà và chia lợn phát lộc cho các hộ gia đình.

    Hội rước “ông” Lợn
    Hội rước “ông” Lợn
    Hội rước
    Hội rước "ông" lợn
  6. Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.


    Trong suốt những ngày hội chùa Hương là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn… Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội. Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

    Hội chùa Hương
    Hội chùa Hương
    Hội Chùa Hương
    Hội Chùa Hương
  7. Lễ hội Võng La tổ chức từ ngày 13 đến 15/1 âm lịch hàng năm, tại Đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh. Lễ hội nhằm suy tôn Ngũ vị Tôn Thần: Quốc Công Đại Vương và Lã Nương Phu nhân Đại Vương cùng ba người con là Linh Khổn (Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương), Minh Chiêu (Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương) và Cung Mục (Đệ Tam Linh Tố Đại Vương). Theo truyền thuyết và thần phả ở đình, vào thời Vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương), ông Quốc Tế cùng vợ là bà Phùng Thị Loan (Lã Nương) làm nhiệm vụ trông coi kho bạc và lương thực ở xã Võng La. Hai vợ chồng đã tuổi xế chiều mà vẫn chưa có con. Một đêm, bà Lã Nương nằm mơ thấy có 3 con rắn trắng bò từ sông lên người. Sau đó, bà mang thai, đúng 9 tháng 10 ngày sau sinh ra ba người con trai và đặt tên là Linh Khổn, Minh Chiêu, Cung Mục. Ba người con trai lớn lên thông minh tài trí, văn võ và sức khỏe hơn người.


    Nhờ tài trí hơn người, chỉ trong một thời gian ngắn, ba anh em đã đánh bại quân Thục Phán. Trên đường trở về diện kiến vua, ba anh em không bệnh mà mất. Nhà vua vô cùng thương tiếc, truyền chiếu chỉ lệnh cho dân làng lập đền thờ phụng và tôn ba anh em làm Thành Hoàng làng, đồng thời sắc phong cho ba anh em là Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương, Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương, Đệ Tam Linh Tố Đại Vương, cùng thân phụ là Quốc Công Đại Vương và thân mẫu là Lã Nương Phu Nhân Đại Vương. Hàng năm, xã Võng La có hai kỳ hội. Hội tháng Giêng âm lịch (hội chính) diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 để tưởng niệm ngày hóa của ba vị Đại Vương. Hội tháng Tám âm lịch diễn ra vào ngày 15 để tưởng niệm ngày sinh cũng là ngày hóa của phụ thân và phụ mẫu ba vị Đại Vương. Trong những ngày lễ hội diễn ra rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa như múa sư tử, múa sênh tiền, hát quan họ, hát chèo, hát văn, cuộc thi cờ tướng, chọi gà, đu tre, đá bóng, bóng chuyền…

    Lễ hội Võng La
    Lễ hội Võng La
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
  8. Lễ hội Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội từ19 đến 22 tháng 2 âm lịch, như­ng thực chất ngư­ời ta đã rục rịch từ ngày 16 và đến tận 25 tháng 2 mới hết hội. Ngay từ tiệc đầu xuân, dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với Bà, mong phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng các việc khác cho ngày hội. Hội ngày 19 - 2 đư­ợc mở đầu bằng một đám rư­ớc long trọng - rư­ớc nư­ớc. Đám r­ước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nư­ớc cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi đến chiêng, trống, bát bửu. Liền sau đó là long đình rư­ớc bà Ỷ Lan (bài vị), có những ngư­ời phục dịch theo kiệu. Đư­ờng đi từ đền theo đ­ường 179 ngày nay lên Sủi. Sau kiệu Bà là kiệu đựng chóe dùng lấy nư­ớc. Các cụ già còn nhớ trư­ớc kia trong đền có một chiếc chóe bằng sứ Nhật Bản rất cao và to, nh­ưng nay đã bị mất. Ngoài ra là kiệu của các thôn thuộc Dư­ơng Xá và tất cả các làng cấy ruộng nhà đền. Do vậy mà đám rư­ớc rất lớn và dài, bởi vì ruộng đất lộc của bà trải rộng tới tận Nghĩa Trai, Bình Trù, Liên Mỹ...


    Mỗi năm hội đều có phư­ờng hát ở các nơi đến đăng cai hát giữ cửa đền, suốt từ 19 - 2 đến hết hội. Th­ường các phư­ờng hát đến xin, địa phư­ơng tín nhiệm ph­ường nào thì cho phép họ tới hát giữ cửa đền cho đến khi rã đám mới thanh toán tiền cho họ. Ngoài ra các phư­ờng chèo, tuồng khác cũng đến góp vui cho hội thêm sôi nổi. Trong hội còn có các trò chơi khác như­ tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà, đốt pháo và thời pháp thuộc có cả hát cô đầu... Cứ như­ vậy lễ hội đền bà Tấm kéo dài cho đến hết ngày 21 tháng 2 âm lịch. Ngày 22 tháng 2 là ngày tế rã đám và kết thúc hội. Cũng vào ngày đó các giải vật, giải cờ mới phân ngôi nhất nhì và làm lễ trao giải. Những năm gần đây, hội đền Bà Tấm ngày càng trở thành một lễ hội lớn. Khu vực đền đã đ­ược tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn. Ngày hội đ­ược sự tổ chức khá chu đáo của chính quyền địa phư­ơng và nhân dân trong xã. Nhiều trò vui dân gian đư­ợc khôi phục lại như­ tổ tôm điếm, chọi gà. Vì vậy khách đến hội mỗi năm một đông thêm.

    Hội đền bà Tấm
    Hội đền bà Tấm
    Tượng bà Tấm (Nguyên Phi ỷ Lan)
    Tượng bà Tấm (Nguyên Phi ỷ Lan)
  9. Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) lại tổ chức Lễ hội Đền Sái với những nghi thức rước vua, rước chúa cũng như chém ma gà thu hút hàng ngàn người dân tham gia. Lễ độc đáo bởi có người thật vào vai vua và chúa trong hóa trang đặc sắc, đặc biệt cách rước kiệu cũng "chẳng giống ai" khi liên tục nghiêng ngả, tới lui biến hóa. Lễ hội Đền Sái để tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa. Lễ hội diễn ra cả ngày nhưng sôi động nhất là vào buổi chiều với nghi lễ rước vua giả từ đình làng ra Đền Sái và ngược lại. Bên cạnh đó, nghi lễ chém gà bằng kiếm gỗ với chai tiết giả cũng thu hút đông đảo người xem ở sân sau đền Thượng. Tương truyền ma gà trắng núp dưới chân núi Thất Diệu Sơn bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa.


    Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng ma gà giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Tương truyền lễ hội đã có “ngót nghét” 2.000 năm và để tạc ghi công đức của thần Huyền Thiên Trấn Vũ, nhà vua cho xây dựng đền Sái trên núi Thất Diệu Sơn và hàng năm cứ vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. Về sau, việc đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc của nhân dân nên nhà vua ban chiếu cho làng Thuỵ̣ Lôi thực hành nghi lễ này. Mỗi năm Vua, Chúa và các quan giả đều được chọn mới. Điều kiện để được vào vai Vua, Chúa là phải từ 70 tuổi trở lên, gia đình văn hóa, con cháu đề huề, nội ngoại đầy đủ và vào vai quan phải trên 60 tuổi.

    Hội đền Sái (Hội rước vua sống)
    Hội đền Sái (Hội rước vua sống)
    Hội đền sái
    Hội đền sái
  10. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức rộng khắp vùng xứ Đoài Ba Vì, đặc biệt là tại cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thuộc địa phận hai xã Minh Quang và Ba Vì. Đền Thượng còn gọi là Chính cung Thần Điện. Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng, đền Thượng có từ thời An Dương Vương. Đền có vị trí và kiến trúc độc đáo, một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn nằm ở độ cao 1.227m bên sườn núi Ba Vì. Đền Trung còn gọi là Trung cung, tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì. Đền thờ bà Ma Thị Cao Sơn, vị thần chủ cai quản núi Tản Viên, đồng thời cũng là mẹ nuôi của Đức Thánh Tản. Đền Hạ còn gọi là Tây cung, nằm dưới chân núi Tản, bên bờ sông Đà.


    Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức với quy mô lớn. Từ trước ngày chính lễ 14 và 15 tháng Giêng, đã có nhiều hoạt động văn hóa diễn ra mang đậm nét văn hóa dân tộc của đồng bào Mường, Dao. Lễ mộc dục (rước nước - khai quang) diễn ra đúng 23 giờ đêm 13 tháng Giêng. Thực hiện nghi lễ là một cặp thiện nam - thiện nữ, có đủ tài sắc, thân nhân tốt đã qua tuyển chọn từ trước. Cùng đi theo tháp tùng là lãnh đạo địa phương, chủ nhang đền Hạ. Sau nghi thức tế lễ tại đền Hạ, 5 giờ sáng ngày 14 tháng Giêng Lễ rước nước thiêng từ đền Hạ được dâng lên đền Trung bắt đầu khởi hành. Cùng với kiệu rước nước thiêng còn có một kiệu lễ chay và một kiệu lễ mặn là các lễ vật dâng cúng thần có lợn, gà, bánh chưng, bánh dày, hương hoa, oản quả. Tiếng chiêng trống nổi lên từ trong đền, lần lượt dòng người đi theo trong tiếng nhạc.

    Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
    Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
    Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
    Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy