Top 9 Loại trà thảo mộc giải nhiệt ngày hè giúp mẹ bầu không lo thiếu nước ối

  1. Top 1 Trà vối
  2. Top 2 Trà hoa Cúc
  3. Top 3 Trà bạc hà
  4. Top 4 Trà xanh
  5. Top 5 Trà Gừng
  6. Top 6 Trà Mâm Xôi
  7. Top 7 Trà Lạc Tiên
  8. Top 8 Trà Bồ Công Anh
  9. Top 9 Trà Tía Tô

Top 9 Loại trà thảo mộc giải nhiệt ngày hè giúp mẹ bầu không lo thiếu nước ối

Mai Tuyet Nguyen 1656 0 Báo lỗi

Trà thảo mộc được làm từ lá, hạt, rễ hoặc vỏ cây không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu. Cùng Toplist tìm hiểu một số ... xem thêm...

  1. Nước vối hay trà vối là một loại lá thảo dược tự nhiên được ưa chuộng vào mùa nóng. Ngoài công dụng thanh nhiệt giải độc, nước vối còn được các mẹ bầu “rỉ tai” nhau về khả năng có thể giúp cho em bé có được một làn da trắng hồng.


    Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là một loại thức uống rất thông dụng trong gia đình người Việt, nhất là vùng nông thôn. Theo các nhà khoa học, lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis…Nhờ vào những thành phần đặc biệt của mình mà trà vối sẽ mang đến cho mẹ nhiều lợi ích trên cả tuyệt vời.


    Công dụng:

    • “Thần dược” đối với hệ tiêu hóa của mẹ bầu: Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa. Do đó, mẹ nào “bụng dạ yếu” thì hãy “kết thân” với “em ấy” nhé.
    • Phòng tránh tiểu đường thai kỳ: Trong nụ vối có chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng tránh chứng tiểu đường. Đồng thời, nụ vối còn có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài.
    • Là loại chất chống oxy hóa tự nhiên: Các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm đã cho thấy nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống oxy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy và phục hồi các men chống oxy hóa trong cơ thể.
    • Thanh nhiệt giải độc: Vào những này trời oi nóng, ngoài nước ra, cơ thể còn cần được cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết. Và nước ối đều đáp ứng đủ những nhu cầu này cho cơ thể. Loại nước này có công hiệu giải nhiệt rất hiệu quả trong những ngày hè. Nó có thể làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường tiết niệu.
    • “Thuốc” sát khuẩn của da: Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, ông bà ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
    • Nước vối có giúp con “trắng trẻo”?: Cho đến nay, công dụng này của lá vối vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thừa nhận mà chỉ dừng lại ở mức độ “lời đồn”. Theo các chuyên gia, màu da được quy định bởi sắc tố melanin có trong da và melanin bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền. Do đó, dù không thể giúp cho con bạn có một làn da trắng trẻo, nhưng những công dụng trên cả tuyệt vời của nước trà vối cũng đã đủ khiến mẹ bầu phải “kết thân” với nó rồi phải không nào?


    Cách sử dụng:

    • Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh.
    • Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.
    Trà vối
    Trà vối
    Trà vối
    Trà vối

  2. Từ ngày xưa hoa cúc tươi và khô được chế biến thành các loại trà có tác dụng phòng ngừa và chữa được nhiều bênh rất tốt. Bà bầu cũng được khuyến khích sử dụng trà hoa cúc vì tác dụng của trà hoa Cúc đối với bà bầu là tốt.


    Trong thành phần của Trà hoa Cúc có chứa nhiều Canxi và Magie, nhiều chất chống oxi hoá có tác dụng trị mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù rất tốt cho bà bầu (Phụ nữ mang thai), trà hoa Cúc tốt cho vị giác và làm giảm cảm giác buồn nôn trong thời gian ốm nghén.


    Trà hoa Cúc có nhiều tác dụng tốt cho bà bầu tuy nhiên có nhiều bác sĩ vẫn rất thận trọng đưa ra lời khuyên về việc sử dụng trà hoa cúc cho bà bầu có tốt không nguyên nhân bởi chưa có đủ nghiên cứu khoa học nào khẳng định tính an toàn của trà hoa Cúc đối với sức khoẻ của bà bầu. Trà hoa Cúc có chứa các thành phần chống viêm. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật, lượng trà bạn tiêu thụ và các yếu tố khác, thì trà hoa Cúc cũng có thể gây nguy hiểm cho bạn khi đang mang thai. Và cũng giống như bất cứ một điều gì khác liên quan đến chế độ ăn trong thai kỳ, bạn nên trao đổi về việc uống trà hoa cúc với bác sỹ. Một số bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên hạn chế uống, trong khi một số khác sẽ khuyên bạn nên uống.


    Công dụng:

    • Trà hoa Cúc có hương vị dịu nhẹ giúp bà bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi, xả stress rất tốt.
    • Trà hoa Cúc có tác dụng dưỡng da rất tốt, giúp mẹ bầu cải thiện các vấn đề về da trong quá trình mang thai, hạn chế các hiện tượng nám da, sạm da, mụn trứng cá trong thời kỳ mang thai.
    • Trà hoa Cúc giúp các mẹ bầu lấy lại vóc dáng sau sinh.
    • Sử dụng trà hoa cúc trong thời kỳ mang thai giúp các mẹ có tinh thần thoải mái, trẻ em khi sinh ra sẽ có tính cách ôn hoà, vui vẻ.


    Cách sử dụng:

    • Pha trà hoa Cúc không cần nước quá nóng, sẽ làm giảm tác dụng, mất đi một số tinh chất quý giá trong hoa cúc.
    • Nước pha trà nên dùng nước có nhiệt độ từ 80 - 85 độ C.
    • Hãm trà trong thời gian 3 - 5 phút.
    Trà hoa cúc
    Trà hoa cúc
    Sử dụng trà hoa cúc trong thời kỳ mang thai giúp các mẹ có tinh thần thoải mái, trẻ em khi sinh ra sẽ có tính cách ôn hoà, vui vẻ
    Sử dụng trà hoa cúc trong thời kỳ mang thai giúp các mẹ có tinh thần thoải mái, trẻ em khi sinh ra sẽ có tính cách ôn hoà, vui vẻ
  3. Trong y học cổ truyền, trà bạc hà từ lâu đã được sử dụng như một thức uống lành mạnh cho những người mắc chứng ốm nghén. Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ đã chỉ ra rằng, bạc hà có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus, chống oxy hóa mạnh và chống khối u khá tốt. Với vị thanh mát, hương thơm nhẹ nhàng, trà bạc hà kích thích hoạt động hô hấp, khiến bạn thở dễ dàng hơn.


    Công dụng:

    • Giúp thư giãn các cơ bắp và làm giảm triệu chứng ợ nóng và khó tiêu.
    • Giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn thường gặp trong thời kỳ mang thai.
    • Làm giảm cảm giác đầy hơi và ngăn ngừa tiêu chảy.
    • Kích thích cảm giác thèm ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.


    Cách sử dụng:

    • Để làm trà bạc hà, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít lá bạc hà, ngâm chúng vào nước ấm trong vài phút.
    • Rửa kỹ trong nước sạch để loại bỏ bui bẩn và thuốc trừ sâu.
    • Cho lá bạc hà và 1 cốc nước vào nồi rồi đun sôi (không nên để sôi quá kỹ), ngay khi nước bắt đầu sôi thì tắt lửa.
    • Lọc lấy nước, cho thêm một chút mật ong và chanh vào để tăng thêm hương vị.
    Trà bạc hà
    Trà bạc hà
    Trong y học cổ truyền, trà bạc hà từ lâu đã được sử dụng như một thức uống lành mạnh cho những người mắc chứng ốm nghén.
    Trong y học cổ truyền, trà bạc hà từ lâu đã được sử dụng như một thức uống lành mạnh cho những người mắc chứng ốm nghén.
  4. Trà xanh là một trong những loại trà tốt nhất và lành mạnh nhất có sẵn trên thị trường. Nó là loại trà ưa thích của rất nhiều người. Khi so sánh với các loại trà thảo dược khác, trà xanh có hàm lượng các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng lành mạnh cao nhất. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra, các mẹ nên uống trà điều độ, trong một chừng mực nhất định.


    Mặc dù hầu hết các loại trà thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự, nhưng trà xanh lại đứng vị trí cao nhất khi nói đến giá trị dinh dưỡng của nó cũng như hàm lượng các chất sắt, canxi và magiê. Theo các nhà nghiên cứu, chất chống oxy hóa catechin trong trà xanh có thể ức chế một số vi khuẩn liên quan đến bệnh nướu và sâu răng cũng như sức khỏe xương khớp.


    Theo các chuyên gia, một người phụ nữ mang thai chỉ nên uống một tách trà xanh trong một ngày. Vượt hơn có thể gây hại cho em bé, bởi vì trà thảo dược này có chứa các thuộc tính mạnh. Việc uống quá nhiều trà xanh sẽ ngăn chặn khả năng hấp thụ axit folic trong cơ thể của bà bầu. Điều này có thể rất có hại cho em bé, thai nhi có thể phát triển các khuyết tật ở ống thần kinh. Ngoài ra, trà xanh còn ngăn sự hấp thụ sắt từ các loại rau. Tóm lại, tác dụng của trà xanh với phụ nữ mang thai là hữu ích nếu bạn sử dụng trà xanh trong chừng mực.


    Công dụng:

    • Trà xanh là một thức uống giúp tăng cường sức khỏe, nó chứa các thuộc tính giúp ngăn ngừa các thiệt hại cho các tế bào da, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại bệnh huyết áp cao, các bệnh liên quan đến tim và bệnh tiểu đường.
    • Trà xanh hỗ trợ cải thiện sức khỏe của xương và răng. Nó cũng ngăn chặn nguy cơ phát triển ung thư, đồng thời giúp thúc đẩy sức khỏe tổng thể của cơ thể tốt hơn, trong đó bao gồm tăng cường khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể.
    • Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp tăng khả năng miễn dịch, do đó, nó giúp ngăn ngừa phát triển các bệnh trong thời kỳ mang thai.


    Cách sử dụng:

    • Lá trà xanh có thể được đun hoặc hãm để lấy các tinh chất, tuy nhiên không nên đun quá lâu vì sẽ làm mất đi hoạt tính của một số chất có trong lá trà xanh.
    • Lượng lá trà và lượng nước có thể điều chỉnh theo sở thích đậm nhạt của bạn nhưng không nên uống đậm quá sẽ bị chát và không tốt cho sức khỏe của bạn.
    Trà xanh
    Trà xanh
    Trà xanh
    Trà xanh
  5. Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.


    Các chuyên gia cho biết, trà gừng là một trong những loại trà bà bầu nên uống trong quá trình mang thai. Bởi trà gừng làm ấm cơ thể, nhất là trong thời gian chuyển mùa và trong mùa lạnh. Bà bầu có thể dùng trà gừng hoặc những lát gừng tươi nguyên chất đều cho tác dụng tương đương.


    Gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục.Vì thế, thai phụ uống trà gừng phải hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên uống quá nhiều sẽ gây hại cho thai nhi.


    Công dụng:

    • Bà bầu uống trà gừng, ngậm 1 lát gừng nhỏ mỗi buổi sáng có thể giảm nguy cơ nôn ói. Gừng giúp tăng cường tuần hoàn và phòng chống cảm lạnh hiệu quả, giảm thiểu triệu chứng nôn và buồn nôn…
    • Ngoài ra, để giải cảm, bà bầu có thể lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi, uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Có thể cho thêm đường hoặc mật ong.
    • Nên sử dụng trà gừng dạng đóng gói sẵn hoặc cho vài lát gừng tươi vào ấm trà, bà bầu dễ dàng thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Có thể thêm đường hoặc mật ong để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà gừng.


    Cách sử dụng:

    • Gừng tươi cạo sạch vỏ rồi thái thành từng lát mỏng, cho khoảng 4-6 lát vào cốc nước lọc.
    • Đổ nước vào nồi đun sôi rồi để lửa nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
    • Đổ nước gừng vừa đun ra ly, cho mật ong và nước cốt chanh vào khuấy đều là có thể thưởng thức.
    Trà gừng
    Trà gừng
    Để giải cảm, bà bầu có thể lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi, uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp.
    Để giải cảm, bà bầu có thể lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi, uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp.
  6. Từ xa xưa, ở phương Tây người ta đã truyền tai nhau một vị thuốc quý với nhiều công dụng thần kỳ, đặc biệt là đối với phụ nữ gần đến ngày sinh nở. Thứ “thần dược” diệu kỳ ấy được gọi tên là trà mâm xôi. Trà mâm xôi không chỉ có công dụng thúc đẩy quá trình sinh nở, đảm bảo “mẹ tròn, con vuông”, mặt khác, nếu các mẹ uống trà vào giai đoạn cuối của thai kỳ và sau khi sinh, các mẹ sẽ nhận được nhiều lợi ích không thể ngờ tới!


    Trong trà mâm xôi có thành phần của Furagarin. Thành phần này có công dụng làm co tử cung và tác dụng mạnh đến xương chậu. Đối với thai phụ, dùng trà mâm xôi có những tác dụng vô cùng to lớn.


    Công dụng:

    • Thúc đẩy quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, đúng thời điểm đã định.
    • Giảm bớt lượng máu chảy trong thời gian sinh.
    • Làm mềm cửa tử cung, giúp việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn, ít đau đớn hơn.
    • Giúp mẹ có nhiều sữa tốt cho con.
    • Uống trà sau khi sinh còn giúp phụ nữ nhanh chóng phục hồi cửa tử cung sau.
    • Giảm bớt những bệnh sinh lý thông thường sau sinh khác.


    Cách sử dụng:

    • Bước 1: Pha trà
      • Lấy khoảng 2 gram ( khoảng 1 muỗng cà phê) trà mâm xôi cho vào ấm trà.
      • Đổ nước sôi và chờ trong khoảng 5-10 phút cho trà ngấm. ( Lưu ý là không nên dùng ngay khi vừa đổ nước sôi vào ấm, thời điểm 5-10 phút sau khi pha nước là thời điểm thích hợp và tốt nhất để dùng)
    • Bước 2: Cách uống
      • Không có lưu ý đặc biệt gì về thời gian dùng trà, tuy nhiên, nếu có thể, để đem lại hiệu quả tốt nhất các mẹ nên uống trà sau bữa ăn, vào những khoảng thời gian thư thái nhất trong ngày.
      • Cũng cần lưu ý rằng, để làm ấm cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn và cung cấp đủ đầy dưỡng chất cho trẻ, các mẹ không nên uống trà khi đã nguội lạnh, tốt nhất là luôn sử dụng một tách trà ấm nóng.


    Mặc dù có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên đối với thai phụ, trong quá trình sử dụng trà mâm xôi cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý đặc biệt dưới đây:

    • Chỉ uống trà mâm xôi vào giai đoạn cuối của thai kỳ: Vì trà mâm xôi có công dụng làm co cửa tử cung, nên các mẹ hãy tránh sử dụng trà vào khoảng đầu hoặc giữa thai kỳ.Hãy chỉ bắt đầu uống trà vào khoảng hai tháng trước ngày dự sinh nhé!
    • Xem xét tình trạng cơ thể và tăng liều lượng một cách thích hợp: Trung bình một ngày, một thai phụ ngày nên dùng khoảng từ 2-3 tách trà. Tuy nhiên đối với những thai phụ có cơ thể nhạy cảm mạnh với công dụng của thảo dược thì trà có thể sẽ nhanh chóng bị đào thải ra ngoài. Khi đó, hãy xem xét tình trạng của cơ thể và quyết định tăng liều lượng lên từng chút một.
    • Ưu tiên thể chất: Dù đã gần cuối thai kỳ, nhưng nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm để tăng cường sắt và hạn chế sinh non thì đừng uống trà mâm xôi. Nếu vẫn quá lo lắng, trước khi uống hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
    Trà mâm xôi
    Trà mâm xôi
    Mùi vị ngọt ngào, tươi mát từ mâm xôi cũng khiến cho các mẹ có cảm giác hoàn toàn thư thái, loại bỏ căng thẳng và lo lắng trước ngày sinh nở.
    Mùi vị ngọt ngào, tươi mát từ mâm xôi cũng khiến cho các mẹ có cảm giác hoàn toàn thư thái, loại bỏ căng thẳng và lo lắng trước ngày sinh nở.
  7. Cây Lạc tiên từ xưa đã được ông bà ta phát hiện ra công dụng chữa mất ngủ thần kì, mà lại không gây tác dụng phụ. Mất ngủ là vấn đề muôn thuở của các mẹ bầu, vậy những mẹ bầu mang thai "bụng vượt mặt" có thể sử dụng trà Lạc Tiên không? Tất nhiên với tác dụng như 1 liều thuốc an thần tự nhiên nhẹ, cây Lạc Tiên sẽ giúp các mẹ bầu dễ ngủ hơn, mà lại lành tính, không gây tác dụng phụ. Các nghiên cứu và trong tài liệu y học cổ truyền không cho thấy dùng trà Lạc Tiên sẽ gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì đến các mẹ đang mang thai. Các mẹ có thể dùng Lạc Tiên tươi, hoặc khô để có giấc ngủ tốt hơn.


    Công dụng:

    • Trong cây lạc tiên chứa các chất flavonoit và alcaloit - đây là những chất giúp chữa chứng loạn giấc ngủ, ngoài ra lạc tiên còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa ho do phế nhiệt, giải độc.
    • Dùng cây Lạc tiên tươi giã nhỏ đắp vào các nốt mụn có thể trị mụn nhọt, lở loét.
    • Dùng trà Lạc Tiên tươi hoặc khô đều rất tốt, giúp giảm stress, căng thẳng thần kinh và tác dụng tốt với hệ tim mạch, an thần, giảm lo âu, hồi hộp.


    Cách sử dụng:

    • Rất đơn giản bạn chỉ cần dùng 20-40g Lạc Tiên khô sắc với 2 lít nước, uống trước khi đi ngủ.
    • Dùng dây, lá lạc tiên 20g, hạt sen 12g, lá vông nem 12g, lá tre 10g, lá dâu tằm 10g, cam thảo 6g, táo nhân (sao đen) 10g, xương bồ 6g nấu chung với nhau để có hỗn hợp trị mất ngủ tốt nhất.
    • Hoặc dùng cây lạc tiên, lá Vông, hạt muỗng sao, lá dâu mỗi loại 15 – 20g hãm uống thay nước trà hằng ngày.
    • Ngoài ra có thể dùng pha chung với các loại trà khác để uống.

    Trên đây là các cách sử dụng lạc tiên, bạn không cần quá cầu kì phải mua đủ hết các loại thảo dược trên, chỉ cần sử dụng mỗi lạc tiên khô là công dụng đã tốt lắm rồi, các thảo dược khác chỉ bổ trợ thêm. Tuy nhiên tùy theo cơ địa mỗi người mà sử dụng phù hợp, có thể hỏi qua ý kiến bác sĩ về tình trạng cơ thể để có thể sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ một cách hiệu quả nhất.

    Trà lạc tiên
    Trà lạc tiên
    Trà lạc tiên
    Trà lạc tiên
  8. Bồ công anh - nghĩa là ‘răng sư tử’ trong tiếng Pháp, được biết đến rộng rãi như một loài hoa kiểng từ thời xa xưa. Cây bồ công anh tồn tại từ 30 triệu năm trước, và có nguồn gốc từ u Á. Rễ bồ công anh chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Rễ bồ công anh bao gồm một số chất dinh dưỡng giúp bạn điều trị một số vấn đề sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu vậy thì cây bồ công anh có tác dụng gì đối với mẹ bầu.


    Theo như các chuyên gia, uống trà bồ công anh điều độ không gây hại cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai có thể uống trà này mỗi ngày một lần. Nếu bạn bị bất kỳ phản ứng dị ứng hoặc nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, hãy ngừng uống trà bồ công anh trong khi mang thai, vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề.


    Công dụng:

    • Giúp ngăn ngừa tình trạng phù nề: Rễ bồ công anh có công dụng điều trị tình trạng giữ nước gây phù nề khi mang thai. Loại thảo dược này có chức năng lợi tiểu tự nhiên, do đó, nó giúp thúc đẩy quá trình đi tiểu khi mang thai và giúp bạn thoát khỏi sự dư thừa của nước trong cơ thể một cách an toàn.
    • Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Bồ công anh giúp ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ khi mang thai. Loại thảo dược này kích thích sự hình thành insulin từ tuyến tụy, và hỗ trợ duy trì mức đường huyết thấp. Đặc tính lợi tiểu của thảo dược này thúc đẩy việc mẹ bầu đi tiểu và hỗ trợ trong việc loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể của mẹ.
    • Bồ công anh giúp giảm táo bón: Bồ công anh sở hữu lượng chất xơ cao giúp kích thích chức năng tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ táo bón trong thai kỳ. Thảo dược cũng ngăn ngừa nguy cơ các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
    • Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Bồ công anh chứa nhiều vitamin, sắt và protein. Hàm lượng sắt trong thảo mộc này giúp mẹ bầu bổ sung lượng hemoglobin thích hợp. Vitamin B và protein thúc đẩy sự hình thành các RBC- các tế bào máu đỏ và các thành phần quan trọng khác trong máu của bạn. Vì vậy, việc sử dụng bồ công anh trong khi mang thai ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và các triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt…
    • Tốt cho sức khỏe gan mật: Bồ công anh có chứa vitamin C, luteolin, và chất chống oxy hóa tốt cho gan của bạn, thúc đẩy chức năng gan, và làm chậm quá trình lão hóa gan. Một số hợp chất có lợi trong thảo dược giúp chữa bệnh xuất huyết gan của bạn. Bồ công anh cũng giúp mẹ bầu duy trì một dòng chảy thích hợp của mật và hỗ trợ gan thải độc tố và chất thải phụ phẩm từ cơ thể.
    • Công dụng giúp xương khỏe mạnh: Bồ công anh là nguồn cung cấp canxi khoáng chất tuyệt vời, rất quan trọng cho sức khỏe của xương và sự tăng trưởng của thai nhi. Thảo dược này cũng giúp ngừa loãng xương.
    • Tác dụng cải thiện làn da: Tác dụng chống mụn của thảo dược này giúp bạn loại bỏ mụn trứng cá nội tiết tố nên việc sử dụng bồ công anh cũng giúp cải thiện làn da của mẹ bầu.


    Cách sử dụng:

    • Loại trà này thường được chế biến từ cây bồ công anh khô, hoa hay rễ.
    • Trà bồ công anh: Hãy ngâm rễ hay hoa trong nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong hoặc chút bột quế tùy thích.
    • Nước uống rễ bồ công anh: Bạn có thể nướng rễ cây bồ công anh để làm nước uống buổi sáng thay cà phê. Sau khi rửa sạch, hãy xắt nhỏ phần rễ và nướng ở nhiệt độ 200ºC trong khoảng 1 giờ để rễ khô hoàn toàn. Bạn ngâm rễ đã nướng trong nước sôi khoảng 10 phút trước khi uống.
    Trà bồ công anh
    Trà bồ công anh
    Trà bồ công anh
    Trà bồ công anh
  9. Tía tô là một trong những loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài tác dụng gia tăng thêm hương vị cho các món ăn thì tía tô còn được các thầy thuốc Đông y sử dụng như một “thần dược” chữa bệnh hiệu quả. Bộ phận dùng làm thuốc là lá (tô diệp), cành (tô ngạnh), quả (tô tử).


    Theo Đông y, tía tô mùi thơm, chứa tinh dầu có tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa ho hen, cảm cúm, đau đầu sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Đối với bà bầu, nó còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả.


    Tía tô kết hợp với một số dược liệu khác có thể chữa chứng đau bụng, đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên nếu sử dụng lá tía tô, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm.


    Công dụng và cách sử dụng:

    • Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu:
      • Suốt thời gian mang thai, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các bà bầu thường không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên sử dụng lá tía tô để nấu cháo ăn sẽ giúp giải cảm rất tốt.
      • Bên cạnh đó, mẹ có thể lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Với cách này, thai phụ nên uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi. Chỉ sau một lần áp dụng, mẹ bầu sẽ thấy triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm giảm thiểu đáng kể.
      • Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không sử dụng dài ngày và không dùng thay nước uống hằng ngày vì có thể dẫn đến tăng huyết áp.
    • Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho bà bầu:
      • Ốm nghén là tình trạng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay buồn nôn…
      • Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.
      • Sắc uống ngày 1 thang sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn.
    Trà Tía tô .
    Trà Tía tô .
    Trà tía tô
    Trà tía tô




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy